Dadaism, Phong Trào Nghệ Thuật Nổi Loạn

Sơ lược về phong trào nghệ thuật Dadaism

Dadaism-phong-trao-nghe-thuat-noi-loan-01
MAN RAY (1890-1976)
‘Cadeau (Gift)’ 1921 (Flat Iron with Brass Tacks)

 

Dadaism (hay còn gọi là Dada) là một phong trào nghệ thuật đi ngược lại những giá trị xã hội, chính trị và văn hóa đương thời. Phong trào này có mặt trên nhiều lĩnh vực như hội họa, thi ca, nhạc kịch, vũ điệu và chính trị. Không giống với các loại hình nghệ thuật khác như trường phái lập thể hoặc trường phái dã thú; Dada thực chất là một phong trào phản kháng nổi lên với bản tuyên ngôn chống lại chính quyền.

Linh hồn của Dada  

RAOUL HAUSMANN (1886-1971)
RAOUL HAUSMANN (1886-1971)

‘The Spirit of Our Time’, 1920 (tác phẩm lắp ráp)

‘Spirit of Our Time’ là một tác phẩm điêu khắc ẩn dụ cho sự bất lực của chính quyền Đức lâm thời trong việc đưa ra những quyết sách nhằm phục hưng đất nước. Đây là một bức họa châm biếm của Raoul Hausmann đối với những người ủng hộ một xã hội mà ông cho rằng đã mục ruỗng, ông coi họ như những kẻ “không còn tiềm năng để khai thác, đầu óc rỗng tuếch”. Những kẻ ngu muội đó chỉ có thể hiểu được bề nổi của vấn đề cũng như những thứ máy móc được gắn bên ngoài bức tượng – một chiếc thước kẻ cùng một mảnh thước dây, chiếc đồng hồ bỏ túi đang chuyển động, một hộp đồ trang sức chứa bánh xe của chiếc máy đánh chữ, nút bấm bằng đồng của một chiếc máy ảnh, chiếc cốc đã thủng mà lính Đức từng sử dụng từ Chiến tranh thế giới lần I, và một chiếc ví cũ gắn sau đầu. Với đôi mắt trống rỗng, bức điêu khắc ‘Spirit of Our Time’ như một người máy vô hồn với lối tư duy bác bỏ đi mọi suy nghĩ sáng tạo.

Những người theo chủ nghĩa Dada tại Cabaret Voltaire

‘Incision With The Dada Kitchen Knife Through Germany’s Last Weimar Beer Belly Cultural Epoch’ 1920 (tác phẩm cắt dán)
HANNAH HÖCH (1889-1978)
‘Incision With The Dada Kitchen Knife Through Germany’s Last Weimar Beer Belly Cultural Epoch’ 1920 (tác phẩm cắt dán)

 

Cabaret Voltaire

Trong suốt Thế chiến Thứ Nhất, rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn và người trí thức có tư tưởng chống đối chiến tranh đã phải di tản tới Thụy Sĩ. Zurich là một mơi trú ngụ dành cho những con người tha hương ấy. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1916, nhà văn Hugo Ball cùng cộng sự của ông Emmy Hemmings đã mở ra ‘Cabaret Voltaire’, một địa điểm tụ họp cho những nhà tiên phong chủ nghĩa Dada. Địa điểm này vừa là một câu lạc bộ về đêm, vừa là một triển lãm nghệ thuật nơi người nghệ sĩ có thể trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của mình từ thi ca, văn học cho tới vũ điệu.

Một số nhà tiên phong có đóng góp lớn cho ‘Cabaret Voltaire’ là Jean (Hans) Arp, Tristan Tzara, Marcel Janco và Richard Huelsenbeck. ‘Những màn biểu diễn’ mới đầu của họ còn khá quy thường, tuy nhiên, chúng ngày càng trở nên hỗn loạn trước sự tàn phá của Thế chiến Thứ nhất. Họ nhận thấy rằng cuộc tàn sát không hồi kết này là một minh chứng không thể chối cãi rằng nhà chức trách cả hai bên đã thất bại trong việc thu phục lòng dân và hệ thống xã hội đương thời đã mục ruỗng. Cùng góp mặt trong buổi biểu tình phản đối chiến tranh, ‘họ hô to khẩu hiệu DADA!!!!’

