Lễ Hội Lớn Ở Trung Quốc Mang Đến Cho Bạn Nhiều Trải Nghiệm Thú Vị

Nền du lịch Trung Quốc phát triển mạnh mẽ không chỉ nhờ sức mạnh của phim ảnh, các thắng cảnh mỹ miều mà còn đến từ sức hút của nền văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt sự phong phú, hấp dẫn của các lễ hội lớn ở Trung Quốc là một điểm mạnh giúp đất nước này thu hút một lượng khách du lịch lớn đến tham quan mỗi năm.

1. Lễ hội thuyền rồng - lễ hội lớn ở Trung Quốc hoành tráng 

Một trong các lễ hội lớn ở Trung Quốc hoành tráng và được chú nhất đó chính là lễ hội thuyền rồng. Lễ hội này mang đậm nét văn hoá truyền thống Trung Hoa với bầu không khí tưng bừng, vui tươi. Đặc biệt, người dân Trung Hoa luôn tự hào khi lễ hội thuyền rồng đã được bầu chọn là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào 30/10/2009 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. 

Lễ hội thuyền rồng
Lễ hội thuyền rồng

Lễ hội này sẽ diễn ra vào dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm (5/5 Âm lịch) với mục đích cầu bình an, sức khoẻ cho mọi người. Một số hoạt động tiêu biểu được diễn ra trong suốt lễ hội như: thi điêu khắc đầu rồng, thi uống rượu, thi đua thuyền rồng trên sông, thi nấu cơm trên thuyền rồng,... 

Lễ hội ngày diễn ra vào dịp Tết Đoan Ngọ 
Lễ hội ngày diễn ra vào dịp Tết Đoan Ngọ 

Có một số điểm tương đồng với các lễ hội truyền thống Việt Nam, lễ hội thuyền rồng ở Trung Hoa chia thành hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần quan trọng nhất, người dân sẽ dâng hương cúng bài nhằm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của mình lên thần linh. Sang đến phần hội là các hoạt động sôi nổi diễn ra với nhiều trò chơi thú vị. Trong đó đặc sắc nhất chính là đua thuyền rồng được rất nhiều người yêu thích. Các nhóm chèo thuyền sẽ cạnh tranh nhau cùng tiếng trống đánh vang dội cả một đoạn sông. Khi tham gia lễ hội thuyền rồng Trung Quốc bạn không chỉ được hoà mình vào không khí tưng bừng, náo nhiệt, nô nức mà còn được thưởng thức nhiều món bánh truyền thống hấp dẫn của nền ẩm thực Trung Hoa. 

Lễ hội thuyền rồng - lễ hội lớn ở Trung Quốc hoành tráng Các đội chia thuyền và đua nhau khốc liệt 

 

2. Lễ hội đèn lồng - lễ hội lớn ở Trung Quốc rực rỡ 

Không quá phải ngạc nhiên khi lễ hội đèn lồng là một trong những lễ hội lớn ở Trung Quốc, một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người dân Trung Hoa. Vào dịp lễ hội này, những chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc, hình dáng được treo ở khắp mọi con đường, góc phố. Lễ hội đèn lồng sẽ được diễn ra vào 15/1 Âm lịch, trùng với Tết Nguyên Tiêu. 

 

Lễ hội đèn lồng - lễ hội lớn ở Trung Quốc rực rỡ Những chiếc đèn lồng được thả rợp trời 
 
 
Lễ hội đèn lồng - lễ hội lớn ở Trung Quốc rực rỡ Các đèn lồng được trang trí đủ kiểu dáng, hình vẽ (Ảnh: tsengezin)

 

Nếu bạn đến Trung Quốc vào dịp lễ đặc biệt này thì quả thực rất may mắn. Không khí náo nhiệt, tưng bừng, nhà nhà người người hoà chung vào không khí lễ hội. Tô điểm vào đó là vô vàn những chiếc đèn lồng lung linh huyền ảo. Có một số hoạt động thú vị diễn ra trong suốt lễ hội như: thả đèn lồng, diễu hành trên đường phố, giải câu đố được viết trên đèn lồng, trẻ em thi văn nghệ, múa lân múa rồng,... mang đến sự nhộn nhịp, vui vẻ cho những người được tham gia hay chứng kiến. 

 

Lễ hội đèn lồng - lễ hội lớn ở Trung Quốc rực rỡ (Ảnh: warren.record)

3. Lễ hội Tết cổ truyền - lễ hội lớn nhất của Trung Quốc 

Giống với Việt Nam cùng một số nước châu Á khác, ở Trung Quốc người dân cũng sẽ ăn Tết cổ truyền dân tộc hay còn gọi là lễ hội mùa xuân, Tết Nguyên Đán. Đây được xem là lễ hội lớn ở Trung Quốc quan trọng nhất trong năm. Không khí lễ hội thường sẽ diễn ra khá sớm, thường bắt đầu từ ngày 8/12 Âm lịch thì người dân Trung Quốc sẽ kéo nhau về quê nhà để quây quần với gia đình. Lễ hội kéo dài đến ngày 15/1 Âm lịch mới kết thúc. 

