30 Công Thức Dạy Cách May Đầm Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu

Hôm nay BBcosplay sẽ chỉ cho bạn cách may đầm đơn giản chi tiết nhất có thể để bạn có thể tham khảo và làm theo nhé.

1. Dụng cụ cần chuẩn bị để học cắt may đầm

Để tham gia các lớp học cắt may váy đầm, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cơ bản như sau:

  • Máy may.
  • Tấm vải lớn, có kích thước tối thiểu rộng 130cm, dài 70cm.
  • Vải mếch.
  • Thước dây, thước đo.
  • Kéo, kim, chỉ, kim ghim.
  • Phấn vẽ.
  • Khóa giọt lệ.
cách may đầm đơn giản
cách may đầm đơn giản

Cách may, đo của mỗi loại váy không giống nhau. Vì thế, để may được chiếc đầm như mong muốn, bạn nên tìm hiểu công thức dạy cắt may đầm tương ứng với từng dáng váy. 

  • Tìm hiểu Học Nghề May Có Khó Không? Những Lợi Ích Và Khó Khăn Khi Học May

2. Học may đầm cơ bản: Đầm suông

Đầm dáng suông là kiểu phù hợp với tất cả mọi dáng người. Nó giúp che bớt khuyết điểm của cơ thể như vòng bụng lớn, vòng eo kém thon của người đầy đặn. Đồng thời tôn lên vẻ đẹp vốn như khoe khéo đường cong mềm mại của cô nàng sở hữu số đo đẹp. 

Đầm suông được tạo ra từ 2 mảnh vải, có tay hoặc không tay, và không chiết ly. Nhờ phom dáng rộng nên nó mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.

Dạy cắt may đầm thời trang: Thực hiện lấy số đo

Sau đây là hướng dẫn cách lấy số đo:

  • Dài váy: Bạn sử dụng thước dây đo từ chân cổ đến vị trí mong muốn. Ví dụ, nếu bạn muốn đầm dài trên đầu gối thì đo từ phần chân cổ đến vị trí cách đầu gối khoảng 2 – 3cm tùy ý.
  • Ngang vai: Sử dụng thước dây đo từ bả vai trái sang phải.
  • Hạ eo: Đo từ phần chân cổ đến ngang eo.
  • Vòng cổ: Đo quanh chân cổ.
  • Vòng ngực: Đo vòng ngực và cộng thêm 1 – 2cm để tạo sự rộng rãi, mang đến cảm giác thoải mái khi mặc.
  • Vòng mông: Đo vòng mông.

Học may váy: Hướng dẫn cách tính khổ vải

  • Nếu vải có khổ 1.5m thì tương đương 1 chiều dài váy + 10cm.
  • Người có vòng mông dưới 88cm: Sử dụng khổ vải 1.2m (bằng 1 chiều dài váy + 20cm).
  • Người có vòng mông từ 90cm trở lên: Số đo sẽ bằng 2 chiều dài váy + 5cm.
Hướng dẫn cách tính khổ vải
Hướng dẫn cách tính khổ vải

Học may đầm thiết kế: Phương pháp vẽ tạo mẫu 

  • Cách vẽ thân trước 

Bạn gấp vải làm đôi theo chiều dọc sao cho 2 mặt phải áp vào nhau.

– Dài váy AH = 2cm gấu.

– Chiều ngang gấp vải = M/4 + 2cm

– AB xuôi vai = 3.5cm

– AC hạ nách = N/4 – 3cm hoặc 4cm

– AD dài eo

– DE hạ mông = 17cm

– AA1 rộng cổ = 6.5cm

– BB2 rộng vai = V/2 = 37/2

– CX rộng đô = V/2 – 2cm

– CC1 rộng ngực = N/4

– DD1 rộng eo = E/4 + 1cm

– EE1 rộng mông = M/4 – 0.5cm

– Nối A1 xuống B1, rồi từ B1 xuống X.

– Vạch một đường hơi cong từ C1 xuống D1, từ D2 xuống E, và từ E1 xuống H1.

– Chia cổ: Từ A1 đến A2 = 4cm, từ A2 xuống A3 = 21cm

– Vạch một đường cong từ A1 xuống B1.

Sau khi vẽ xong, bạn cắt vải như sau:

– Đối với cổ áo, nách áo: Bạn cắt chừa đường may 0.5 – 1cm.

– Đối với vai: Khi cắt, bạn chừa đường may 1cm.

– Đối với đường sườn áo: Khi cắt, bạn chừa đường may 1.5cm.

– Đối với đường sườn váy: Khi cắt, bạn chừa đường may 1.5cm.