Mặc dù những người đi theo phong trào nghệ thuật Dada có chung lý tưởng, phong cách của họ lại không giống nhau. Giữa những năm 1917-1920, hội Dada thu hút rất nhiều nghệ sĩ như Raoul Hausmann, Hannah Höch, Johannes Baader, Francis Picabia, Georg Grosz, John Heartfield, Max Ernst, Marcel Duchamp, Beatrice Wood, Kurt Schwitters, and Hans Richter.

Phong trào phản đối chiến tranh, chống phá chính quyền và phản nghệ thuật

Vũ khí chống lại chế độ cầm quyền đương thời của chủ nghĩa Dada chính là sự đương đầu cùng khiêu khích. Họ công kích những giá trị nghệ thuật truyền thống với thái độ bất mãn và kích động chế độ bảo thủ bằng những lời lẽ và hành động ác liệt. Họ cũng tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn vào nền nghệ thuật chính thống – một bộ phận chính quyền đương thời. Hành động này bị coi là đáng khiển trách và cuối cùng cũng bị dập tắt. Dada đã đặt dấu hỏi cho những giá trị nghệ thuật, phải chăng nghệ thuật chỉ đơn giản là một thú tiêu khiển của những kẻ cầm quyền giai cấp tư sản.

Điều nghịch lý ở đây, mặc dù những người nghệ sĩ theo chủ nghĩa Dada đã tự gieo khẩu hiệu phản nghệ thuật, chúng ta lại đang bàn về những tác phẩm nghệ thuật của họ. Hơn nữa, những cuộc tấn công của họ dù bị coi là tiêu cực cũng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật thành công, là bước đệm cho sự phát triển của nghệ thuật thế kỉ XX. Dada đã tạo ra một vùng trời nơi người nghệ sĩ có thể tự do sáng tạo mà không bị thao túng bởi những giá trị truyền thống hay chế độ lâm thời. 

Nguồn gốc tên gọi Dada

Nếu như các trường phái nghệ thuật khác thường được đặt tên theo nhà phê bình, Dada là trường phái duy nhất được đặt tên theo chính những người nghệ sĩ. Tuy vậy, nguồn gốc tên gọi Dada vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi và cho tới nay vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào cho tên gọi này. Khi Hans Richter gia nhập nhóm vào năm 1917, ông cho rằng Dada được lấy từ ngôn ngữ Romanian với ý nghĩa ‘Yes – Yes’ – một lời khẳng định nhiệt huyết và lạc quan về cuộc sống. Một cách lý giải khác phổ biến hơn là Richard Huelsenbeck và Hugo Ball đã tìm ra tên gọi Dada khi tra từ điển Pháp/Đức. Trong tiếng Pháp, ‘Dada’ có nghĩa ‘hobbyhorse’ – một bộ đồ chơi gồm những cây gậy và ở cuối mỗi cây được gắn một đầu ngựa. Họ chọn tên này có lẽ bởi tính chất trẻ con và ngây thơ của nó. Ball đã nói rằng, ‘Tên gọi Dada nghe thật khôi hài, ẩn nấp sau đó chính là sự trống rỗng khi những vấn đề cấp thiết chưa được bao quát …’

Các áp phích thơ ca của chủ nghĩa Dada

  ‘ABCD’ 1920 (tác phẩm cắt dán)
RAOUL HAUSMANN (1886-1971)
  ‘ABCD’ 1920 (tác phẩm cắt dán)

 

Raoul Hausmann 

‘ABCD’ của Raoul Hausmann là một tác phẩm nghệ thuật cắt dán Dada phổ biến được mô tả như một ‘bài thơ dạng poster’. Đây là một bản sao của bài thơ thanh âm Dada từng được biểu diễn tại ‘Cabaret Voltaire’. Vào năm 1916 Hugo Ball đã tuyên bố rằng, “Tôi đã tạo một loại hình thơ mới, ‘một loại thơ không cần câu chữ, hay một loại thơ âm thanh…”. Tuy nhiên, đóng góp cho thể thơ này còn có những nghệ sĩ theo chủ nghĩa vị lai tại Ý Filippo Tommaso Marinetti và Hausmann, họ đã chèn thêm từ ‘VOCE’, trong tiếng Ý mang nghĩa âm thanh. Bên cạnh đó, từ ‘MERZ’ xuất hiện trên tấm vé nằm giữa tác phẩm tượng trưng cho tuyên ngôn nghệ thật của Kurt Schwitters – đồng sự của Hausmann trong những ngày đầu của Dada. Tờ tiền giấy Cộng hòa Séc nằm góc cuối bên trái chính là một món quà lưu niệm từ chuyến đi của họ tới Prague, nơi họ cùng trình diễn bài thơ Hausmann, ‘fmsbwtözäupggiv-..?mü’.

