Song song với sự phát triển của khoa học công nghệ tại Nhật Bản việc giữ gìn những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tại Nhật Bản luôn được đề cao. Trang phục truyền thống chính là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa tại Nhật Bản.
Hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn đọc những mẫu trang phục Nhật Bản truyền thống được sử dụng phổ biến nhất.
1. Trang phục Nhật Bản qua các thời kỳ phát triển của lịch sử
+ Thời kỳ Heian (794- 1185)
Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn hóa Nhật Bản. Trang phục Kimono ra đời vào năm 894 của giai đoạn này. Trang phục lễ tiệc của phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc ở thời kỳ này rất đặc biệt, gồm 12 lớp áo nặng đến 20kg.
+ Thời kỳ Edo (1603 – 1868)
Do ảnh hưởng của lịch sử nên vào giai đoạn này trang phục truyền thống của Nhật Bản cũng có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Kimono trở thành trang phục thuộc tầng lớp thượng lưu, quyền lực.
Thắt lưng Obi cũng được ra đời để tạo thêm điểm nhấn cho trang phục này.
+ Thời kỳ Meiji (1868 - 1912)
Sự xuất hiện của trang phục phương Tây ở triều đại Minh Trị giai đoạn năm 1868 – 1912 đánh dấu bước chuyển mình trong lịch sử trang phục Nhật Bản. Thậm chí ngay trong Hoàng cung, lệnh mặc trang phục phương Tây cũng đã được ban hành với nam giới năm 1872 và với nữ giới năm 1886.
Mặc dù thời trang theo phong cách phương Tây được sử dụng rộng rãi, thế nhưng đa số người Nhật vẫn mặc Kimono.
Trang phục thời Meiji
+ Thời kỳ Taisho (1912 – 1926)
Đây là thời kỳ bắt đầu của sự giao thoa giữa nền văn hóa phương Tây và phương Đông nên trang phục cũng có những sự thay đổi nhất định. Kimono được cách tân hơn và thường được phối hợp với áo khoát choàng và găng tay, túi xách. Trong khi nam giới bắt đầu làm quen với áo vest, áo choàng thì phần lớn phụ nữ trưởng thành vẫn ưa chuộng trang phục truyền thống. Thế nhưng họ bắt đầu cho con cái mình mặc áo sơ mi, quần và váy.
Cho tới hiện tại, dù Kimono đã biến hóa với nhiều mẫu mã vô cùng đa dạng nhưng bản chất và giá trị về văn hóa của nó vẫn không thay đổi. Kimono đã trở thành biểu tượng đại diện cho người Nhật Bản.
2. Danh sách những bộ trang phục truyền thống Nhật Bản
+ Kimono – Biểu tượng của người Nhật
Kimono là trang phục Nhật Bản truyền thống ra đời từ rất lâu và được lưu giữ cho tới ngày nay. Kimono có nhiều loại được thiết kế với họa tiết và phong cách khác nhau. Tuy nhiên thiết kế chính của Kimono vẫn là bộ trang phục được tạo từ bốn mảnh vải riêng cùng một chiếc đai.
Trang phục Kimono truyền thống
Kiểu dáng của Kimono cùng được thiết kế đa dạng cho hợp với độ tuổi và hoàn cảnh của người mặc. Màu sắc, họa tiết của trang phục cũng đa dạng và bắt mắt. Thường được may từ vải thủ công từ các chất liệu như lụa, vải lanh hay sợi gai. Khi xã hội phát triển, Kimono còn được chọn may từ vải sợi tơ nhân tạo, cotton.
+ Trang phục Yukata
Yukata là loại kimono làm bằng cotton bình thường, thường sử dụng vào mùa hè. Thời xưa, Yukata chỉ được sử dụng tại nhà khi vừa tắm xong, nhưng hiện nay Yukata lại rất được ưa chuộng.
Mẫu trang phục Yukata
+ Trang phục Furisode cho nữ giới độc thân
Furisode là một loại trang phục Kimono được thiết kế dành cho những cô gái chưa lập gia đình ở Nhật Bản. Trang phục thường được mang vào các dịp lễ cưới, lễ trưởng thành hay các dịp lễ khác. Bạn có thể phân biệt loại trang phục này thông qua chiều dài của ống tay.
Trang phục cho phụ nữ độc thân
Furisode được chia ra làm nhiều loại theo độ dài của cánh tay gồm:
- Oofuriode có chiều dài của cánh tay khoảng 114cm.
- Chuufurisode khoảng 100cm.
+ Trang phục Houmongi cho phụ nữ đã kết hôn
Thay thế cho trang phục Furisode khi một nữ giới đã kết hôn đó chính là trang phục Houmongi. Điểm khác nhau giữa 2 loại trang phục này là màu sắc được chọn để may những bộ Houmongi là những tông màu nhẹ nhàng, đơn giản hơn so với Fursode. Phần tay áo cũng được thiết kế gọn hơn tay áo của Furisode. Loại trang phục này thường được mang vào các dịp như lễ tiệc.
Trang phục Nhật Bản Houmongi
+ Trang phục cưới Uchikake
Uchikake cũng là một loại lễ phục dành cho cô dâu vào ngày trọng đại của đời mình. Trang phục biểu hiện cho sự may mắn của cô dâu chú rể.
