Con Đường Trở Thành Kinh Đô Thời Trang Thế Giới Của Nhật Bản
Con Đường Trở Thành Kinh Đô Thời Trang Thế Giới Của Nhật Bản
con-duong-tro-thanh-kinh-do-thoi-trang-the-gioi-cua-Nhat-Ban

Sự du nhập của quần áo và thời trang phương Tây trong Thời đại Minh Trị (1868 – 1912) đại diện cho một trong những chuyển biến đáng nhớ nhất trong lịch sử nước Nhật. Kể từ Hiệp định tự do thương mại năm 1854 của Hoa Kỳ, được thương lượng bởi Phó Đề đốc của Hải quân Hoa Kỳ – Matthew Perry, người Nhật bắt đầu vay mượn và áp dụng một cách nhiệt tình và có hiệu quả phong cách và thực tiễn từ các nước phương Tây. Cho đến khi Nhật Bản bị cô lập kinh tế, chính trị và văn hoá từ phương Tây cũng như các nước láng giềng trong hai trăm năm. Thời đại Minh Trị mới mở ra hi vọng cho tương lại, và các quan chức chính phủ cảm thấy cần thay đổi bộ máy để nhanh chóng biến Nhật Bản thành một nhà nước hiện đại.  Thiên hoàng Minh Trị đã thiết lập mẫu nghị viện của chính phủ và áp dụng thực tiễn công nghệ và giáo dục phương Tây hiện đại. Người Nhật sau đó chịu ảnh hưởng rộng rãi của phương Tây, và tác động của nó lên cuộc sống của người dân Nhật thực sự ấn tượng.

Thời trang phương Tây cùng với trang phục Nhật Bản

Hiện tượng đương đại này khuyến khích và thúc đẩy sự lan truyền của thời trang phương Tây trong nhân dân, và nó trở thành biểu tượng đáng khao khát của hiện đại. Sự điều chỉnh đầu tiên là cho quân phục của đàn ông, với quân phục phong cách Pháp – Anh được thiết kế cho quân nhân và hải quân, bởi đây là trang phục mà những người phương Tây mang khi họ lần đầu đặt chân đến Nhật Bản.

Tương tự, bắt đầu từ năm 1870, những người làm việc cho chính phủ như cảnh sát, công nhân đường sắt, và người vận chuyển bưu chính, được yêu cầu mang những bộ com-lê nam của phương Tây. Thậm chí trong hoàng gia, việc mang trang phục phương Tây đã được thông qua vào năm 1872 cho nam giới và năm 1886 cho nữ giới. Hoàng đế và hoàng hậu, với vai trò là hình mẫu của toàn dân, đã đi tiên phong và cũng áp dụng trang phục cũng như kiểu tóc phương Tây khi tham gia các sự kiện chính thức, và các nhà hoạt động xã hội Nhật Bản cũng tham dự các buổi khiêu vũ xa hoa trong những chiếc áo choàng dạ hội và tuxedo phong cách phương Tây.

Vào những năm 1880, cả nam và nữ cũng đã ít nhiều ăn vận thời trang phương Tây. Năm 1890, đàn ông mang những bộ com-lê phương Tây dù nó vẫn chưa phải là tiêu chuẩn, và trang phục phong cách phương Tây cho phụ nữ vẫn chỉ giới hạn cho tầng lớp quý tộc cấp cao và vợ các nhà ngoại giao. Những bộ kimono tiếp tục thống trị trong giai đoạn đầu thời Minh Trị, đàn ông và phụ nữ kết hợp kimono với các phụ kiện phương Tây. Ví dụ, cho những sự kiện trang trọng, đàn ông mang những chiếc mũ Tây với haori, một chiếc áo dạng ghi lê truyền thống, hakama, một bộ quần áo bên ngoài mặc trên bộ kimono, chúng có thể được chia ống ra như quần hoặc dạng không chia ống như váy.