Nhìn vào tác phẩm bạn sẽ ngay lập tức chú ý tới chủ đề của nó: những chữ cái ‘ABCD’ được kẹp giữa hai hàm răng của bức chân dung. Một loạt cuống vé cùng dòng in được xếp theo hình xoắn ốc bao quanh đầu người nghệ sĩ. Bạn sẽ khó lòng lờ đi khả năng tương tác của những chữ cái đó mà đi tìm ý nghĩa của chúng. Đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng đủ để khơi gợi sự tò mò của người thưởng thức. Dòng chữ ‘MERZ’ trên tấm vé được dịch là ‘Raoul Hausmann giống như một miếng bơ thực vật đa cảm’, một dòng bình luận mỉa mai kĩ thuật vẽ tranh của trường phái biểu hiện.

Bản tuyên ngôn và tạp chí của chủ nghĩa Dada

Được biên tập bởi Raoul Hausmann, John Heartfield, và George Grosz.
‘DER DADA NO.2’ 1919 (bìa tạp chí)
Được biên tập bởi Raoul Hausmann, John Heartfield, và George Grosz.

 

Một loạt những ‘tuyên ngôn’ và tạp chí chống lại những thành phần xã hội, chính trị và văn hóa ủng hộ chiến tranh thuộc vô vàn những hoạt động khác của hội viên Dada.

Phong trào biểu hiện, một trong những phong trào tiên phong, đã nhanh chóng được công nhận và ủng hộ bởi đại chúng. Tuy vậy, nó đã không đem lại những thay đổi mong đợi. Những nghệ sĩ thuộc trường phái biểu hiện rất coi trọng những yếu tố nội hàm và có lòng yêu nước sâu sắc, họ cũng vô cùng lưu tâm tới quá khứ người Gô-tích Đức. Đó là một phần vấn đề. Trong bản tuyên ngôn chủ nghĩa Dada tại Berlin năm 1918, Richard Huelsenbeck đã công kích dữ dội sự vô quyền của trường phái biểu hiện, ‘Trường phái biểu hiện mong muốn hướng nội, họ tưởng rằng bản thân là nhân tố đi ngược lại với thời gian, trong khi đó chủ nghĩa Dada là sự thể hiện của thời gian. Dada tồn tại theo thời gian, là đứa con của hiện tại mà người đời có thể nguyền rủa nhưng chẳng thể nào chối bỏ được… Dựa trên tính hướng nội, những nhà văn và họa sĩ trường phái biểu hiện đã thu mình lại để tạo ra một thế hệ tìm kiếm những sự tán dương trong lịch sử nghệ thuật và thơ văn, lúc nào cũng mong muốn được vinh danh cùng tán thưởng… Trường phái biểu hiện là một phong trào tự phát. Đó là những con người chán chường mệt mỏi, mong muốn thoát ly khỏi bản thân và thực tại, chiến tranh và đau khổ… Họ là những cá thể đi ngược lại thiên nhiên và không có dũng khí để đương đầu với thực tại khắc nghiệt. Họ quên mất dũng khí trong người. Chủ nghĩa Dada luôn dũng cảm và táo bạo, đương đầu với cái chết. Họ đặt chính mình làm trung tâm. Trường phái biểu hiện muốn quên đi bản thân, Dada thì muốn khẳng định chính”.

