Soi Điểm Khác Biệt Trong Phim Tây Du Ký 1986 So Với Nguyên Tác
Soi Điểm Khác Biệt Trong Phim Tây Du Ký 1986 So Với Nguyên Tác

Được coi là bộ phim sát với nguyên tác nhất trong các bộ Tây Du Ký từ trước đến nay nhưng Tây Du ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết cũng có một vài chi tiết khác biệt thú vị

Hình ảnh trong phim bốn thầy trò đường tăng trên đường đi thỉnh kinh
Hình ảnh trong phim bốn thầy trò đường tăng trên đường đi thỉnh kinh

Trần Quang Nghị - thân sinh của Đường Tăng

Trong phim Tây Du ký 1986, Trần Quang Nghị sau khi thi đỗ Trạng Nguyên, cưới được tiểu thư con tể tướng và bị ám sát trên thuyền lúc đang đi nhậm chức tri huyện.

Thật ra trong nguyên tác, Trần Quang Nghị sau khi bị ám sát thì được Long Vương giữ lại xác (vì đã có lần cứu một con cá vàng - là Long Vương hóa thân), sau đó 18 năm thì được hồi sinh và đoàn tụ với vợ và mẹ đẻ cùng với con trai Trần Huyền Trang (tức Đường Tăng).

Ngọc Hoàng thượng đế

Là một nhân vật thần thông quảng đại tối cao và đứng đầu tiên giới, dĩ nhiên pháp lực không hề nhỏ. 

Trong nguyên tác không hề có chi tiết lần thứ 2 Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung khiến Ngọc Hoàng phải chui xuống gầm bàn và kêu người đi gọi Phật Tổ Như Lai đến. Đối với Ngọc Hoàng, cai quản cả Tam giới thì Tôn Ngộ Không chẳng qua cũng chỉ là một con khỉ đá trời đất sinh ra, không hơn không kém.

Vậy nên việc Ngọc Hoàng phải chui xuống gầm bàn kêu cứu là việc mà đạo diễn Dương Khiết cố tình dựng nên để tôn anh khỉ của chúng ta lên một đẳng cấp cao hơn.


Trong nguyên tác thì Bạch Cốt Tinh vốn là yêu quái hành động một mình. Tức là lúc Tôn Hành Giả nhảy lên không trung để dò đường, vô tình làm kinh động đến tên yêu quái này đang ẩn trong gió gần chỗ thầy trò Đường Tăng nghỉ ngơi. Sau đó, y mới nảy ra ý định bắt Đường Tăng. 


Tuy nhiên trong phim thì Bạch Cốt Tinh là yêu quái xinh đẹp, tàn ác, đứng đầu sơn động một vùng, trong tay có rất nhiều tiểu yêu. Ý định ăn thịt Đường Tăng đã được tính toán trước hết.

Pháp lực của Bạch Cốt Tinh trong phim cũng được mô tả lợi hại hơn hẳn trong nguyên tác. Bên cạnh Bạch Cốt Tinh là nhân vật Hắc Cốt Tinh, nhân vật này cũng không có trong nguyên tác.

Nhờ bàn tay tài hoa của đạo diễn Dương Khiết mà nhân vật Bạch Cốt Tinh trong phim trở nên cực kỳ ấn tượng với khán giả của Tây Du Ký. 

Tây lương nữ quốc và sư phụ trong phim Tây Du Ký 1986
Tây lương nữ quốc và sư phụ trong phim Tây Du Ký 1986

Tây Lương Nữ quốc
Trong tập phim về Tây Lương Nữ quốc, đạo diễn Dương Khiết đã lãng mạn hóa mối quan hệ của Đường Tăng và Nữ Vương của nước này.

Ở đó, khán giả nhận thấy một mối tình mà "tình trong như đã, mặt ngoài còn e" của đôi trai tài gái sắc. Cảm giác khi xem tập này là Tam Tạng rất "lung lay". 

Tuy nhiên trong nguyên tác thì Đường Tăng vốn rất kiên định và không hề rung động trước Nữ Vương. Hơn nữa, hai người cũng không phải là "cặp trời sinh, có duyên nhưng không có phận" như chủ đích của đạo diễn. 

Hơn nữa, theo mưu kế của Tôn Ngộ Không, Đường Tăng giả đồng ý kết hôn với Nữ vương. Sau đó sẽ bỏ trốn nhân lúc Tam Tạng và Nữ vương tiễn 3 đồ đệ, và khi đó thì Bọ Cạp tinh xuất hiện. 

Tuy nhiên, trong phim, Bọ Cạp tinh xuất hiện vào đêm "động phòng", khi mà Đường Tăng suýt ngã lòng trước vẻ đẹp kiều diễm của Nữ vương.
Trên đây là một vài những chi tiết tiêu biểu mà Tây Du Ký 1986 làm khác nguyên tác. Còn nhiều chi tiết nho nhỏ khác mà bộ phim đã bỏ qua. Nhưng cuối cùng, đạo diễn tài năng Dương Khiết đã tạo nên một tác phẩm ấn tượng mãi với khán giả.

bởi Quốc Cường vào | 200 lượt xem

Có thể bạn muốn xem