con-duong-tro-thanh-kinh-do-thoi-trang-the-gioi-cua-Nhat-Ban

Ngược lại, những sản phẩm của Nhật Bản cũng tạo trên trào lưu tại các nước phương Tây. Việc mở cửa giao thương với phương Tây đã cho phép việc họ lần đầu tiên được tiếp xúc đáng kể với văn hóa Nhật Bản. Các hiệp định thương mại mới bắt đầu vào những năm 1850 đã dẫn đến một luồng khách du lịch và hàng hóa chưa từng thấy giữa hai nền văn hoá. Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản có ở mọi mặt trận như thời trang, thiết kế nội thất, nghệ thuật, và trào lưu này được gọi là Japonisme – Chủ nghĩa Nhật Bản, một thuật ngữ được đặt ra bởi Philip Burty, một nhà phê bình nghệ thuật. Sự đánh giá cao của phương Tây đối với nghệ thuật và các đồ dùng từ Nhật Bản và đã nhanh chóng tăng cao, và các Hội chợ Thế giới đóng vai trò chính trong việc quảng bá các sản phẩm Nhật Bản. Trong một thập kỷ trước khi xuất hiện phương tiện truyền thông, những hội chợ này là những diễn đàn có ảnh hưởng cho việc trao đổi ý tưởng văn hoá: London năm 1862, Philadelphia năm 1876, và Paris năm 1867, 1878, và 1889.

Thời trang sau Thế chiến thứ II

Trong Thời kỳ Đại Chính (1912 – 1926), mặc quần áo phương Tây tiếp tục trở thành biểu tượng của sự tinh tế và một biểu hiện của hiện đại. Đây là giai đoạn mà những phụ nữ lao động như bán vé xe buýt, y tá, và đánh máy bắt đầu mang quần áo phương Tây trong đời sống hằng ngày. Bắt đầu vào Thời kỳ Chiêu Hòa (1926 – 1989), phần lớn quần áo của nam giới là đồ phương Tây, và vào thời điểm này, com-le công sở đã dần trở thành tiêu chuẩn may mặc cho nhân viên trong công ty. Trang phục phương Tây mất đến khoảng một thế kỷ để hoàn toàn xâm nhập vào văn hóa Nhật và để mọi người làm quen và vận dụng nó, mặc dù phụ nữ đã chậm trễ hơn trong sự thay đổi này.

con-duong-tro-thanh-kinh-do-thoi-trang-the-gioi-cua-Nhat-Ban
Phụ nữ Nhật Bản, năm 1955

Sau Thế chiến thứ II, ảnh hưởng mạnh mẽ từ nước Mỹ đã khiến cho cách ăn mặc của người Nhật trải qua một cuộc chuyển biến lớn, và người dân bắt đầu mở lòng hơn với các trào lưu từ phương Tây. Phụ nữ Nhật Bản bắt đầu thay thế những chiếc quần monpe rộng thùng thình mà họ phải mặc khi làm các công việc trong chiến tranh, bằng những chiếc váy ngắn phong cách phương Tây. Đầu những năm 2000, kimono hầu như biến mất trong đời sống hằng ngày tại Nhật Bản. Những bộ kimono chỉ được mặc bởi một số phụ nữa cao tuổi, hầu bàn trong các nhà hàng truyền thống của người Nhật, và những người dạy nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, như các điệu nhảy, trà đạo, hay cắm hoa. Những sự kiện đặc biệt khi phụ nữ mặc kimono bao gồm: Hatsumode (đi viếng đền hay chùa đầu năm), Seijinshiki (sự kiện tổ chức cho những người trẻ đến tuổi 20), Lễ tốt nghiệp đại học, Lễ cưới, và những dịp lễ quan trọng hay những buổi tiệc trang nghiêm.

