Hình ảnh cô gái trong tà áo ngũ thân đã đi vào nhiều làn điệu dân ca, nhiều áng thơ văn học. Chúng cũng được coi như một nét đẹp văn hoá của đất nước và con người Việt Nam. Diện áo dài ngũ thân không những độc đáo mà còn nền nã, cuốn hút.
Hiện nay cũng có rất nhiều mẫu áo dài ngũ thân cách tân để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bạn có biết áo ngũ thân là gì không? Nguồn gốc, lịch sử của loại áo này là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Áo Dài Ngũ Thân Là Gì?
Áo ngũ thân là một loại áo dài Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Đây là loại trang phục có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử.
Áo dài có 5 nút làm bằng kim
loại, ngọc, gỗ,… chứ không phải bằng vải như sườn xám Trung Quốc tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con nằm trong tượng trưng cho mình (người mặc). Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra, chân/đuôi tà (cuối tà) cong (đường cong hướng lên trên nhưng miệng cười). Áo ngũ thân từ lúc xuất hiện đến nay đã trải qua trăm năm phát triển, áo ngũ thân không phân biết tầng lớp, giới tính, độ tuổi.
Ý nghĩa của áo dài ngũ thân
Người Huế gọi là áo ngũ thân hay áo ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng, năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người con.
Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín), ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.
Xem thêm: Ý Nghĩa Của Các Màu Sắc Trong Tà Áo Dài Hiện Nay
Cấu tạo của áo ngũ thân
Cấu tạo của áo dài ngũ thân bao gồm: thân áo, nút áo, lớp áo, cổ áo và tay áo.
- Thân áo: được ghép lại bởi 5 mảnh vải (2 thân trước, 2 thân sau, 1 thân con nằm ở phía trước, bên phải người mặc). Theo quy cách truyền thống thì vạt áo được thiết kế xòe và cong, 2 bên tà cúp lại chứ không lộ phần eo như áo dài tân thời.
- Nút áo (nữu): áo ngũ thân có 5 nút, nút thứ 2 và nút 1 ở giữa cổ phải tạo thành đường thẳng vuông góc với trung phùng đạo. 5 nút áo này cũng tượng trưng cho các quan niệm về ngũ luân và ngũ thường trong xã hội thời bấy giờ. Các chất liệu có thể dùng để làm nút áo là: gỗ, ngọc, kim loại,…
- Lớp áo: là loại áo lót mặc bên trong áo ngũ thân hay áo lập lĩnh trắng kiểu đơn y.
- Cổ áo: cổ áo được dựng đứng có thể vuông vắn hoặc vạt tròn, ôm sát vào cổ. Cổ áo dài ngũ thân nam thường cao hơn cổ áo ngũ thân nữ.
- Tay áo: tay áo quy chuẩn được may theo hai kiểu thụng hoặc chẽn, khi trải thẳng tay áo ra thì tay và vai áo luôn phải nằm trên một đường thẳng.
Với nội dung bài viết trên, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn áo dài ngũ thân là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của nó để mang nét đẹp văn hoá Việt Nam mình luôn được vang dội và nhớ mãi.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 772 lượt xem