Lý Do Trẻ Em Dùng Tất Đựng Quà Trong Lễ Giáng Sinh
Lý Do Trẻ Em Dùng Tất Đựng Quà Trong Lễ Giáng Sinh

Mặc dù lễ Giáng sinh đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia nhưng không phải ai cũng biết 7 sự thật thú vị về ngày lễ đặc biệt này.

Thời gian diễn ra lễ Giáng sinh

Lễ Giáng sinh là ngày kỷ niệm thời khắc Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái. Người ta ước tính thời điểm đó vào khoảng giữa năm 7 và năm 2 TCN. Thông thường, lễ Giáng sinh được tổ chức từ đêm 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Lý do sự kiện này được cử hành trong tận 2 ngày là bởi theo lịch của người Do Thái, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Do đó người ta tổ chức sớm từ đêm ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).

Ý nghĩa 3 màu đặc trưng của lễ Giáng sinh

Đỏ, xanh lá cây, vàng là 3 màu sắc đặc trưng trong dịp lễ Giáng sinh. Tuy nhiên 3 màu này không phải được chọn ngẫu nhiên mà mỗi màu đều có ý nghĩa riêng. Màu đỏ tượng trưng cho máu của Chúa Kitô, màu xanh lá cây tượng trưng cho sự sống và tái sinh, vàng tượng trưng cho ánh sáng, hoàng tộc và sự giàu có.

Nguồn gốc của phong tục treo tất bên lò sưởi trong đêm Giáng sinh

Dân sinh - Lý do trẻ em dùng tất đựng quà và những điều ít biết về lễ Giáng sinh

Phong tục này xuất phát từ một câu chuyện cổ của Hà Lan. Nội dung kể về một người đàn ông có 3 cô con gái nhưng gia cảnh nghèo khó nên không có tiền làm của hồi môn cho con gái kết hôn. Biết chuyện, Thánh Nicholas đã bí mật thả một túi vàng vào nhà người cha nghèo qua ống khói và nó vô tình rơi trúng vào chiếc tất đang được hong khô bên đống lửa. Nhờ số vàng đó mà 3 cô gái có thể kết hôn. Câu chuyện được mọi người truyền tai nhau, từ đó hình thành phong tục trẻ em treo tất hoặc giày ở lò sưởi, chờ đợi quà tặng do ông già Noel thả xuống từ ống khói.

Kẹo cây gậy bắt nguồn từ quốc gia nào?

Candy cane (kẹo cây gậy) có hình dáng cây gậy, hai màu trắng và đỏ, với hương vị truyền thống là bạc hà. Candy cane đã trở thành biểu tượng cho Giáng sinh, mỗi khi nhìn thấy kẹo cây gậy là nhớ ra sắp tới kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm.

Dân sinh - Lý do trẻ em dùng tất đựng quà và những điều ít biết về lễ Giáng sinh (Hình 2).

Theo truyền thuyết, vào Giáng sinh năm 1670 ở Đức, một giáo sĩ đã nghĩ ra việc dùng những thanh kẹo được đặt riêng để tặng bọn trẻ đến nhà thờ Cologne, giúp chúng giữ trật tự, không gây ảnh hưởng đến những tiết mục thánh ca. Điều này cũng phù hợp với truyền thống phát kẹo cho trẻ em và như một lời cầu chúc phước lành nhân dịp Noel và năm mới.

Ban đầu kẹo chỉ có màu trắng, sau đó mới thêm sọc đỏ, một đầu cong hình cây gậy và hương bạc hà vào khoảng năm 1859. Nhiều người đều tin rằng màu sắc và hình dạng của cây kẹo chứa đựng ý nghĩa nhất định. Cây kẹo quay ngược lại thì sẽ thấy giống chữ "J", biểu tượng cho Chúa Jesus. Màu trắng thể hiện cho sự trong sạch của Chúa. Vạch đỏ thể hiện cho tình yêu hay máu của Chúa khi bị đóng đinh trên cây thánh giá. Hương bạc hà cũng được cho là có một giá trị biểu tượng riêng, đại diện cho loài cây trong kinh thánh, là dấu hiệu của sự tinh khiết.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh

Ngôi sao  trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và luôn được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, trên các cây thông Noel…Tương truyền khi Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ, từ xa mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Theo sự dẫn đường của ánh sáng họ đã đến được thành Bethelem nơi Chúa ra đời. Ba vị vua quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu. Ngôi sao trở thành biểu tượng trong mùa Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên, do ý nghĩa ngôi sao tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Ông già Noel là ai?

Ông già Noel là nhân vật không thể thiếu trong dịp Giáng sinh với bộ đồ màu đỏ, viền trắng, chòm râu trắng và hai hàng ria dài, gương mặt hóm hỉnh và luôn mang một cái túi đầy những món quà tặng cho trẻ em.

Dân sinh - Lý do trẻ em dùng tất đựng quà và những điều ít biết về lễ Giáng sinh (Hình 3).

Nhiều ý kiến cho rằng ông già Noel được xây dựng dựa trên hình tượng của St. Nicholas – một giám mục Thiên chúa giáo sống trong thế kỷ thứ 4. Thánh Nicholas đã sử dụng toàn bộ tài sản thừa kế của mình giúp đỡ người nghèo và bí mật tặng quà cho những người cần.

Truyền thuyết về ông ngày càng lan rộng, ông được biết đến với cái tên Sinter Klaas tại Hà Lan và dần bị biến thể thành Santa Claus. Ngày nay, ông già Noel được biết tới với hình ảnh hiền lành, nhân hậu, luôn bảo vệ và phân phát niềm vui (những món quà) cho những đứa trẻ ngoan.

Trang phục của ông già Noel

Một trong những thông tin phổ biến nhất về trang phục đỏ trắng của ông già Noel liên quan đến một hãng nước ngọt của Mỹ. Theo đó, vào đầu những năm 1930, hãng đã thuê họa sĩ thiết kế ông già Noel mặc quần áo màu đỏ với các đường viền trang trí màu trắng. Đây là hai màu sắc chủ đạo trên sản phẩm của hãng nước ngọt này.

Song nhiều tờ báo phủ nhận thông tin này. Trên thực tế, hình ảnh ông già Noel mặc áo đỏ ra đời từ rất lâu về trước và có rất ít bằng chứng xác thực giải thích về màu sắc bộ đồ của ông già Noel. Một trong những lý giải được nhiều người tin tưởng liên quan đến màu áo của thánh Nicholas. Ông thường mặc áo choàng đỏ mỗi khi tặng quà, đặc biệt là trẻ em. Ông già Noel theo nhiều câu chuyện chính là thánh Nicholas nên từ đó, bộ quần áo màu đỏ, râu trắng đã gắn liền với ông.

Hình ảnh Ông Già Noel trong dịp Giáng Sinh
Hình ảnh Ông Già Noel trong dịp Giáng Sinh

Nếu bạn đang cần tìm thuê hoặc mua trang phục Ông già Noel:

Bạn có thể xem thêm các mẫu trang phục Noel tại website: bbcosplay.com

Hoặc ghé trực tiêp của hàng theo địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh. 

Số điện thoại tư vấn hotline: 0947.927.017 

bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 369 lượt xem

Có thể bạn muốn xem