Các thông tin thời trang từ Châu Âu, như New Look của Christian Dior, được phổ biến theo kiểu Mỹ. Những xu hướng mới và thời trang được tạo ra chủ yếu từ các bộ phim Mỹ và Châu Âu được công chiếu rộng rãi ở Nhật. Ví dụ, khi bộ phim The Red Shoes của Anh được chiếu lần đầu tiên tại Nhật năm 1950, những đôi giày đỏ trở nên thời thượng trong giới trẻ. Tương tự, khi phim Sabrina, với diễn viễn chính là Audrey Hepburn, được chiếu vào năm 1954, phụ nữ trẻ tại Nhật trở thành tín đồ của những chiếc quần bó Sabrina, và những đôi dép đế bằng thấp của Sabrina nhanh chóng tạo nên trào lưu. Sau nửa đầu những năm 60, đàn ông Nhật đã mặc theo một phong cách mới mang tên “Ivy Style” tôn vinh thời trang của sinh viên các trường đại học trong Liên đoàn Ivy (Ivy League) tại Mỹ. Phong cách này được cho là xuất phát từ thời trang truyền thống của các lớp học ưu tú tại Mỹ và phổ biến trong giới học sinh, sinh viên cho đến đàn ông trung niên Nhật.

Xu hướng kinh tế dẫn dắt thời trang

Nhờ nền kinh tế phát triển thịnh vượng vào những năm 1980, thời trang Nhật và các ngành công nghiệp may mặc được mở rộng nhanh chóng và mang lại rất nhiều lợi nhuận khi người tiêu dùng trở nên ưa chuộng thời trang. Một trào lưu thời trang mới mang tên “DC Burando” tập trung vào các thương hiệu quần áo với dấu hiệu riêng hay mang phong cách đặc trưng rõ ràng của một số nhà thiết kế thời trang nhất định. Những thương hiệu nổi tiếng, như Isao Kanedo, Bigi của Takeo Kikuchi, và Nicole của Hiromitsu Matsuda, trong số rất nhiều thương hiệu khác, đã có được lượng tín đồ riêng. Một vài xu hướng thời trang nữ được truyền bá rộng trong suốt thập kỷ là Bodikon style (phong cách Thân thức), tôn vinh những đường cong tự nhiên của cơ thế, và Shibukaji, có nguồn gốc từ sinh viên các trường trung học và cao đẳng, những người thường xuyên đến cửa hàng mua sắm tại phố mua sắm Shibuya ở Tokyo.

con-duong-tro-thanh-kinh-do-thoi-trang-the-gioi-cua-Nhat-Ban
Phong cách Shibukaji

Trong khi người Nhật tự sáng tạo ra những xu hướng độc đáo của riêng mình, họ cùng lúc cũng là những tín đồ trung thành của thời trang phương Tây. Họ háo hức được mặc lên mình những thiết kế mới nhất từ những cái tên như Chanel, Yves Saint Laurent, Christian Dior, và Gucci. Ngay cả trong thế giới của doanh nghiệp truyền thống, nhiều công ty cũng gia nhập trào lưu “Casual Friday” bắt nguồn từ nước Mỹ, cho phép công nhân mặc quần áo thường ngày vào thứ 6 hàng tuần.

“Sự phổ biến rộng rãi của ‘Thời trang Nhật Bản’ vào những năm 1980 là một yếu tố quan trọng trong việc đưa Nhật Bản vào bảng vàng những kinh đô thời trang của thế giới. Một số nhà thiết kế Nhật Bản đã thành lập Hội các nhà thiết kế Tokyo vào đầu những năm 1980 để ngăn chặn việc các bộ sưu tập trong nước bị cải biến bởi những nhà biên tập ngoại quốc.