Phong trào nghệ thuật Dada tại Berlin

‘Life and Work in Universal City, 12:05 Noon’, 1919 (phim ảnh)
GEORGE GROSZ (1893-1959) and JOHN HEARTFIELD (1891-1968)
‘Life and Work in Universal City, 12:05 Noon’, 1919 (phim ảnh)

 

Sau chiến tranh, bộ mặt của Dada dần thay đổi. Rất nhiều nghệ sĩ di cư theo trường phái Dada đã bắt đầu quay trở về quê hương và nhận thấy những thay đổi rõ rệt. Sau khi được truyền bá tới Berlin, Cologne, Hanover và xa hơn là NewYork, Dada đã nổi tiếng toàn cầu, tuy vậy, tại mỗi vùng đất nó lại mang một phong cách khác nhau được định hình bởi nghệ sĩ nơi đó.

Tại Berlin sau chiến tranh, chủ nghĩa Dada đã bớt phản nghệ thuật và thể hiện nhiều tư tưởng chính trị hơn. Thực tế phũ phàng, sau cuộc chiến tranh, người dân mệt mỏi đương đầu với khủng hoảng kinh tế. Những bất ổn xã hội và chính trị diễn ra khi cả hai bên đều khiêu chiến giành quyền cai trị. Trong tình hình đó, sự xuất hiện của Dada tại Zurich là không hợp lí, bởi vậy, nó tràn đến Berlin mạnh mẽ hơn.

Raoul Hausmann, Hannah Höch, John Heartfield và George Grosz là những nghệ sĩ Dada châm biếm chính trị tiêu biểu nhất. Cách thức của họ chính là đưa ra những nhận xét miệt thị thông qua chấp ảnh: một bản cắt dán các bức ảnh và câu chữ từ báo giấy hay tạp chí. Sự chân thật của những tấm ảnh chụp đã gia tăng tính cá nhân trong tác phẩm thông qua việc kết nối thông điệp với thế giới thực tại. Bố cục của những tác phẩm này chịu sự ảnh hưởng của trường phái lập thể và vị lai. 

George Grosz

‘The Pillars of Society’ 1926 (tranh dầu trên chất liệu canvas)
GEORGE GROSZ (1893-1959)
‘The Pillars of Society’ 1926 (tranh dầu trên chất liệu canvas)

 

Các tác phẩm nghệ thuật của George Grosz đã chuyển mình từ phong trào phản kháng vô chính để thể hiện một cách rõ nét hơn sự căm ghét của người nghệ sĩ đối với thói tàn ác và suy đồi của giai cấp tư sản. Là một họa sĩ khéo léo, ông đã truyền tải được thông điệp của mình đối với các phương tiện truyền thông truyền thống. Những bức vẽ châm biếm đã phơi bày bộ mặt đạo đức giả của các chính trị gia, báo chí, quân đội, tầng lớp thống trị và giới tăng lữ thối nát. Các tác phẩm như một chiếc gương phản chiếu lại hành vi cùng những thói tư tật xấu, sự suy đồi, trụy lạc của họ. Grosz đã viết rằng, “Loài người đã tạo ra một hệ thống chính quyền méo mó bao gồm cấp cao và cấp thấp. Rất ít kẻ thuộc cấp cao. Ngược lại, có hàng ngàn người cấp thấp phải đối mặt với sự đói nghèo. Nhưng điều này thì có liên quan gì tới nghệ thuật? Đó là bởi rất nhiều họa sĩ cùng nhà văn, những người được ưu ái gọi là ‘tầng lớp trí thức’ vẫn đang thỏa hiệp với chính quyền mà không vùng lên đòi quyền lợi. Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, mục đích của tôi chính là làm vực dậy tinh niềm tin và vạch trần bộ mặt đểu giả của giai cấp thống trị”.

‘The Pillars of Society’ là bức chân dung một nhóm người tượng trưng cho những ‘bộ mặt đểu giả của giai cấp thống trị’ trong một căn phòng. Trong nghệ thuật thời Trung cổ, các vị thánh thần thường được tạo hình mang theo mình những vật tượng trưng giúp phân biệt họ với tầng lớp dân thường. Ví như Thánh Peter thường mang chiếc chìa khóa theo lời Chúa “Ta sẽ ban cho con chiếc chìa khóa dẫn tới thiên đường”. Cũng như vậy, Grosz đã sử dụng những châm biếm mỉa mai để xác định tầng lớp bị áp bức.