Phương pháp vẽ tạo mẫu 
Phương pháp vẽ tạo mẫu 
  • Cách vẽ thân sau 

Bạn gấp đôi vải tương tự như cách vẽ thân trước.

– Chiều ngang gấp vải – M/4 + 2cm

– Sang dấu đường kẻ C, D, E, H từ điểm A của thân trước lên điểm a của thân sau = 1cm

– ab xuôi vai = 3.5cm

– aa1 rộng cổ = 6.5cm

– cx rộng đô = V/2 – 0.5cm

– cc1 rộng ngực = N/4 – 1cm

– dd1 rộng eo = E/4

– ee1 rộng mông = M/4 – 0.5cm

– hh1 rộng chân váy = M/4 – 0.5cm

– Nối từ a1 xuống b1, và nối từ b1 xuống x.

– Vạch một đường hơi cong từ c1 xuống d1, từ d1 xuống e1, và từ e1 xuống h1.

– Vẽ chỉ cổ từ a1 ra a2 = 4cm.

– Vẽ từ a xuống i = 3.5cm.

– Vạch một đường cong từ a2 xuống i.

– Vạch một đường cong từ b2 xuống c1.

Sau khi vẽ xong, bạn cắt tương tự như thân trước.

Phương pháp vẽ tạo mẫu 
Phương pháp vẽ tạo mẫu 

Dạy cắt may đầm suông

Sau khi hoàn tất cắt vải, bạn tiến hành may đầm như hướng dẫn dưới đây:

  • Ở phân tim của cổ trước và sau, bạn khía 5mm.
  • Đặt tấm vải đã cắt lên mặt phải của cổ và tiến hành may một đường 5mm.
  • May một đường 1mm đè lên trên nhằm giúp cho các đường viền được giữ chắc chắn.
  • Gấp mép vải khoảng 2cm rồi may một đường 1mm để giấu đường viền.
  • Tiếp theo, bạn may viền nách tương tự như viền cổ. Bằng cách cắt một mảnh vải rộng tầm 2cm và chiều dài bằng vòng nách, rồi thực hiện may giống như may viền cổ.
  • Sau cùng, bạn may phần gấu váy để có sản phẩm hoàn thiện. 

Các lưu ý trong cắt may áo đầm suông

Khi cắt vải, bạn cần chú ý các điểm dưới đây:

  • Phần cổ: Khi cắt, bạn chừa đường may 0.5cm để có thể viền gập bọc vào trong.
  • Phần nách: Chừa đường may 0.7 – 1cm.
  • Sườn thân váy: Chừa đường may 1.5cm
  • Gấu váy: Chừa đường may từ 2 – 3cm
Các lưu ý trong cắt may áo đầm suông
Các lưu ý trong cắt may áo đầm suông

3. Dạy cắt may áo đầm xòe

Chọn kiểu dáng

Đầm xòe có khá nhiều kiểu dáng. Trước khi cắt may, bạn chọn kiểu phù hợp với vóc dáng. Kế đến, bạn tiến hành đo mẫu, cắt vải và may đầm.

Dạy cắt may váy: Hướng dẫn lấy số đo cơ thể

Đây là bước quan trọng để góp phần tạo nên bộ trang phục hoàn hảo. Do đó, khi đo, bạn cần thực hiện chính xác các thao tác.

Trong hướng dẫn cắt may này, Luvinus cung cấp số đo mẫu như sau:

  • Vòng mông: 88cm
  • Vòng bụng: 64cm
  • Vòng ngực: 86cm
  • Rộng vai: 37cm
  • Dài váy: 60cm
  • Hạ ngực: 24cm
  • Hạ eo: 36cm
Hướng dẫn lấy số đo cơ thể
Hướng dẫn lấy số đo cơ thể

Học may váy đầm: Cách tính vải theo chuẩn

  • Vải có khổ 1.5m là 80cm
  • Vải có khổ 1.15m là 120cm
  • Vải có khổ 0.9m là 160cm

Cắt may áo đầm: Cách vẽ đầm xòe

  • Thân trước váy 

Bạn gấp tấm vải làm đôi sao cho đường biên vải và đường cắt ngang khổ vải tạo ra góc 45o.

– Dựng một tam giác có cạnh đáy là BB1 = Vb/4 – 2 = 14

– Quay một cung tròn có bán kính bằng AB

– Độ dài váy BX = 60cm

– Quay một cung tròn lớn hơn có bán kính AX = AB + BX = 14 + 60 = 74cm

– Phần trục giữa váy: Cắt giảm 2cm để váy không bị xệ.

– Cạnh sườn váy: Giảm 4cm.

  • Thân váy sau

Bạn thực hiện cắt tương tự như thân váy trước nhưng phần giữa lưng giảm 2cm. 