Thời trang giới trẻ Nhật Bản

Trong xã hội Nhật Bản vào đầu thế kỷ 21, những người đi đầu xu hướng thời trang, khi mà thời trang đường phố rất phổ biến, đều là những học sinh trung học. Trong số đó, những đôi tất đầu gối màu trắng rộng được cố tình đẩy xuống tận dưới mắt cá chân rất thịnh hành. Những cô gái sành thời trang đóng vai trò kiến tạo các xu hướng thời trang. Giới trẻ Nhật chấp nhận thời trang phương Tây bằng cách độc đáo của người Nhật. Người Nhật giới thiệu điểm đặc trưng trong thời trang của họ là sự pha trộn giữa những xu hướng mới nhất từ Mỹ và Châu Âu. Chúng trở thành niềm đam mê mới của giới trẻ Nhật, những người không sợ phá vỡ và thử thách những giá trị và quy tắc truyền thống.

con-duong-tro-thanh-kinh-do-thoi-trang-the-gioi-cua-Nhat-Ban

Đầu thế kỷ 21, việc thấy một nhóm nữ trẻ với tóc dài, nhuộm nâu, làn da rám nắng, mặc những chiếc váy ngắn hoặc quần đùi ống loe trên đường phố Tokyo là chuyện thường. Mái tóc đen tự nhiên của họ thường được thay thế bằng sự sặc sỡ của màu tóc tẩy vàng và đỏ. Làn da rám nhẹ được trang điểm cầu kỳ trở thành xu hướng thời thượng. Rất nhiều người mặc những đôi giày mules đế giày vào mùa hè và những đôi boot trắng với đế cao chót vót vào mùa đông. Cũng giống như ở phương Tây, những hình xăm cũng trở thành một phần của thời trang trong giai đoạn này. Trước đây, hình xăm giữ một mối liên hệ với Yakuza, tổ chức xã hội đen của Nhật, những người điểm lên mình những hình xăm phức tạp như một huy hiệu của thành viên.

Khi Nhật Bản đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong lịch sử, hệ thống giá trị của thế hệ trẻ đã thay đổi – kết quả của một sự chuyển giao có chủ ý hệ tư tưởng truyền thống và cách sống. Những giá trị của người Nhật thế hệ trước như lòng sùng kính đối với nhà cấp trên, tôn trọng tiền bối, và sự kiên trì, đều bị phá bỏ. Việc từ chối lối tư duy truyền thống nhanh chóng lan rộng trong thế hệ thanh thiếu niên. Tham gia vào các trường luyện thi sau những giờ học tại trường không còn là bắt buộc. Người Nhật chuyển từ những kỷ luật sâu sắc, thái độ công nghiệp sang cung cách tiêu dùng tự do hơn nhiều. Giáo lý về những giờ học dài hơi và sự chuyên tâm, ngay thẳng trong bài kiểm tra cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước Nhật Bản đã dần bốc hơi. Hậu Thế chiến thứ II, giới trẻ Nhật trở nên chuộng chủ nghĩa khoái lạc hơn và muốn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn từng giây phút, thái độ của họ được phản ánh trong phong cách và thời trang phá vỡ mọi tiêu chuẩn của họ.