Ở tiền cảnh, chúng ta thấy một vị quan chức người Đức mang chiếc kính một tròng cùng biểu tượng chữ vạn – swastika, đây được coi là biểu tượng của Phát xít Đức năm 1920. Khuôn mặt ông ta dữ tợn với vết sẹo ở bên má, môi mỏng nghiến chặt để lộ hàm răng như đầy giận dữ. Trên tay cầm cốc bia cùng chiếc kiếm thể hiện kẻ khơi mào chiến tranh. Dù vậy, ông ta lại không ý thức được hành động tàn bạo của mình mà hoang tưởng thoát ra từ chiếc đầu rằng bản thân là một con người hào hoa.

Phía sau bên trái là bức chân dung Alfred Hugenberg, nam tước báo chí, người đang đội một chiếc bình với biểu tượng cao quý của quân đội Đức. Điều này thể hiện quyền lực của ông ta trong giới báo chí đương thời. Biểu tượng của Hugenberg chính là một chiếc bút chì cùng lòng bàn tay còn dính đầy máu. Trong quá khứ, đây là biểu tượng của hòa bình nhưng hiện tại lại dính đầy máu, là hậu quả từ những bài báo của ông ta, biểu tượng của thói đạo đức giả.

Ở đằng sau phía bên phải là bức họa Friedrich Ebert, thủ lĩnh đảng Dân chủ và Tổng thống đầu tiên của Đức nhiệm kỳ 1919-1925. Biểu tượng của ông ta là một tờ rơi có viết Chủ nghĩa Xã hội đang vận hành’ và một lá cờ của Cộng hòa Weimar. Grosz thể hiện những điều ông nghĩ về chính trị bằng cách cho nhân vật này một bộ não đầy chất thải hấp nóng hổi.

Phía sau cùng của tác phẩm là một giáo sĩ với gương mặt đạo mạo nay đã mơ màng vì rượu cồn. Với đôi mắt nhắm chặt, ông ta giảng đạo từ nơi trú ngụ an toàn của mình, không nhận ra thực tại ngoài xã hội và hoàn toàn bỏ qua hiện thực khốc liệt của chiến tranh vẫn còn đang diễn ra.

Phong trào nghệ thuật Dada tại Cologne

‘Typical Vertical Misrepresentation as a Depiction of the Dada Baargeld’ 1920 (tác phẩm chấp ảnh)
JOHANNES THEODOR BAARGELD(1892 -1927)
‘Typical Vertical Misrepresentation as a Depiction of the Dada Baargeld’ 1920 (tác phẩm chấp ảnh)

Tại Cologne, Max Ernst và Johnannes Baargeld đã thành lập Gruppe D (D trong từ cho Dada) nơi diễn ra buổi triển lãm ‘Dada-Vorfrühling’ (Dada-Early Spring) được xem như sự nhục mạ xã hội và phải ngừng hoạt động bởi cảnh sát. Buổi triển lãm được tổ chức tại một quán rượu và người tham gia phải đi vào từ phòng vệ sinh nam với một dãy bệ tiểu và những người phụ nữ trong trang phục giáo hội đọc lên những bài thơ tục tĩu. Họ còn cung cấp khách tham quan một chiếc búa và khuyến khích họ đập phá một vài sản phẩm trưng bày phản nghệ thuật. 

Max Ernst

‘Murdering Airplane’ 1920 (tác phẩm chấp ảnh)
MAX ERNST (1891-1976)
‘Murdering Airplane’ 1920 (tác phẩm chấp ảnh)

 

Như hầu hết các nghệ sĩ thành công khác theo trường phái Dada, Max Ernst đã thấy được sự sáng tạo trong các tác phẩm ‘phản nghệ thuật’ của họ. Nếu như Hausmann và Heartfield thông qua những tác phẩm cắt dán ảnh ghép châm biếm chế độ chính trị, Ernst đã giúp nó trở nên có vần điệu hơn bằng cách xây dựng những bài thơ hình ảnh đặt cạnh những tấm phim. Ông mô tả phương pháp của mình như ‘sự khai thác có hệ thống những cơ hội hoặc những va chạm bị kích thích từ tác nhân bên ngoài của hai hay nhiều thực thể xa lạ trong cấp độ không tương thích – và những vần thơ vui tươi sẽ xuất hiện khi những thực tế này gặp nhau’.

