1) Kimetsu No Yaiba được tạo ra như thế nào?
Giống nhiều bộ manga khác, Kimetsu No Yaiba có một khởi đầu rất khiêm tốn. Tác giả Koyoharu Gotouge cho đến nay mới chỉ có bốn manga được xuất bản, trong đó phải kể đến là manga one-shot đầu tay Kagarigari được trao giải Jump Treasure Manga mới vào năm 2013. Các manga khác có thể kể đến bao gồm Monju Shirō Kyōdai, Rokkotsu-san , và Haeniwa no Zigzag.
Koyoharu Gotouge đã làm việc với biên tập viên Tatsuhiko Katayama để cùng tạo ra Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba dựa theo tác phẩm Kagarigari trước đó. Tuy nhiên, Kimetsu No Yaiba sẽ có một số chỉnh sẳ nhật định để tập trung nhiều vào Nhật Bản hơn và kết cục là đã trở thành một trong những bộ manga nổi tiếng nhất trong thời điểm hiện tại.
2) Kimetsu No Yaiba xây dựng trên thời kỳ nào?
Kimetsu No Yaiba được xây dựng trên thời kỳ Taisho, kéo dài từ năm 1912 đến năm 1926. Trong khoảng thời gian 14 năm này, thời gian cụ thể Kimetsu No Yaiba xảy ra khi nào vẫn chưa rõ.
Tuy fan hâm mộ nhận ra một số yếu tố trong phim lại có liên quan đến thời kỳ Edo xảy ra rất lâu trước thời kỳ Taisho nhưng dựa trên phần Bí Mật Taisho ở Credit cuối chương trình, khán giả đã chắc chắn được rằng bối cảnh của Kimetsu No Yaiba xảy ra trong khoảng từ năm 1912 đến 1926.
3) Thời kỳ Taisho ảnh hưởng đến Kimetsu No Yaiba như thế nào?
Thời kỳ Taisho là một bước ngoặt trong lịch sử Nhật Bản, khi đất nước bắt đầu chuyển đổi từ chế độ phong kiến truyền thống sang một quốc gia dân chủ hiện. Đây cũng là khoảng thời gian Nhật Bản bắt đầu cải cách để hiện đại hoá đất nước và hình ảnh dễ thấy nhất đó là sự ra đời của đầu máy xe lửa như trong phần Tàu Mugen.
Quá trình hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn ở thành thị so với vùng nông thôn. Đó cũng là lý do tại sao Tanjiro và Inosuke cảm thấy ngạc nhiên khi lần đầu thấy tàu lửa trong khi Zenitsu thì lại thấy nó hằng ngày khi sinh sống trong thành phố. Ngoài ra, yếu tố về trang phục cũng sẽ có sự khác biệt rõ ràng giữa hai khu vực, cụ thể khi Muzan lần đầu xuất hiện, hắn mặc trang phục phương Tây để cải trang thành một người nước ngoài đang đi lại trong thành phố.
4) Kimetsu No Yaiba diễn ra ở đâu ở Nhật Bản?
Kimetsu No Yaiba lấy bối cảnh từ những địa điểm có thật ở Tokyo. Một trong số đó có thể kể đến như Ashikaga, Asakusa, Yoshiwara, Okutama, Shinjuku, Nakano, Setagaya, Hachioji, Takinogawa và Azabu.
Trong khi Tanjiro, Nezuko và Inosuke đến từ các vùng nông thôn ở Okutama thì Zenitsu đến từ một thành phố ở Shinjuku. Tương tự, các nhân vật khác trong truyện cũng đến từ các vùng khác nhau của Tokyo. Các địa điểm nổi bật nhất trong truyện là Asakusa và Yoshiwara. Asakusa là nơi Tanjiro lần đầu tiên chạm trán với Muzan Kibutsuji, trong khi toàn bộ phần 2 liên quan đến phố đèn đỏ được lấy bối cảnh ở Yoshiwara.
5) Hoa Tử Đằng có thật không?
Hoa Tử Đằng là một loại hoa có thật bắt nguồn từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nam Canada, Việt Nam, Hoa Kỳ và miền bắc Iran. Tuy trong anime, đây là một loại hoa có ích thì ngoài đời, hoa tử đằng lai là một loài hoa có độc và không thể ăn được.
Cây Tử Đằng trong Kimetsu no Yaiba là kẻ thù tự nhiên của quỷ, vì chúng có thể ngăn chặn sức mạnh tái sinh, giúp quân đoàn dễ dàng tiêu diệt quỷ mà không cần lo lắng về khả năng tái sinh của nó. Những bông hoa cũng tạo ra một mùi hương có thể xua đuổi loài quỷ nên nó thường được trồng bao quanh căn cứ của Kisatsutai.
6) Hoa bỉ ngạn xanh có thật không?
Hoa bỉ ngạn xanh không có thật. Cụ thể hơn, hoa bỉ ngạn không có màu xanh mà nó có màu đỏ. Đó là một loài hoa có nguồn gốc ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nepal, sau đó được du nhập vào Nhật Bản.
Trong Demon Slayer, bỉ ngạn xanh được biết đến là một loài hoa chỉ nở từ hai tới ba ngày trong năm. Trong truyện, Kibutsuji Muzan muốn tìm chúng để chế tạo ra một loại thuốc có thể giúp hắn miễn nhiễm với ánh nắng ban ngày, thứ vốn được coi là điểm yếu chí tử của bất cứ con quỷ nào tồn tại.
7) Các nhân vật trong Kimetsu no Yaiba có dựa trên văn hóa dân gian Nhật Bản ngoài đời thực không?
Một số nhân vật trong Demon Slayer , từ ác quỷ đến thành viên sát quỷ đoàn, đều được lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian thông qua các nhân vật tâm linh, thần thoại của Nhật Bản.
Ví dụ, Muzan Kibutsuji được truyền cảm hứng bởi Nurarihyon, thủ lĩnh tối cao của tất cả các yokai. Yokai là một nhóm các thực thể và linh hồn siêu nhiên có trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Tương tự, một số nhân vật khác có đặc điểm được lấy từ văn học dân gian, bao gồm khả năng kéo dài cổ của Daki được truyền cảm hứng từ Truyền thuyết về Rokurokubi.
8) Quân đoàn Sát quỷ lấy cảm hứng từ đời thực như thế nào?
Mặc dù không có thứ gọi là sát thủ quỷ trong quá khứ, nhưng đồng phục của các thành viên quân đoàn đã được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Đồng phục của Quân đoàn Sát quỷ bắt nguồn từ bộ quân phục được mặc bởi quân đội Nhật Bản trong thời kỳ Taisho, sau này trở thành đồng phục cho học sinh trung học trong nước.
Tương tự, những con quạ Kasugai của quân đoàn cũng được chọn làm loài vật đưa tin vì một lý do đặc biệt. Quạ ở Nhật Bản tượng trưng cho sự tái sinh và trẻ hóa, vì chúng là loài ăn xác thối và được coi là người dọn dẹp của mọi cuộc chiến. Hơn nữa quạ còn rất thông minh, do đó chúng được chọn làm phương thức liên lạc cho các thành viên Quân đoàn sát quỷ thay vì sử dụng chim bồ câu như những gì thường thấy ở phương Tây.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 2993 lượt xem