Truyện tranh sex có nội dung xấu? Gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều bộ truyện tranh có nội dung dành cho “người lớn”, với cốt truyện nhảm nhí và nhiều hình ảnh khiêu gợi. Dạo quanh một số cửa hàng sách ở các quận ven và huyện ngoại thành TPHCM, dễ dàng thấy những cuốn truyện tranh dạng này được bày bán và cho thuê công khai, thu hút nhiều học sinh.
Trên các sạp ve đường, truyện tranh được bày bán trên vỉa hè từ sáng đến khuya, gợi tò mò cho các thiếu niên bằng những hình bìa gợi cảm, nội dung thiếu đứng đắn. Ghé vào một tiệm bán truyện tranh trên con đường này và thực sự ngỡ ngàng khi thấy một tốp học sinh tuổi 13 - 14 kéo nhau vào tìm những cuốn sách có tựa đề như Dành cho tuổi 16, Lần đầu trải nghiệm… của các nhà xuất bản, có cấp phép hẳn hoi. Chúng tôi cầm một cuốn truyện tranh để đọc thử, tựa Con mèo trên gác xép. Nội dung truyện kể về một thanh niên bướng bỉnh cãi cha mẹ bỏ nhà đi bụi, thuê phòng ở riêng, gặp cô gái trong phòng. Sau những diễn biến, người thanh niên vật cô gái ngã ra rồi nằm đè lên.
Bên cạnh những truyện tranh dành cho thiếu nhi chỉ còn thu hút được trẻ con, các nhà xuất bản đang chuyển hướng nhằm vào đối tượng thiếu niên tuổi dậy thì, truyện được đóng mác 12+, 13+, 14+…, không phải để giới hạn độc giả, mà để kích thích sự tò mò giới tính. Trong những cuốn truyện này, có nhiều hình ảnh phụ nữ tắm, mặc đồ lót, ôm hôn, thậm chí có cả cảnh trên giường...
Tại một cửa hàng sách ở đường B.Đ (quận B.T), chúng tôi gặp một học sinh Trường THCS H.H.T vừa mua một cuốn truyện tranh dạng này. Em cho biết: “Truyện không có gì hay, hình ảnh vẽ không đẹp, toàn những cảnh hôn nhau nhưng thấy các bạn trong lớp rủ nhau mua và chuyền tay nhau đọc nên em cũng mua theo”.
Chị Tâm, bán sách trên đường C.M.T.T (quận 3), phân trần: “Tôi chẳng đọc các truyện tranh đó bao giờ, thấy bộ truyện nào được học sinh hỏi nhiều thì tìm mua về bán. Nếu cứ trưng bày các loại sách, truyện bình thường thì khó mà bán được. Trung bình mỗi ngày, tôi bán loại sách này được 10 - 12 cuốn”.
Ngoài những cuốn truyện tranh có nội dung nhảm nhí, hình ảnh gợi cảm, cũng có những cuốn truyện đầy rẫy bạo lực, với hàng loạt những từ ngữ như “chém giết”, “phanh thây”, “xẻ thịt”… xuất hiện rất nhiều trong các cuốn truyện tranh này. Các nhân vật trong truyện được xây dựng mang trong mình tính cách hiếu chiến, thù hận. Chị Hoàng Thị Thu Hằng, có con đang học lớp 5, cho biết: “Nhiều lần thấy con tôi chăm chú đọc các cuốn truyện tranh, để ý tôi mới biết đó là truyện bạo lực với các hình ảnh chém giết man rợ. Tại sao lại có nhà xuất bản dịch và bán cho cho trẻ em những món ăn tinh thần độc hại đến vậy?”.
