MG RX – 78-2 GUNDAM 3.0 (INFORMATION)

1. UNBOX
“CỤ TỔ 3.0” bao gồm:
+ 19 runner
+ 1 sticker (bao gồm sticker trong suốt và sticker màu)

2. NHẬN XÉT
3.0, hình dạng tái bản ấn tượng nhất của “cụ” tính tới thời điểm hiện tại. nếu như các bản trước 1.0 hay 2.0 có 1 bề ngoài nhẵn mịn, thì ở bản 3.0 cấu trúc khung xương, các thiết kế cơ khí được thay đổi hoàn toàn, có cả “tấn” chi tiết bên trong và đặc biệt là bên ngoài. RX – 78 gundam luôn được biết tới là 1 gundam có tính linh hoạt vượt trội (kể cả phiên bản HG cụ cũng rất linh hoạt),màu sắc gundam đã được chú trong, việc thêm một số màu tối tạo điếm nhấn trên gundam, hình dáng bên ngoài của gundam luôn là 1 biểu tượng, làm cho gundam không bị trùng lặp với bất cứ mẫu người máy nào. Cũng chính nhờ thiết kế gọn gàng đó mà “cụ” tuy già nhưng không thua “lớp gundam trẻ”

3. KHỚP VÀ TÍNH LINH HOẠT

_ ĐẦU, CỔ: 2 khớp dọc theo cổ nên không khó để xoay và nghiên đầu với biên độ cao

BONUS: gundam 3.0 có hỗ trợ vị trí gắn đèn LED

_THÂN: thân gundam rỗng bên trong để thuận tiện cho viêc kết nối core fighter. Nhờ vào các khớp dọc theo thân nên gundam có thể nghiên hoặc ngửa người với biên độ khá lớn, xoay người rất uyển chuyển nhờ vào khớp nối ở hông, khớp bả vai có hể nâng cao và đẩy ra trước với 1 biên độ ấn tượng

_ TAY, VAY: giáp vai là 1 chi tiết rời có thể nâng lên cao với 1 biên độ nhỏ, rất gọn và không vướng víu. Cánh tay vẫn theo 1thiết kế cũ, khớp ở bắp tay cho phép cánh tay xoay theo chiều ngang, khớp đôi ở cánh tay và khớp trên cổ tay với biên độ cử động nhỏ, và khớp tròn ở bàn tay, gundam 3.0 có bàn tay động

_ HÔNG: giáp hông rất ngắn và tất cả đều là chi tiết rời nên không cản trở biên đọ cử động nhiều. ngoài ra giáp hông cũng có 1 biên độ cử động rất ấn tượng

_CHÂN: cấu trúc inner frame (khung xương) chân của gundam có nhiều đổi mới nên rất thú vị, cộng với 1 lượng chi tiết khổng lồ bên ngoài nên chân gundam có thể nói là bộ phận bắt mắt nhất. vẫn luôn là 1 mô típ MG, khớp đùi để chân xoay theo chiều ngang, khớp đôi ở đầu gối và khớp còn lại nằm ở cổ chân và nối với bàn chân. Bàn chân có 3 khớp nên rất linh hoạt góp phần hỗ trợ việc ân bằng của gundam 

4. NHƯỢC ĐIỂM
Vẫn tồn tại một số nhược điểm nhỏ trên gundam 3.0 đó là: phần giáp hông phía trước có 1 chi tiết nhỏ, nếu có đá chân quá cao về phía trước thì chi tiết đó sẽ rơi ra. Khớp bả vai 2 được kết nối bởi khớp tròn nên nếu có cử động mạnh sẽ khiến cả khớp bả vai rơi ra ngoài. Cấu tạo khớp ở thân khá kì lạ nên đôi khi sẽ có cảm giác thân bị ngã ra phía sau. Bàn tay gundam là tay động nên phải hết sức cẩn thận, việc bất cẩn có thể khiến ngón tay gãy hoặc rơi mất, vũ khí đơn điệu thật chất chỉ là một sự lặp lại của phiên bản 2.0

5. TRANG BỊ
+ 1 beam rifle (súng năng lượng)
+ 1 bazooka
+ 2 beam saber (kiếm năng lượng)
+ 1 khiên

6 EXTRAS (PHỤ KIỆN, PART THỪA, PART THAY THẾ)
+ 1 core block (tương tự cockpit – buông lái)
+ 2 lưỡi kiếm
+ part thừa trên runner
+ 1 số part thay thế trên khớp chân và tay

7. POSE
Cấu trúc bên ngoài gọn nhẹ, mật độ chi tiết khá đồng đều và không có những chi tiết quá cỡ như các thế hệ sau nên khả năng đứng vững rất tốt, không chịu ảnh hưởng bởi trọng lượng vũ khí, không cần action base vẫn có nhiều dáng đẹp

8. ĐÁNH GIÁ

ƯU ĐIỂM
+ Đổi mới cấu trúc
+ mật độ chi tiết cao
+ màu sắc khá ấn tượng
+ linh hoạt cao, cân băng tốt
+hỗ trợ hệ thống LED

NHƯỢC ĐIỂM
+ Có chi tiết lỏng
+ 1 số thiết kế chưa hợp lí
+ bàn tay động, đòi hỏi việc bao quản kĩ lưỡng
+ vũ khí đơn điệu

ĐÁNH GIÁ
+ THIẾT KẾ: 8/10
+ MÀU SẮC: 7.5/10
+ VŨ KHÍ: 6/10
+ LINH HOẠT: 9/10
+ EXTRAS: 7/10

TRUNG BÌNH: 7.5 (cụ vẫn sung sức như ngày nào)

BONUS: sẽ có người thắc mắc rằng, bandai đã sản xuất core fighter (chiến đấu cơ) ẩn trong thân của “cụ tổ” thì tại sao còn sản xuất core block. Câu trả lời rất đơn giản, đó chính là “để hỗ trợ hệ thống LED”
Core fighter thông thường sẽ rất dài điều đó cản trở việc cài đặt đèn LED, nếu muốn lắp đặt thì phải sử dụng core block gắn với thân
Nguồn: dalong + internet
#sida

Nguồn: Hobby Việt Nam | 2664 lượt xem

Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem