Thúng tre là vật dụng quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam bởi nguyên liệu để tạo ra thúng tre chủ yếu là tre và trúc, hai loại cây quen thuộc với mỗi gia đình. Thúng tre có lịch sử lâu đời, gắn liền với cuộc sống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Không có tài liệu nào ghi chép cụ thể về thời điểm ra đời của thúng tre, nhưng có thể suy đoán rằng nó ra đời từ rất sớm, khi con người bắt đầu biết sử dụng tre.
Thúng tre bao gồm 2 bộ phận là thân thúng và miệng thúng: Thân thúng được làm bằng các nan tre đan lại với nhau thành hình tròn, đáy phẳng, miệng rộng, còn Miệng thúng được làm bằng các nan tre dầy cứng đan lại với nhau, tạo thành một vòng tròn rất cứng có khả năng chịu lực tốt. Thúng tre thường có kích thước từ 20 đến 50 cm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng chọn thúng lớn hay thúng nhỏ.
Sở dĩ có tên gọi "thúng tre" là vì được làm chủ yếu bằng tre hoặc các loài cùng họ tre. Từ "thúng" dùng để chứa đựng các lương thực, thực phẩm hoặc chứa các vật liệu sinh hoạt trong gia đình. Cái thúng còn tượng trưng cho tấm lòng bao dung, vị tha của người mẹ, người vợ và đồng thời là người phụ nữ Việt Nam, chứa đựng tất cả mọi lỗi lầm và sẵn sàng bỏ qua nó.
Ngoài công dụng đựng hàng hoá, lương thực thì thúng tre còn có thể được sử dụng để đựng nhiều loại vật dụng khác nhau, như gạo, nước, hoa, trái cây,... bên cạnh đó thúng tre còn được dùng để trang trí vào các dịp lễ tết giúp không khí thêm sinh động và hấp dẫn hơn, khơi gợi được nét văn hoá của người dân Việt Nam và gắn liền với nét nông thôn độc đáo.
Vào dịp tết người ta còn dùng thúng tre để làm các đạo cụ để chụp ảnh kèm áo tứ thân, áo bà ba hay áo dài cũng rất đẹp và bắt mắt, nó mang lại cho người nhìn một vẻ đẹp chân chất, mộc mặc và nét dịu dàng, duyên dáng của người dân nông thôn Việt Nam.
Đơn vị tính: bộNếu bạn còn băn khoăn về chất lượng sản phẩm, chất liệu, size, tình trạng... hãy gọi chúng tôi để được tư vấn.
Các câu hỏi thường gặp khi thuê hoặc mua Thúng Tre:
Đây là đường đi của bạn