Cấu Tạo Cà Vạt: Khám Phá Chiếc Cà Vạt Cổ Điển
Cấu Tạo Cà Vạt: Khám Phá Chiếc Cà Vạt Cổ Điển

Chiếc  cà vạt  (caravat) mà chúng ta biết và yêu thích ngày nay đã có mặt được hơn 150 năm nay. Từ những chiếc cà vạt được trang trí bằng tay thời hậu Thế Chiến thứ I và những mẫu cà vạt bản rộng thập niên 1940, đến những cà vạt bản nhỏ vào cuối thập niên 1970. Cà vạt vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong thời trang nam. Mặc dù rất nhiều người đã đeo phụ kiện thời trang bất hủ này suốt thời gian qua, nhưng không nhiều người thật sự hiểu rõ về chúng. Việc làm ra một chiếc cà vạt chất lượng tốt trải qua nhiều công đoạn hơn là bạn nghĩ khi bạn chỉ nhìn lướt qua lần đầu. Bạn có biết hết tất cả những thành phần tạo nên một chiếc cà vạt không? Hãy cùng chúng tôi khám phá chiếc cà vạt nhé!

LỚP VẢI NGOÀI

Lớp vải ngoài, còn được biết đến là lớp phủ, là lớp vải ngoài cùng của một chiếc cà vạt. Phần lớn những chiếc cà vạt được chế tạo bằng những chất liệu như: tơ tằm, len, cotton, vải lanh, polyester hoặc sợi tổng hợp siêu nhỏ. Thông thường vật liệu sợi càng nhỏ thì cà vạt càng ít bị đứt và xù lông.

cấu tạo cà vạt
cấu tạo cà vạt

Nhìn chung một chiếc cà vạt sẽ được cắt thành hình dựa trên chất liệu vải. Điều này có nghĩa nó sẽ được cắt xéo theo góc 45 độ, đảm bảo rằng chiếc cà vạt sẽ thẳng khi bạn đeo và nằm cố định, không đung đưa. Trước khi phương pháp cắt tạo hình dựa trên chất liệu được sử dụng, cà vạt thường bị xoắn lại và biến dạng sau nhiều lần đeo. Nhưng ngày nay, tùy thuộc vào nhà sản xuất, lớp vải ngoài sẽ được gấp lại hoặc cắt tạo hình chiếc cà vạt để nó không còn bị xoắn như trước.

Cà vạt 4 mảnh ghép lại

Phương pháp 4 mảnh ghép lại trong việc chế tạo cà vạt bao gồm 3 đến 4 mảnh riêng biệt của lớp vải ngoài được khâu lại với nhau để tạo thành một chiếc cà vạt hoàn chỉnh. Bởi vì sự đơn giản trong việc chế tạo, những chiếc cà vạt được làm ra theo phương pháp này là thông dụng nhất.

Cà vạt gấp 6 và 7

Trái ngược với cách thức may cà vạt với nhiều mảnh khác nhau, những chiếc cà vạt được gấp lại chỉ từ một lớp vải ngoài duy nhất. Phương pháp này làm thủ công nên nó đòi hỏi một quá trình tốn nhiều thời gian. Mặc dù số lần gấp để tạo hình có thể thay đổi, cà vạt gấp 7 lần là phổ biến nhất. Một chiếc cà vạt loại này đòi hỏi một nghệ nhân thành thạo trong việc tạo mẫu, may và gấp. Bởi vì một lượng lớn vải được sử dụng trong khâu chế tạo theo phương pháp này nên người ta không thể dùng vải lanh vì chiếc cà vạt có thể được gấp tạo hình chỉ bằng lớp vải ngoài mà thôi.

Lớp lót

Lớp lót, hay đệm lót trong, được sử dụng trong hầu hết cà vạt – ngoại trừ cà vạt gấp 6 và 7 lần như đề cập ở phần trên. Nó là một lớp ẩn nằm giữa 2 lớp vải ngoài của chiếc cà vạt. Lớp lót giúp tạo và duy trì hình dạng của chiếc cà vạt và gia tăng độ dày cũng như trọng lượng. Mặc dù có nhiều trọng lượng khác nhau, lớp lót thường được làm từ len để tạo hình dạng đầy đủ hơn. Bởi vì lượng vải ngoài được sử dụng ít hơn khi có miếng vải đệm, giá thành của chiếc cà vạt được giảm đi đáng kể. Các nhà sản xuất cà vạt giá rẻ thường lựa chọn giấy mỏng hoặc cứng để làm lớp lót.