Giữa năm 1919 và 1920, Ernst đã sản xuất hàng loạt tác phẩm cắt dán nơi ông tạo ra những thực thể người lai từ các bộ phận của con người và những vật dụng hay thực thể khác. Vũ khí cũng như kỹ thuật của ông đã tạo nên tiếng vang lớn đến công chúng và chính Ernst bởi khi đó ông đang phục vụ trong đội pháo binh và bị thương bởi một cây súng trường.

‘The Chinese Nightingale’ 1920 (tác phẩm chấp ảnh)
MAX ERNST (1891-1976)
‘The Chinese Nightingale’ 1920 (tác phẩm chấp ảnh)

 

Trong tác phẩm ‘The Chinese Nightingale’, đôi tay cùng chiếc quạt của một một vũ công Phương Đông đã trở thành tứ chi và chiếc mũ của một sinh vật lạ với cơ thể là một quả bom của người Anh. Một con mắt đã được thêm vào thân trái bom để tạo hiệu ứng nực cười như một chú chim. Khiếu hài hước khác người của Ernst đã làm dịu bớt nỗi sợ hãi trước sự công phá của bom mìn. Tác phẩm được đặt theo tên gọi câu chuyện cổ tích của Christian Andersen với hình ảnh ẩn chứa tính ngụ ngôn.   

Jean Arp

‘Rectangles Arranged According to the Laws of Chance’ 1917 (tác phẩm cắt dán)
JEAN (HANS) ARP (1886-1966)
‘Rectangles Arranged According to the Laws of Chance’ 1917 (tác phẩm cắt dán)

 

Jean Arp là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của Dada tại Cologne, ông cũng là người khám phá kỹ thuật của các nghệ sĩ theo phong trào nghệ thuật Dada một cách tích cực và sáng tạo hơn. Mặc dù những nghệ sĩ trước đó khá mộ đạo, ông không cho phép mình cuồng tin như vậy. Mặc dù các tác phẩm của ông đều là sự phóng đại về mỹ học và không mấy được lòng các nghệ sĩ khác trong hội, điều họ ngưỡng mộ ở ông lại là việc sử dụng ngẫu hứng các thành tố trong tác phẩm. Quy luật ngẫu hứng ở đây được có liên quan đến chủ nghĩa ‘phi nghệ thuật’ bởi nó bỏ qua mọi sự ràng buộc về kỹ thuật trong nghệ thuật truyền thống.

Từ góc nhìn của chủ nghĩa Dada, trong tác phẩm ‘Rectangles Arranged According to the Laws of Chance’, Arp đã xé nhỏ tờ giấy thành những mảnh giấy hình chữ nhật và rải chúng lên một tờ giấy lớn hơn, cố định chúng theo ‘quy luật ngẫu hứng’ bất chấp tính mỹ học. Thành quả có được chính là dựa theo định luật chủ nghĩa Dada. Thực tế, người nghệ sĩ cũng đã có một vài sự ‘điều chỉnh’ thích hợp để đảm bảo tương tác thẩm mỹ giữa mỗi hình chữ nhật. Không điều gì có thể ngăn cản người nghệ sĩ tài ba.

Phong trào nghệ thuật Dada tại Hanover – Kurt Schwitters

‘Construction for Noble Women’ 1919 (tác phẩm lắp ráp)
KURT SCHWITTERS (1887-1948)
‘Construction for Noble Women’ 1919 (tác phẩm lắp ráp)

Kurt Schwitters, người định cư tại Hanover sau chiến tranh đã từ chối lời mời tham gia phong trào chính trị của hội Dada tại Berlin vì ủng hộ phương châm ‘luôn hứng tới nghệ thuật chân chính’. Khi Hausmann ngỏ ý mời ông gia nhập hội, Huelsenbeck đã từ chối với lý do thương mại hóa. Mỉa mai thay, tại buổi triển lãm của ông tại Galerie Der Sturm, ông đã đặt tên tác phẩm của mình là ‘Merz’ – chữ viết tắt của ‘Kommerz’ (Thương mại) – được tạo ra từ mảnh vụn các tác phẩm cắt dán, một phần đầu bức thư của ngân hàng Thương mại và Tư nhân.

