Nhà bạn có thừa nhiều thức ăn sau mỗi dịp Tết mà không biết bảo quản sao cho lâu không? Nếu đang gặp vấn đề này thì cùng tham khảo cách dưới đây để không bỏ phí đi thức ăn nhé!
Tết đến là dịp để gia đình sum họp, vì thế lượng thức ăn được tiêu thụ cùng nhiều hơn bình thường. Vì vậy việc bảo quản càng ngày càng khó hơn vì số lượng thức ăn còn lại quá lớn, dễ hư hỏng và bỏ phí. Hãy cùng tham khảo một số mẹo để bảo quản thực phẩm của mình được lâu hơn nhé!
1. Bánh chưng
Là món ăn truyền thống trong dịp Tết, nhưng cũng rất dễ dàng bị hư hỏng. Đặc biệt là tình trạng mốc rất phổ biến bởi thời tiết khai xuân thường đi kèm với nóng ẩm. Nếu bánh chưng bạn để trong tủ lạnh bị mốc thì bạn có thể gạt bỏ phần mốc và sử dụng phần bánh không bị mốc còn lại. Còn nếu bánh chưng bạn để ở nhiệt độ thường bị mốc và lên mùi chua thì bạn không thể sử dụng được nữa.
Có một tình trạng nữa của bánh chưng đó là bị lại gạo (còn sống). Để khắc phục bạn chỉ việc luộc lại bánh chưng trong nước sôi. Tuy nhiên các bạn nên bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh, bạn có thể để vào ngăn đá rồi sau đó lấy ra chiên.
2. Thực phẩm nguội
Đây là nguồn thực phẩm được các bà nội trợ ưa chuộng vào dịp Tết như xúc xích, giăm bông, thịt hun khói,... bởi tính tiện lợi và dễ sử dụng. Nếu như chưa sử dụng ngay hay còn dư nhiều, bạn có thể để vào ngăn đá giữ độ lạnh sâu để có thể bảo quản lâu dài.
3. Lạp xưởng
Đây lại là một trường hợp ngoại lệ khi không nên bảo quản trong tủ lạnh. Cách bảo quản tốt nhất là treo ở nơi thoáng mát, hoặc để xung quanh giỏ, ở giữa đặt một chén rượu trắng. Rượu trắng có tác dụng xua đuổi côn trùng, giữ lạp xưởng khô ráo, không bị nhiễm khuẩn.
4. Giò chả
Nếu sau mỗi dịp Tết còn thừa nhiều giò chả, bạn có thể cắt chả thành miếng vừa ăn rồi chế biến với nước mắm và chia thành từng hộp theo khẩu phần ăn của gia đình.
5. Đồ ăn đã qua chế biến
Đối với các món đã qua chế biến như thịt kho, cá kho, thịt đông thì ngay từ đầu bạn nên chia nhỏ thành từng phần. Khi ăn tới đâu thì hết tới đó, sẽ không gây ảnh hưởng tới phần còn lại và có thể sử dụng lâu hơn.
6. Bánh mứt kẹo
Với các loại bánh kẹo, bạn nên để vào túi kín, và tốt nhất là túi giấy thiếc. Còn nếu bạn có điều kiện, bạn có thể sử dụng những lọ thủy tinh, túi hút chân không để bánh không bị mất độ ẩm, vẫn giữ nguyên được độ ngon giòn ban đầu.
Đối với các loại mứt: Nếu là mứt khô thì bạn nên cho vào lọ thủy tinh sạch, khô, phủ một lớp đường trắng lên trên. Còn với những loại mứt ướt thì bạn nên đun một chút nước đường rồi đem sao lại mứt đến khi mứt khô lại thì có thể cất đi bảo quản.
Trên đây là một số cách bảo quản thức ăn còn lại sau ngày Tết. Hy vọng các bạn có thể tham khảo và bảo quản được thức ăn của mình lâu hơn.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 1103 lượt xem