con-duong-tro-thanh-kinh-do-thoi-trang-the-gioi-cua-Nhat-Ban

Các nhà thiết kế và ảnh hưởng của họ

Khi người Nhật bắt đầu tiêu thụ thời trang phương Tây cũng là lúc những nhà thiết kế người Nhật trở nên nổi bật tại phương Tây, đặc biệt là ở Paris. Họ đã tạo nên hiện tượng thời trang Nhật và tác động rất nhiều lên các nhà thiết kế phương Tây. Kenzo năm 1970, Issey Miyake năm 1973, Hanae Mori năm 1977, Rei Kawakubo của Comme des Garçons và Yohji Yamamoto năm 1981, lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ thế giới thời trang phương Tây và kể từ đó ngày một củng cố vị trí của họ. Những chuyên gia thời trang đã công nhận những thành tựu của họ bởi bản sắc “Nhật” của họ luôn được phản ảnh trong những thiết kế của họ, và nhiều người chỉ đơn giản gọi chúng là “Thời trang Nhật” vì những trang phục này hoàn toàn không có chút hơi hướng phương Tây nào từ cấu trúc, chất liệu, kiểu dáng, in ấn và sự kết hợp các loại vải. Dân chúng Nhật Bản được nhắc nhở về bản sắc dân tộc của mình qua mỗi mùa thời trang khi tham quan các sản phẩm và hiện vật văn hóa của họ. Các nhà báo và nhà phê bình thời trang phương Tây đã dùng những từ vựng hằng ngày của người Nhật tương tự như người phương Tây mô tả những thiết kế của họ. Nguồn cảm hứng thiết kế của họ không nghi ngờ gì đến từ những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản như Kịch vũ nghệ thuật Kabuki, Núi Phú Sĩ, Geisha, hoa anh đào, nhưng sự độc đáo của họ nằm ở cách họ giải mã những nguyên tắc vốn có của các trang phục và tái cấu trúc cách diễn giải riêng của họ về khái niệm thời trang và những gì thời trang có thể làm nên. Những người Nhật đầu tiên chứng tỏ được mình tại Paris, và tiếp đó là cả thế giới, rằng họ là những bậc thầy trong thiết kế thời trang, tạo động lực cho xã hội phương Tây đánh giá lại chuẩn mực về quần áo và thời trang cũng như thuyết phổ độ về sắc đẹp. Họ gây sốc giới thời trang phương Tây bằng việc trình diễn những thứ mà không ai trong số họ được thấy trước đây.

Những nhà thiết kế người Nhật chiếm vị trí mấu chốt trong quá trình định nghĩa lại thời trang, và một vài trong đó thậm chí còn phá bỏ định nghĩa của phương Tây trong hệ thống thời trang. Thay vì bị cô lập bởi đi lệch hướng hay bị bỏ lại ngoài guồng thời trang Pháp, họ được dán nhãn là sáng tạo và cách tân, đồng thời được trao cho đặc quyền mà cho đến thời điểm đó, chỉ có các nhà thiết kế phương Tây mới có được. Những nhà thiết kế được quản lý để ở lại trong lãnh thổ dưới sự cho phép của chính phủ và những hiệp hội thời trang.

Sau thế hệ những nhà thiết kế Nhật Bản đầu tiên, những người Nhật khác lần lượt đổ xô đến Paris. Thế hệ thứ hai, thứ ba, rồi thứ tư đã du nhập vào Paris. Có những liên kết chính thức và không chính thức giữa hầu hết những nhà thiết kế người Nhật tại Paris, một vài thông qua mạng lưới trường học và một số khác thông qua mạng lưới chuyên nghiệp. Họ có thể được truy nguyên trực tiếp hoặc gián tiếp tới Kenzo, Miyake, Yamamoto, Kawakubo, và Mori bởi vì họ đã được học hỏi cơ chế của hệ thống thời trang tại Pháp.

“Khi tôi bắt đầu làm việc ở Nhật lần đầu tiên, tôi đã phải đối mặt với sự tôn thờ quá mức của người Nhật đối với những thứ ngoại quốc và định nghĩa cố hữu về quần áo. Tôi bắt đầu … thay đổi công thức cứng nhắc về quần áo mà người Nhật tuân theo.”

Những nhà thiết kế này được mở đường xâm nhập vào hệ thống thời trang Pháp và cùng lúc sử dụng mối quan hệ dân tộc của họ như một chiến lược. Họ có được chỗ đứng bên trong mọi mặt trận nơi sức mạnh của nghệ thuật được tập trung và nơi mà những người nắm vai trò then chốt, như những nhà biên tập hay nhà phê bình, tham gia vào. Sự phân chia giữa trong và ngoài hệ thống phụ thuộc vào địa vị và tính hợp pháp, và ranh giới bên trong cung cấp đặc quyền và địa vị cho những nhà thiết kế có thể mở rộng và thực hiện các thử nghiệm và đổi mới về phong cách. Những chuyên gia thời trang chấp nhận và chào đón các nhà thiết kế, những người luôn thúc đẩy và nắm bắt ranh giới cũng như dấu hiệu của sự sáng tạo.