Không khí rộn ràng vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
CaKhông khí rộn ràng vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốcption

Tết đến xuân về, bởi vậy ai ai cũng nô nức dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để chào đón năm mới. Nhà cửa sẽ được trang trí bằng các đèn lồng giấy đỏ, câu đối, gián dấy lên ô cửa,... Theo quan niệm của người Trung Hoa thì màu vàng và đỏ mang ý nghĩa cho sự hạnh phúc và may mắn. Ngoài ra thì văn hoá làm bánh bao hấp trong đêm giao thừa cũng được duy trì trong dịp lễ hội này. Vào đêm giao thừa, pháo hoa nổ rợp trời đón thời khắc mới tạo nên không khí tưng bừng, rộn rã.

Đèn lồng đỏ được trang trí khắp nơi 
Đèn lồng đỏ được trang trí khắp nơi 

Giống với trẻ em nước ta, ở Trung Quốc khi Tết đến người ta thường trao nhau những phong bao lì xì đỏ may mắn. Bên cạnh đó còn có một số hoạt động thú vị khác cũng được diễn ra như: đi chùa cầu may, chúc Tết ông bà, người thân, thầy cô, bạn bè,... 

Phong bao lì xì không thể thiếu trong lễ hội mùa xuân
Phong bao lì xì không thể thiếu trong lễ hội mùa xuân

4. Lễ Vu Lan – lễ hội lớn ở Trung Quốc quan trọng 

Lễ Vu Lan Trung Quốc hay còn được gọi là mùa báo hiếu hoặc "Lễ ma quỷ". Đây là một lễ hội lớn ở Trung Quốc được diễn ra vào ngày 15/7 Âm lịch hàng năm. Tương truyền rằng, theo tín ngưỡng dân gian thì đây chính là ngày quỷ môn quan mở cửa tức ngày địa quan xá tội. Lúc này, mọi người sẽ thực hiện các nghi lễ nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất. Họ đi thăm viếng mộ, quét dọn sửa sang lăng mộ đó. Ngoài ra còn có lễ cúng cô hồn đến vong linh không có nhà cửa, không có người thân ở trần thế. 

Cúng cô hồn
Cúng cô hồn

Trong dịp lễ này, các gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cơm cúng, vàng mã để gửi đến những người đã khuất. Sau khi cúng viếng xong, họ sẽ đốt tiền, vàng mã cho người quá cố và tin rằng khi đốt các đồ vàng mã đó thì linh hồn người mất sẽ được nhận. Nhờ vậy mà vong hồn sẽ không phải sống khổ sở, vất vả. Ngoài ra, họ còn cầu mong những điều tốt đẹp đến với người thân, gia đình mình. Trong ngày lễ Vu Lan, người Trung Quốc thường sẽ ăn thịt vịt, do vậy ngày này ở các chợ hay siêu thị bán rất nhiều thịt vịt.

Lễ Vu Lan – lễ hội lớn ở Trung Quốc quan trọng (Ảnh: taiwan_tcr_nick)

5. Lễ Thất Tịch - lễ hội lớn ở Trung Quốc dành cho các cặp đôi 

Có thể nói rằng, lễ Thất Tịch là một lễ hội lớn ở Trung Quốc dành cho các cặp đôi. Ý nghĩa ban đầu của ngày lễ này là bày tỏ sự kính trọng của người dân với thiên nhiên và sự kiên cường, giỏi giang của người phụ nữ. Mãi cho đến say này, Thất Tịch lại gắn liền với một câu chuyện tình cảm bi ai của cặp đôi Ngưu Lang, Chức Nữ. Hai người yêu nhau đắm say nhưng lại bị chia cắt bởi một dòng sông khổng lồ mà chỉ đến ngày 7/7 Âm lịch hàng năm, khi đó có cây câu ô thước bắc ngang qua sông thì họ mới gặp được nhau trong thời gian 1 đêm. 

Lễ Thất Tịch diễn ra vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm 
Lễ Thất Tịch diễn ra vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm 

Với phong tục ngày xưa, các cô gái sẽ dâng hoa, trái cây, đồ may vá với ước mong hạnh phúc trong tình yêu. Không chỉ vậy, dưới ánh trăng tối 7/7 thì các cô gái thi nhau thể hiện bàn tay khéo léo của mình bằng việc luồn chỉ vào kim sao cho thật nhanh. Hoặc có thể chuẩn bị một mâm lễ cúng gồm: hạt dưa đỏ, rượu, trà, đậu phộng,... rồi cầu nguyện mình sẽ gặp được đấng hôn phu cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc. 

Chè đậu đỏ là món ăn phổ biển trong ngày Thất tịch 
Chè đậu đỏ là món ăn phổ biển trong ngày Thất tịch 

Trên đây là những lễ hội lớn ở Trung Quốc mà Luhanhvietnam muốn giới thiệu đến bạn. Bên cạnh đó còn có nhiều lễ hội hấp dẫn khác mà bạn có thể trải nghiệm khi du lịch Trung Quốc. Hy vọng trong một ngày không xa, du khách sẽ có cơ hội tự mình tham gia vào các lễ hội ý nghĩa này. 

 

bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 698 lượt xem

Có thể bạn muốn xem