Tìm Hiểu Về Ngày Không Vong Và Giờ Không Vong

Theo quan niệm phong thủy, việc chọn ngày giờ khi làm việc lớn, việc quan trọng là vô cùng cần thiết, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như kết quả của toàn bộ công việc. Chính vì vậy, rất nhiều người chú trọng việc xem ngày, giờ trước khi ra ngoài hay làm việc gì đó để tránh những ngày, giờ xấu hoặc những điều kiêng kỵ. Vậy Ngày Không Vong là ngày gì? Hãy cùng BBcosplay.com tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Ngày Không Vong là ngày gì?

Giống như ngày Hắc Đạo, ngày Tam Nương, ngày Sát Chủ, Thập Ác, Nguyệt Kỵ, Đại Bái, ngày Không Vong được coi là ngày xấu nên nhiều người thương tránh ngày này.

Theo chiết tự từ, “Không” nghĩa là hư không, là phủ định, vô sản, thành quả thu được rất thấp. “Vong” nghĩa là mất mát, hao tốn, thiệt hại, thua lỗ, thiệt mạng. Không Vong là trạng thái trung gian, chuyển tiếp có trường khí hỗn độn và phức tạp. Nếu rơi vào trạng thái này, con người sẽ gặp khó khăn, bế tắc cản trở sự phát triển cũng như tiến trình của công việc gây ra nhiều tổn hại, hao tốn. Chính vì những ý nghĩa trên mà Ngày Không Vong được coi là một ngày xấu, nên kiêng kỵ.

Giờ Không Vong là gì?

Giờ Không Vong được xem là giờ xấu, không tốt, không may mắn. Vì vậy, người ta tránh làm việc lớn, khai sự hay xuất hành vào giờ Không Vong để tránh những vận xui hay thiệt hại.

Theo sách “Gia Cát Vũ Hầu lục nhâm thần độn” nên tránh xuất hành vào các khung giờ Không Vong, nếu không sẽ gặp phải những điều sau:  

  • Về nhà cửa, nhà cửa không yên, phát sinh chuyện buồn có thể gây hay hao tài tốn của, bệnh tật, tai nạn.
  • Về bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân
  • Về ầu tài, không có tài lộc, may mắn thậm chí không tránh khỏi thua lỗ
  • Về buôn bán, làm ăn, buôn bán gặp nhiều trở ngại, đặc biệt vào các mùa xuân, hạ, thu.
  • Về xuất hành, xuất hành vào giờ xấu là không tốt, tuyệt đối không nên đi về hướng Đông Nam vào ban đêm
  • Về hôn nhân, hôn nhân không thành công, có thể sinh nhiều rắc rối trong mối quan hệ của 2 người.
  • Về tài vậy, thi cử, khó đỗ đạt, điểm không như mong đợi khó thành công

Giờ Không Vong nên tránh:

  • Ngày Giáp – Kỷ: Giờ Thân và giờ Dậu
  • Ngày Ất – Canh: Giờ Ngọ và giờ Mùi
  • Ngày Bính – Tân: Giờ Thìn và giờ Tị
  • Ngày Đinh – Nhâm: Giờ Dần và giờ Mão
  • Ngày Mậu – Quý: Giờ Tý và giờ Sửu

Cách tính ngày Không Vong

Để có thể tính ngành Không Vong chính xác nhất, có hai tài liệu ghi chép phổ biến.

Tính Ngày Không Vong theo phương pháp Lục diệu

Theo phương pháp tính Lục diệu của Gia Cát Lượng thì có sáu trạng thái vận hành phát triển theo quy luật. Sáu trạng thái đó là Đại an, Lưu niên, Tốc hỷ, Xích khẩu, Tiểu cát, Không Vong, như vậy:

  • Tháng 1 là tháng Đại An
  • Tháng 2 là tháng Lưu Niên.
  • Cứ như vậy lần lượt cho đến hết sáu trạng thái rồi lại lặp lại từ đầu. Như vậy, tháng Không Vong sẽ rơi vào tháng 6 và tháng 12.