Đọc truyện tranh sex vì muốn chứng tỏ... đẳng cấp
Theo tìm hiểu của chúng tôi, truyện tranh Nhật Bản có rất nhiều thể loại như: Anime, Shounen, Seinen... Trong đó có Hentai là một trong những thể loại truyện tranh mang tính khiêu dâm, mô tả các mối quan hệ tình dục, bạo lực... Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu rõ và đánh đồng loại truyện này với các truyện tranh bình thường khác. Trên các quầy sách bán cho trẻ em hiện nay, loại truyện này lẫn lộn với những truyện tranh lành mạnh khác như Đôrêmon, Thần đồng đất Việt...
Tại một tiệm cho thuê truyện trên đường N.V.L, quận B.T, chúng tôi thấy có khá nhiều học sinh tới thuê truyện tranh và một trong những quyển truyện được thuê nhiều nhất là Chobit. Khi được hỏi, một học sinh cho biết: Chobit là một quyển truyện khoa học viễn tưởng, kể về một thế giới nơi con người có thể tạo ra những con rô-bốt y như người thật... Nhưng khi chúng tôi đọc thì thấy hầu hết nội dung trong truyện mô tả cảnh chung đụng của chàng trai và cô gái rô-bốt, với những hình ảnh hết sức nhạy cảm. Chị Hoàng Thị Thu (biên tập nhà sách PN) chia sẻ: “Nhiều khi biên tập thấy một số sách có hình vẽ trần trụi quá, chúng tôi phải cố ý vẽ thêm các trang phục lót vào hoặc cắt bỏ bớt. Nhưng nhiều học sinh lại phàn nàn khi thấy truyện không còn nguyên gốc và không mua sách”.
Được biết, những dạng truyện này phát tán rất nhiều trên mạng, tại các tiệm cho thuê truyện. Hầu hết các em khi được hỏi đều cho biết, đọc để bằng bạn bằng bè, không bị chê là quê mùa, lạc hậu và để chứng tỏ đẳng cấp của mình với các bạn trong lớp. Tuy nhiên sau khi đọc xong những quyển truyện này, nhiều em học hành sút kém, thường bị ám ảnh vì những hình ảnh, nội dung trong truyện.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên mạnh tay đối với các nhà xuất bản cố tình vi phạm, đồng thời các trường học cần có nhiều biện pháp tuyên truyền giáo dục để giúp các em hiểu rõ hơn tác hại của những loại truyện tranh này.
Hệ thống phân loại truyện tranh
Truyện tranh Nhật Bản là một phạm trù nghệ thuật đa dạng và phong phú, với sự phân loại rõ ràng dựa trên độ tuổi và giới tính của độc giả. Dưới đây là một số thể loại truyện tranh phổ biến tại Nhật Bản:
-
Shonen (少年): Thường có nội dung đầy hành động, phiêu lưu, và thường dành cho độ tuổi thiếu niên nam. Những bộ truyện tranh Shonen thường xoay quanh những cuộc phiêu lưu, sức mạnh siêu nhiên, và những trận chiến kịch tính
- Shojo (少女): Tập trung vào cảm xúc và mối quan hệ giữa các nhân vật, thường dành cho độ tuổi thiếu nữ. Những bộ truyện tranh Shojo thường khám phá tình yêu, tình bạn, và cuộc sống hàng ngày của các nhân vật nữ
-
Seinen (青年): Manga dành cho người lớn, thường có nội dung phức tạp và sâu sắc hơn. Các bộ truyện tranh Seinen thường khám phá những vấn đề xã hội, tâm lý, và thường có cảnh bạo lực hoặc tình dục
-
Josei (女性): Tương tự như Shojo, nhưng phức tạp và thực tế hơn. Josei dành cho phụ nữ trưởng thành và thường khám phá cuộc sống, tình yêu, và sự nghiệp của các nhân vật nữ
- Kodomo Thể loại truyện tranh dành cho trẻ em trong tiếng Nhật gọi là Kodomo manga (子供向け漫画). Đây là những bộ truyện tranh manga được thiết kế đặc biệt cho trẻ em dưới 10 tuổi. VD Doreamon, Nhóc Maruko
Trong đó các loại truyện tranh 18+ của Nhật nói riêng và các nước khác như Hàn Quốc, thuộc vào Seinen/Josei. Ở các nhà sách Nhật Bản, truyện tranh được in lên tạp chí hoặc xuất bản thành từng tập. Mỗi loại có đánh dấu thể loại và quy định độ tuổi được phép mua. Khi đó, trẻ em không được mua các loại dành cho tuổi trưởng thành và có khi cần phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân để chứng mình độ tuổi phù hợp khi thanh toán.