Cách vẽ đầm xòe
Cách vẽ đầm xòe
  • Phần cạp váy

– Dựng một hình chữ nhật gồm 4 góc A, B, C, D

– AB = ½ Vb

– Cạp AD rộng 4cm

– Từ góc C lấy xuống 1cm. Rồi đánh cong chân cạp AC1.

– Vẽ cạp DC2 song song với cạp AC1.

– C1C2 rộng 4cm, C1C2 và AC vuông góc tại điểm C1.

  • Chân váy

Ngay góc 90o của mép vải, bạn xếp đường biên vải và đường cắt ngang khổ tạo thành góc 45o, đồng thời, 2 mặt phải của chúng úp vào trong. 

– Dựng một tam giác có cạnh đáy là BB1.

– Chiều dài BB1 = Vb/4 – 2 = 14cm

– Quay một cung tròn có bán kính AB (đây là vòng bụng)

– Chiều dài váy BX = Dv = 60cm

– Quay một cung tròn lớn hơn có bán kính AX = AB + BX = 14 + 60 = 74cm

Cách vẽ đầm xòe
Cách vẽ đầm xòe
  • Váy ngoài (thân trước và thân sau) 

– Cạp = 0.6cm

– Đường sườn = 1cm

– Gấu = 3cm

– Lót đường sườn = 1cm

– Gấu = 1cm, cạp =  0.6cm

– Dựng cạp cắt đứt vạch phấn vẽ

– Cắt chừa xung quanh lá cạp ngoài và cạp trong 0,6cm

Dạy cắt may đầm: Cách cắt đầm xòe

  • Thân trước

– AD: Hạ eo

– AX: Dài áo

– AC: Hạ ngực  = 1/4 ngực

– CC1 = 1/4 ngực + 2cm (hoặc 3cm) tùy ý

– DD1 = 1/4 eo + 2cm

– XX1 = ¼ mông + 2cm (hoặc 3cm) tùy ý

– AA1 = 1/5 vòng cổ

– AA2 = 1/5vòng cổ + 1cm

– AB = 1/2 vai

– BB1 = 1/10 vai + 1cm.

– B1B2 = 2cm.

Từ đầu vai, bạn kéo vào 2cm theo hướng vuông góc với phần ngang ngực. Sau đó, bạn vẽ cong vòng nách.

– XX2 = 2cm 

– X1X3 = 1cm

  • Thân sau

– Từ thân sau dâng cổ lên 2cm (tức A4A5 = 2cm) rồi vẽ đường cong vòng cổ.

– Từ điểm A5 xuôi theo phần vai = 1/10 vai

– B1B2 = 1.5cm và kẻ vòng qua nách.

– X6X7 = 1cm.

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể

Bạn cắt phần thân trên. Sau khi cắt, bạn sử dụng kim ghim để banh ngực rồi ướm lên tấm vải đã gập đôi trước đó để cắt cho phần thân sau. Lưu ý, bạn nên đặt mép gắp giữa của phần vải thân trước thụt vào khoảng 1.5cm.

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể

Khi đã cắt xong thân trước, sau, bạn cắt tiếp phần lót cổ. Trong hình dưới đây, phần lót cổ là phần được đặt đè lên trên mảnh vải phần thân.

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể

Kế đến, bạn tiến hành cắt phần thân dưới. 

Đầu tiên, bạn vẽ bán kính của vòng tròn eo (R1), bán kính vòng tròn thân váy (R2). Lưu ý, số đo này phải được tính thêm đường may.

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể

Bạn gấp tấm vải làm 4 rồi vẽ đường cung ¼ vòng tròn. Sau đó, bạn cắt theo đường vẽ. Sau khi cắt thân dưới thì đường cắt để vào khóa. 

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể

Tiếp theo, bạn thực hiện các bước dạy cắt may đầm như sau 

  • Bước 1: Bạn may thân trên của đầm theo thứ tự bên dưới

– May chiết li eo rồi banh ngực.

– May các miếng lót vào phần cổ.

– May vai trước và vai sau vào nhau rồi là cho thẳng.

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể

– May lót cho phần nách.

– May 2 bên sườn của đầm rồi đem đi là.

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
  • Bước 2: Bạn sử dụng kim ghim để cố định vị trí của thân dưới, thân trên rồi may nối chúng lại. 
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
  • Bước 3: May phéc mơ tuya

– Bạn may thân dưới, đồng thời chừa lại một đoạn 45 – 50cm tính từ phần chân cổ để vào phéc mơ tuya.