Do những điểm yếu về cấu trúc của hệ thống thời trang Nhật Bản, các nhà thiết kế Nhật đã tiếp tục chuyển đến Paris, vĩnh viễn hoặc tạm thời, tham gia vào những bộ sưu tập Paris. Mặc dù sự xuất hiện của Kenzo ở Paris vào năm 1970 thông qua Yamamoto’s và Kawakubo vào năm 1981 mang lại một số tác động, vào đầu những năm 2000, Tokyo vẫn tụt lại phía sau Paris trong việc sản xuất “thời trang”, bao gồm việc thiết lập xu hướng thời trang, tạo danh tiếng cho nhà thiết kế và quảng bá tên của họ trên toàn thế giới. Tokyo như một thành phố thời trang với kết cấu thiếu đi sự mạnh mẽ và hiệu quả mà hệ thống Pháp đã có được. Do đó, việc thiếu thể chế hoá và cơ sở thời trang tập trung ở Nhật buộc các nhà thiết kế đến Paris, chiến trường của các nhà thiết kế, nơi chỉ kẻ tham vọng nhất mới có thể cạnh tranh và tồn tại.

Sự chấp nhận phong cách Nhật Bản mới đã dẫn tới sự thành công của một nhóm các nhà thiết kế người Bỉ, những người đã sử dụng hệ thống thời trang Pháp để tận dụng lợi thế của họ. Từ giữa những năm 1980 đến đầu những năm 90, nhóm các nhà thiết kế người Bỉ được đào tạo tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia ở Antwerp đã đi theo con đường mà người Nhật đã thực hiện, trong số đó tiêu biểu có: Dirk Bikkembergs năm 1986, Martin Margiela năm 1988, Dries Van Noten năm 1991, và Ann Demeulemeester năm 1992.

Ảnh hưởng trong thời trang phương Tây

kinh đô thời trang

Các triển lãm như Chủ nghĩa Phương Đông tại Viện trang phục của Bảo tàng Metropolitan năm 1994, Japonisme et Mode tại Bảo tàng phục trang Palais Galliéra năm 1996, Touches d’Exotisme tại Bảo tàng thời trang và Dệt may Nghệ thuật ở Paris năm 1998 và Japonisme tại Bảo tàng Nghệ thuật Brooklyn vào năm 1998, cho thấy các nhà thiết kế phương Tây từ lâu đã lấy cảm hứng từ chất liệu, thiết kế, cấu trúc và tiện ích của phương Đông, bao gồm kimono của Nhật Bản. Ví dụ, bộ váy của Jeanne Lanvin với áo khoác bolero giả kimono vào thập niên 1930. Tương tự như vậy, vào đầu thế kỷ XX, khi việc thắt lưng và áo ngực giảm xuống mức tối thiểu, tay áo kimono rộng của Paul Poiret lên ngôi và áo cổ cao bị thay thế bằng cổ chữ V mở giống như trong bộ kimono. Vải in hoa cúc hoặc các loại vải kỳ lạ đã được nhiều nhà thiết kế sử dụng, chẳng hạn như Charles Worth và Coco Chanel. Những người bị mê hoặc bởi kimono, chẳng hạn như Madeleine Vionnet, cắt những chiếc váy bằng những tấm vải phẳng và chỉ trang trí bằng những đường vân gợn sóng, một kỹ thuật khâu tay của người Nhật. Phương Đông vẫn duy trì sự ảnh hưởng đến thời trang thông qua Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các nhà thiết kế phương Tây đã kết hợp các yếu tố của Nhật Bản vào quần áo phương Tây nhưng vẫn giữ nguyên định nghĩa về quần áo và thời trang.

bởi Quốc Cường vào | 479 lượt xem

Có thể bạn muốn xem