Những truyện tranh hentai, truyện tranh sex tại Nhật còn được bọc trong giấy kính. Người mua chỉ xem được bìa truyện và ko xem được nội dung.
Tuy nhiên một số thể loại truyện có sự pha trộn, điều này góp phần tạo nên nhiều tranh cải. Nhất là khi truyện tranh Nhật được phổ biến ở thị trường quốc tế.
Để tăng sự thu hút đọc giả, các tác giả thường thêm thắt một số cảnh "nóng". Trong quy định xuất bản tại các nước có nền truyện tranh phát triển. Các cảnh này nằm trong phạm vi cho phép vẫn được thông qua. Và đơn vị xuất bản sẽ xết duyệt dựa trên toàn cảnh của câu chuyện: nguyên nhân - diễn biến - kết quả.
Nếu chỉ xem ngay trang có cảnh nóng, mà không xem qua cả câu chuyện sẽ khiến cho nhiều người đỏ mặt. Đây một phần do văn hoá và truyền thống từng nơi. VD truyện tranh Doreamon bị cấm ở một số quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Pháp, Đài Loan... một một số cảnh bạo lực như Jaian đánh Nobita... Có cảnh Shizuka tắm...
Hãy nhớ rằng không phải tất cả truyện tranh điều xấu hay có nội dung "khiêu dâm". Truyện tranh không chỉ dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Truyện tranh khiêu dâm được sinh ra để phục vụ cả những người trưởng thành. Tuy nhiên có thể do sự quản lý chưa được tốt hoặc do nhận thức người xem chưa đúng, dẫn đến xem truyện "vượt cấp".
Phân loại truyện tranh ở Việt Nam?
Tại Việt Nam, việc phân loại truyện tranh theo độ tuổi đọc vẫn chưa có quy định thống nhất từ ngành Xuất bản. Mỗi nhà xuất bản thường tự mình dán nhãn phân loại cấp độ đọc để đảm bảo ấn phẩm phù hợp với từng lứa tuổi. Một số phân loại độ tuổi đọc truyện tranh tại Việt Nam:
-
Bảng phân loại độ tuổi: Trước đây, có một bảng phân loại gồm 4 cấp độ như sau:
- T1 (Thiếu nhi): Dành cho trẻ em.
- T2 (Tuổi Teen): Dành cho thanh thiếu niên.
- T3 (Tuổi Trưởng Thành): Dành cho người trưởng thành.
- How (Truyện tranh truyền tải kiến thức): Dành cho mục đích giáo dục
-
Bảng phân loại mới: Hiện nay, bảng phân loại đã được cập nhật và chia thành 6 cấp độ:
- 0+ (từ 0 tuổi trở lên): Dành cho mọi lứa tuổi.
- 3+ (từ 3 tuổi trở lên): Dành cho trẻ em.
- 6+: Dành cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
- 12+: Dành cho thanh thiếu niên.
- 16+: Dành cho người trưởng thành.
- 18+: Dành cho người trưởng thành với nội dung nặng nề
Việc phân loại truyện tranh ở Nhật Bản không chỉ dựa vào độ tuổi mà còn phụ thuộc vào nội dung, thể loại và mục đích sử dụng của từng tác phẩm. Truyện tranh Nhật Bản không chỉ giải trí mà còn có tầm ảnh hưởng lớn đối với độc giả ở mọi lứa tuổi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản qua truyện tranh, hãy đọc thử một số bộ Manga phù hợp với độ tuổi của bạn!
bởi Quốc Cường vào | 11780 lượt xem