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể

– Để vào phéc mơ tuya, bạn nên đổi sang may séc chìm. Đầu tiên, bạn may 1 đường để giữ khóa kéo với vải, tiếp đến, may một đường sát khóa kéo (trong quá trình may, bạn dùng một tay giữ khóa kéo như hình minh họa).

Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
  • Bước 4: Ở bước này, bạn thực hiện may gấu váy rồi mang đi là để gấu vào nếp. Như vậy, bạn đã hoàn thành may đầm xòa rồi. 
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể
Hướng dẫn cách cắt may đầm xòe với mẫu cụ thể

4. Dạy cắt may quần váy

Quần váy hay còn được gọi là váy quần hoặc quần giả váy. Tương tự như đầm xòe, quần váy không kén người mặc. Ngược lại, nó còn giúp che bớt khuyết điểm vùng hông to, vùng bụng lớn, hay eo “bánh mì” … 

Hướng dẫn lấy số đo

Công đoạn lấy số đo giúp bạn tính toán sơ bộ số lượng vải cần sử dụng. Dưới đây là cách đo:

  • Vòng cạp: Tùy vào sở thích mà bạn có thể may mẫu quần váy có cạp ngang rốn hoặc ngay eo. Dựa vào vị trí cạp, bạn đo để lấy kích thước chính xác.
  • Hạ mông: Là khoảng cách được tính từ cạp quần đến đỉnh mông.
  • Hạ đũng: Là khoảng cách được tính từ cạp quần đến ngang đũng.
  • Vòng mông: Bạn đo quanh vòng mông, lưu ý không được nới lỏng hay siết quá chặt. Vì nó làm ảnh hưởng đến dáng quần váy, và gây bất tiện cho người mặc.
  • Vòng đùi: Đo ở phần chân thuận của người mặc.
  • Chiều dài của quần: Là khoảng cách tính từ cạp quần đến ngang gấu quần.

Cách vẽ rập

Để vẽ thiết kế rập, bạn kẻ một đường ngang cạp, một đường vuông góc rồi vẽ các đường ngang theo công thức dưới đây:

  • Đường hạ mông: Kẻ một đường ngang có kích thước bằng với số đo.
  • Hạ đũng: Kẻ một đường ngang với kích thước bằng số đo hạ đũng cộng thêm một khoảng để cử động (ví dụ 3 – 4cm tùy ý). Lưu ý, đũng thân trước ngắn hơn đũng thân sau. 
  • Chiều dài quần: Kẻ một đường ngang với kích thước bằng số đo.  
  • Rộng ngang cạp: Vẽ rộng ngang cạp có kích thước bằng ¼ tổng kích thước số đo cạp và phần ly (nếu có). Hoặc bạn có thể vẽ bằng vòng mông. Lưu ý, thân sau bắt buột phải có ly.  
  • Rộng ngang mông: Kích thước bằng 1/4 tổng số đo vòng mông và độ rộng của cử động.
Cách vẽ rập
Cách vẽ rập

Cách cắt mẫu quần váy 

Để cắt mẫu, bạn ướm mẫu phần thân trước lên vải và sử dụng phấn màu để vẽ theo mẫu. Khi vẽ, bạn cần cẩn thận để nét vẽ khớp với rập, nhằm trách sai sót số đo. Tiếp đến, bạn cắt vải theo đường vẽ nhưng nhớ chừa thêm đường may như sau.

  • Phần thân: 1cm
  • Gấu quần: 3cm
  • Đũng quần: Chừa thêm vải đủ để may kéo khóa.

Như vậy, bạn đã có được vải phần thân trước của một ống. Sau đó, bạn thực hiện tương tự đối với phần thân trước của ống còn lại để có 2 thân ống giống nhau.

Đối với phần thân sau, bạn không cần chừa vải để may kéo khóa.

Hướng dẫn may quần váy

Sau khi hoàn thiện khâu cắt, bạn bắt đầu lắp ghép tất cả các chi tiết rồi may hoàn thiện. Thứ tự may lần lượt là:

  • May 2 phần thân sau theo mặt trái của vải để ghép chúng lại với nhau. Kế đến, bạn may theo đường cong của đáy quần.
  • May 2 thân trước vào 2 bên của thân sau.
  • May ly thân sau và thân trước sao cho chúng giống nhau, và đối xứng với nhau.
  • May cạp quần.
  • May các chi tiết phụ khác (nếu có).
  • Lật quần ngược lại rồi may phần ống.
  • Lên lai quần.
  • Là quần và cắt bỏ phần chỉ thừa.
Hướng dẫn may quần váy
Hướng dẫn may quần váy

bởi Quốc Cường vào | 1506 lượt xem

Có thể bạn muốn xem