Để tính ngày Không Vong cũng tương tự:

  • Ngày 1/1 âm lịch là ngày Đại An
  • Ngày 2/1 là ngày Lưu Niên.
  • Vậy trong tháng 1 sẽ có các ngày là: 6, 12, 18, 24 và 30. 

Tương tự với tháng 2 là tháng Lưu Niên:

  • Ngày 1 tháng 2 là ngày Lưu Niên
  • Ngày 2 là ngày Tốc Hỷ.
  • Vậy trong tháng 2 sẽ có các ngày Không Vong là: 5, 11, 17, 23 và 29.
Cách tính Ngày Không Vong chính xác.
Cách tính Ngày Không Vong chính xác.

Tính Ngày Không Vong theo Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp là cách tính lịch có từ thời nhà Thương của Trung Quốc. Mỗi một ngày sẽ có một cặp can chi khác nhau. Về năm, có năm can dương, có năm can âm. Theo lịch học của phương đông, tên của mỗi ngày, tháng, năm đều được gọi bằng tên của thiên can và địa chi.

Theo nguyên tắc âm dương, tên của ngày gồm có: Can âm + chi âm hoặc can dương + chi dương

Trong đó có 5 can Dương gồm Giáp Bính Mậu Canh Nhâm kết hợp với 6 chi Dương là Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất.

Ngoài 5 can dương còn có 5 can âm gồm “Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý” và kết hợp với 6 chi âm là “Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tị, Mão”.

Như vậy khi kết hợp ta sẽ có được lục thập hoa giáp. Người xưa chia lục thập tức là 60 hoa giáp này thành 6 tuần giáp. Mỗi tuần giáp là 10 ngày tương ứng với 10 thiên can, so sánh với 12 địa chi sẽ có 2 ngày bị dư ra. Người ta gọi 2 ngày này là 2 ngày Không Vong.

  • Giáp Tý gặp hai ngày Tuất, Hợi là Không Vong
  • Giáp Dần gặp hai ngày Tý, Sửu là Không Vong
  • Giáp Thìn gặp hai ngày Dần, Mão là Không Vong
  • Giáp Ngọ gặp hai ngày Thìn, Tị là Không Vong
  • Giáp Thân gặp hai ngày Ngọ, Mùi là Không Vong
  • Giáp Tuất gặp hai ngày Thân, Dậu là Không Vong

Như vậy hai Địa Chi khóa đuôi, kết thúc tuần giáp và chuyển sang tuần giáp mới chính là Không Vong. Cách xác định ngày Không Vong như thế này giống với cách an Tuần trung Không Vong trong Tử vi đẩu số.

Những việc kiêng kỵ trong ngày Không Vong

Khi đã đã hiểu rõ về Ngày Không Vong, ta biết được nó ảnh hưởng thế nào đến các mặt trong cuộc sống. Vì vậy, ta cần nắm được những việc kiêng khi trong ngày này để tráng khỏi những hậu quả xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình.

Vì là ngày xấu nên điều đầu tiên cần ghi nhớ là tuyệt đối không được xuất hành đi xa với những mục tiêu liên quan đến của cải, tiền bạc, công việc hay buôn bán như: ký kết hợp đồng, khai trương, nhận chức, xây dựng nhà cửa, kết hôn… Nếu tiến hành phạm phải những ngày Không Vong này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả, gây thua lỗ, mất mát thậm chí là gia đạo chia rẽ. Thay vào đó, vào Ngày Không Vong gia chủ nên thực hiện các công việc như tiêu hủy đồ cũ, cởi bỏ hiềm khích để hạn chế điều xui và sẽ có lợi hơn.

bởi Quốc Cường vào | 3315 lượt xem

Có thể bạn muốn xem