Phần mũi

Có 3 cách để tạo ra phần mũi cà vạt (lớp vải lót ở phần mũi cà vạt): phần mũi không gấp, gấp sẵn, và phần mũi để trang trí. Phần mũi không gấp được chế tạo có lớp vải ngoài ở mặt trước và để lộ phần vải viền ở mặt phía sau. Cà vạt phần mũi không gấp có lớp vải viền khâu hoàn chỉnh, vì vậy dù cho chúng bị lộ ra, chúng vẫn trông giống như đã được may hoàn chỉnh. Lớp lót ở cà vạt mũi không gấp thường được đặt cao hơn bên trong phần cổ của chiếc cà vạt nhằm tránh việc để lộ ra ngoài. Cà vạt gấp sẵn có phần mặt sau được che phủ bằng loại vật liệu của lớp vải ngoài.

Dù cho cà vạt gấp hay cắt tạo hình, phần mũi cà vạt sẽ là một phần hoàn toàn tách biệt được khâu vào cà vạt. Phần mũi được trang trí với vật liệu vải khác so với toàn bộ chiếc cà vạt. Phần mũi này thường có một màu cố định nhưng có thể có thêm bất kỳ loại khác, từ các họa tiết lớn đến hình các cô gái theo phong cách vintage.

CHI TIẾT BÊN TRONG

Đường khâu dọc thân

Nằm ở bên trong của chiếc cà vạt, giữ cho chiếc cà vạt không bị bung ra, có một đường khâu ẩn được gọi là đường khâu dọc thân. Nó sẽ được khâu qua lại phần giữa chiếc cà vạt mà không bị lộ ra bên ngoài.

Phần cạnh viền

Phần cạnh của chiếc cà vạt được uốn và ép. Điều này đảm bảo toàn bộ phần viền chiếc cà vạt sẽ được gấp phẳng.

Vòng giữ cà vạt

Vòng kẹp, hay “vòng giữ”, là một cái vòng vải được may phía sau cà vạt để giữ phần đuôi của chiếc cà vạt. Hầu hết các nhà sản xuất sẽ để 2 vòng kẹp: một vòng kẹp chính và một cái khác là nhãn có kích thước gấp đôi.

Kẹp đính

Ở gần phần đuôi, bạn sẽ thấy một đường khâu ngắn nằm ngang. Đường khâu này được gọi là kẹp đính. Nó nằm ở cuối đường khâu dọc thân cà vạt và được khâu vòng qua vòng lại một hay vài lần để đảm bảo độ kín, chắc chắn rằng chiếc cà vạt không bị bung ra.

Thẻ Chất liệu và nguồn gốc

Những tấm thẻ này ghi thông tin chi tiết về chiếc cà vạt. Nó có thể bao gồm nơi chế tạo, vật liệu và hướng dẫn bảo quản.

Vòng thắt

Trên những chiếc cà vạt làm bằng tay đắt tiền sẽ có một vòng cung – vòng thắt – nằm lộ ra ngoài ở phần đuôi cà vạt. Với việc đeo cà vạt qua nhiều năm trời, chiếc cà vạt sẽ bị giãn. Vòng thắt sẽ cho phép người đeo có thể điều chỉnh độ căng của chiếc cà vạt, trả nó về hình dạng ban đầu và kéo dài thời gian sử dụng.

Cùng thắt cà vạt nào

Khi nói đến việc chế tạo, không phải tất cả cà vạt đều được chế tạo giống nhau. Với sự hiểu biết thật chi tiết và mới mẻ này, bạn có thể đưa ra lựa chọn khôn ngoan khi bạn quyết định mua một chiếc cà vạt mới, cùng với kiến thức  chọn cà vạt đúng với áo sơ mi  của mình bạn sẽ tạo nên sự khác biệt trước mọi người. Hãy bắt đầu Thắt một chiếc cà vạt mới với  cách thắt yêu thích nhất  của mình và đeo nó khi bạn biết rằng bạn là chủ nhân yêu quý của nó.

bởi Quốc Cường vào | 283 lượt xem

Có thể bạn muốn xem