Uchikake
+ Lễ phục áo trắng cô dâu Shiromaku
Shiromaku là lễ phục dành cho cô dâu trong ngày cưới với tông màu trắng tinh khiết. Loại lễ phục này được thiế kế xòe dài phủ chân nên hơi khó di chuyển cho người mặc.
+ Happi
Happi là loại trang phục của Nhật Bản được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Loại trang phục này được sử dụng như một chiếc áo choàng vào mùa Đông. Vào những năm về trước, Happi thường được dành cho người giúp việc để phân biệt với gia chủ. Tuy nhiên cho đến hiện nay loại trang phục Happi đã được sử dụng phổ biến hơn.
Trang phục Hapi
Vào các dịp lễ hội, người dân Nhật Bản thường chọn Happi làm trang phục nhóm để thể hiện tinh thần đoàn kết.
+ Hanten
Haten là loại trang phục truyền thống dành cho tầng lớp bình dân được bắt đầu từ thời Edo. Đến thế kỷ 18 loại trang phục này bắt đầu được sử dụng thịnh hành.
+ Trang phục Kuro Mofuku cho tang lễ
Kuro Mofuku là loại trang phục được dùng riêng để mang khi dự tang lễ của họ hàng có màu đen và không họa tiết. Giá thành một chiếc Kuro Mofuku cũng tương đối cao.
Trang phục tang lễ của người Nhật Kuro Mofuku
+ Trang phục truyền thống cho nam giới – Fundoshi
Fundoshi là loại trang phục dành cho nam giới ở Nhật Bản, thường được mặc vào các dịp lễ hội hay đấu kiếm. Trang phục dành cho nam giới thường có màu sắc và họa tiết đơn giản.
3. Tìm hiểu về trang phục Nhật Bản hiện đại
Trang phục Nhật Bản được thay đổi qua nhiều thời kỳ của lịch sử, cho tới ngày nay trang phục thường ngày của người dân Nhật Bản cũng giống như ở Việt Nam là quần, áo, váy, sơ mi và vest…
Thời tiết tại Nhật Bản khá lạnh nên áo len, áo choàng, găng tay là trang phục không thể thiếu vào mùa đông tại Nhật.
Vào các mùa khác trong năm, bạn sẽ được ngắm đường phố Nhật Bản với nhiều sắc màu, kiểu dáng quần áo và phong cách thời trang rất bắt mắt.
4. Cách mặc Kimono Nhật Bản
Kimono được thiết kế với 4 mảnh chính gồm: 2 mảnh thân áo, 2 mảnh làm tay áo, còn lại là các mảnh làm cổ áo và miếng lót hẹp.
Cấu tạo chính của một bộ Kimono gồm có các phần sau:
♦ Obi- jime là dây cột để trang trí và tạo điểm nhấn cho Obi.
♦ Date-jime (Date-maki) là dây quấn cố định.
♦ Obi-makura là gối dùng luồn phía sau Obi để tạo độ phồng.
♦ Tabi.
♦ Obi-ita là tấm lót để tạo độ phẳng cho Obi.
♦ 3 sợi dây cột Koshi-himo.
♦ Obi-age là vải để trang trí cho Obi.
♦ Dây thắt lưng Obi.
♦ Nagajuban: đồ lót chuyên dụng cho Kimono.
Các bước mặc Kimono
Cách mặc Kimono khá phức tạp và không phải ai cũng có thể mang đúng và đẹp. Dưới đây là các bước để mang Kimono đúng cách.
♦ Bước 1: Mặc Kabushi và vớ sau đó mang khoác Juban vào sao cho vạt áo ở bên trái đè lên phần vạt áo bên phải. Quấn Koshi-himo và Date-jime vào để phần Juban được cố định lại.
♦ Bước 2: Mặc áo Kimono, lưu ý canh chỉnh sao cho mép dưới của áo vừa chạm đến mắc cá chân. Tà áo bên trái được nằm trong tà áo bên trái. Cố định phần eo bằng dây Koshi- himo.
♦ Bước 3: Thả vạt áo dư sau khi canh chỉnh độ dài. Kéo vạt áo lại cho phẳng rồi cố định bằng sợi dây Koshi – Himo. Cổ áo được kéo về sau và để lộ một chút phần gáy để giúp bạn thoải mái hơn.
♦ Bước 4: Cổ áo Kimono và Juban phải được chồng khít lên nhau. Cố định eo bằng dây Date – Jime.
♦ Bước 5: Dùng tấm Obi – ita lót ở phần bụng trước khi quấn thắt lưng để được dáng phẳng đẹp. Đối với người trẻ tuổi vị trí thắt Obi là trên xương hông, người lớn tuổi hơn vị trí được thắt sẽ thấp hơn.
♦ Bước 6: Thắt Obi ở phía sau lưng tùy ý theo sở thích và sáng tạo của người mang.
♦ Bước 7: Quấn Obi- age để trang trí và tạo điểm nhấn cho bộ Kimono. Luồn gối Obi – makura để tạo độ phồng trước khi quần Obi – age.
♦ Bước 8: Bước cuối cùng là thắt dây Obi – jime ở giữa eo để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục.
Lời kết: Mong rằng với tất cả những kiến thức và trải nghiệm mà chúng tôi có được sẽ giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về trang phục Nhật Bản
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 1128 lượt xem