Định nghĩa “phông bạt” là gì?
“Phông bạt” có thể hiểu là hành vi giả tạo, khoe khoang để tạo ra một hình ảnh tích cực về bản thân mà không phản ánh đúng thực tế. Điều này thường được thể hiện qua việc khoe khoang tài sản, thành tích hoặc mối quan hệ trên mạng xã hội. Thuật ngữ này dùng để chỉ hành vi giả mạo, làm màu nhằm tạo ấn tượng tốt với người khác.
Biểu hiện của lối sống phông bạt
Sống ảo trên mạng xã hội
Đây là tình trạng các kiểu người sống xa hoa, sang chảnh hay khoe mẻ những điều không thực tế như gần đây thường xảy ra các tình trạng:
- Ủng hộ tiền quyên góp đồng bào vùng cao bị lũ lụt thì các cá nhân này sẽ “phông bạt” theo kiểu là chuyển tiền ít nhưng lại dùng các công cụ chỉnh sửa thành nhiều, có người chỉ chuyển có 50.000đ nhưng lại photoshop thành tận 50.000.000đ và người chuyển 500.000đ thì lại photoshop lên tận 500.000.000đ con số quá là khủng đối với một người bình thường nhưng lại kiến nhiều người ngưỡng mộ rằng bạn này sang chảnh, bạn này giàu có,…
- Sử dụng hàng giả hàng nhái nhưng lại “phông bạt” là hàng hiệu và chính hãng có giá thành đắt đỏ khiến nhiều người ao ước mà cũng không được.
- Một kiểu “phông bạt” nữa là tỏ ra là mình có mối quan hệ rộng rãi, quen biết nhiều người đặc biệt là những nhân vật tầm cỡ nổi tiếng như CEO, người của showbiz,…
Sống phông bạt có tốt không?
Lối sống phông bạt là khi những gì một người thể hiện ra bên ngoài hoàn toàn khác biệt so với thực tế mà họ đang sống. Nguyên nhân có thể do họ cảm thấy tự ti, mặc cảm về cuộc sống thực của mình hoặc do thói hư vinh giả tạo của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Thực tế, việc hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống không phải là điều sai trái. Ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc “đẹp thì khoe ra, xấu thì che lại” là điều dễ hiểu. Có thể họ chỉ muốn tạo cho mình một lớp vỏ bọc để bảo vệ bản thân, điều này không đáng bị lên án.
Tuy nhiên, khi việc che đậy những khuyết điểm của bản thân trở nên quá mức, nó có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường. Nhiều người vì muốn thỏa mãn sự hư vinh mà tạo ra một cuộc sống ảo, một hình ảnh phông bạt xa hoa. Khi lớp vỏ bọc này bị phá vỡ, những người sống ảo, chuyên nói dối sẽ dễ bị tổn thương và bị chỉ trích.
Hơn nữa, việc sống giả dối và lừa dối người khác có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những người lợi dụng tâm lý ưa chuộng giàu sang và quyền lực có thể khiến người khác lầm tưởng và bị lừa gạt. Đã có nhiều trường hợp sử dụng lối sống này để chuộc lợi từ người khác bằng cách lợi dụng lòng tin của họ.
Như vậy, sống phông bạt không hẳn là xấu, nhưng nếu lạm dụng quá mức thì chắc chắn sẽ mang đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho người có lối sống như vậy.
Phông bạt có vi phạm pháp luật không?
Lối sống phông bạt, thường không vi phạm pháp luật nếu chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân và không gây hại cho người khác. Tuy nhiên, nếu hành vi này liên quan đến việc lừa đảo, gian lận hoặc lợi dụng lòng tin của người khác để chuộc lợi, thì có thể vi phạm pháp luật.
Ví dụ, nếu một người sử dụng hình ảnh giả mạo hoặc thông tin sai lệch để lừa đảo tài sản của người khác, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Một số trường hợp “phông bạt” tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt đang rầm rộ những ngày qua.
Việt Anh Pí Po (tên thật Phùng Việt Anh) - tiktoker có 1,3 triệu lượt theo dõi - đã đăng video xin lỗi sau khi bị dân mạng tố "phông bạt", khoe chuyển khoản tiền ủng hộ lũ lụt ở miền Bắc. Ủng hộ chỉ 1 triệu nhưng đăng lên mạng lại là hàng chục triệu.
Sự việc bùng nổ sau khi Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bão lũ từ 1/9 đến ngày 10/9.
Nhưng thực tế là….
Theo đó, rất nhiều người đã soi 1 tài khoản tên Phạm Như Phương (Louis Pham) chuyển khoản ủng hộ 500.000 đồng vào ngày 9/9. Giao dịch này có nhiều nội dung giống với ảnh chụp màn hình chuyển khoản đã được cựu vận động viên thể dục dụng cụ Phạm Như Phương (Louis Pham) đăng tải trên trang cá nhân. Tuy nhiên, con số được đăng lên mạng lại là hàng trăm triệu đồng.
Đáng nói hơn tài khoản của một tiktoker có tên Dương Hoàng Huy cũng công khai đã chuyển khoản 30 tỷ (một con số quá khủng khiếp) ủng hộ đồng bào bão lũ, tuy nhiên khi CĐM tìm kiếm tên người này trong sao kê của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì phát hiện 1 cái tên Dương Hoàng Huy nhưng chỉ chuyển khoản ủng hộ 30.000 đồng.
30 tỷ là một con số quá lớn nhưng thực tế con số nhận được lại chỉ có 30.000đ quá đáng sợ và con người này đáng bị lên án vì hành vi “phông bạt” sống ảo, khoe khoan của mình.
bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 207 lượt xem