Kurt Schwitters đã tạo ra hàng loạt tác phẩm cắt dán và bộ sưu tập ‘Merz’. Những tác phẩm này phần nào chịu ảnh hưởng bởi trường phái lập thể và chủ nghĩa kiến tạo nhưng vẫn giữ được những nét riêng. Những tính chất ban đầu đều bị thay thế bởi ông đã sử dụng nguồn nguyên liệu đường phố. Ông đã tỉ mẩn tạo nên các bức tranh bằng cách lựa chọn nguyên liệu dựa theo hình dáng, màu sắc, kết cấu và hình thức. Cách lựa chọn chất liệu của Schwitters đã kết nối ông với trường phái Dada mà không phải những triết lý ‘phản nghệ thuật kia. Robert Hughes, nhà phê bình các tác phẩm nghệ thuật, đã hùng hồn minh chứng những ám chỉ sau mỗi tác phẩm ‘Merz’ của Schwitters như sau, “Thật nhiều nhân vật với những thông điệp ẩn chứa: những dấu vết của chuyến đi, tin tức, cuộc gặp gỡ, sự chiếm hữu, sự chối từ cùng với thành phố đang chuyển mình mỗi ngày, tựa như một con rắn đang thay da, để lại những gì cũ kĩ phía sau tựa như rác rưởi.”

Phong trào nghệ thuật Dada tại New York

‘Love Parade’ 1917 (tranh dầu trên bìa cứng)
FRANCIS PICABIA (1879-1953)
‘Love Parade’ 1917 (tranh dầu trên bìa cứng)

New York là một trong những nơi trú ẩn phổ biến cho các nghệ sĩ tha hương trong suốt Thế chiến Thứ Nhất. Francis Picabia, một họa sĩ người Pháp theo trường pháp lập thể đã ghé thăm New York lần đầu vào năm 1913 để tham dự buổi triển lãm đương đại Armony đến từ Châu Âu và Hoa Kỳ. Ông đã dành những năm tháng chiến tranh chu du khắp Châu Âu và Châu Mỹ với mục đích tuyên truyền nghệ thuật hiện đại.

Trong thời gian sóng tại New York, Picabia có hứng thú với những cỗ máy như biểu tượng của xã hội hiện đại. Ông đã thể hiện điều này qua ‘portraits mécaniques’, một chuỗi những hình ảnh lố bịch tượng trưng cho thứ quan hệ máy móc giữa con người. Trong một bài báo trích từ tờ New York Tribune ông có viết, “Máy móc giờ không chỉ là phụ tá của con người. Chúng đã ăn nhập và trở thành một nhân tố trong cuộc sống … Bản thân tôi đã quá quen thuộc với máy móc hiện đại và sử dụng chúng trong phòng làm việc.”

Vào năm 1915, Picabia tới thăm người bạn của mình, Marcel Duchamp, cùng với nghệ sĩ người Mỹ Man Ray (Emmanuel Radnitzky) người có tác phẩm lắp ráp ‘Cadeau’ và ‘Object to be Destroyed’ được đặt ở đầu và cuối trang này, giúp tạo nên nền tảng của chủ nghĩa Dada tại Mỹ.

RAOUL HAUSMANN (1886-1971)

‘Fountain’ 1917 (ready-made)
MARCEL DUCHAMP (1887-1968)
‘Fountain’ 1917 (ready-made)

Khi Marcel Duchamp đặt chân đến New York, ông đã nhận thấy danh tiếng nhất định của mình nơi đây, mặc dù đó thực chất là tai tiếng từ bức vẽ của ông mang tên ‘Nude Descending a Staircase’. Tác phẩm đã gây nhiều tranh cãi kể từ khi được trưng bày tại buổi triển lãm Armony. Tuy nhiên, một tác phẩm khác của ông cũng đã trở thành thách thức lớn đối với giới nghệ sĩ.

Năm 1916, Duchamp là một trong những nghệ sĩ sáng lập the Society of Independent Artists tại New York. Năm tiếp theo họ tổ chức “First Annual Exhibition”, một buổi triển lãm thu hút khoảng 2500 người trưng bày. Ngoại trừ Marcel Duchamp, người tham gia đều phải trả phí vào cửa để được trưng bày sản phẩm của mình.

Tác phẩm trưng bày của Duchamp là một bức điêu khắc “Fountain” được ký tên với bút danh R.Mutt. ‘Fountain’ thể hiện một bình đựng nước tiểu bằng sứ trắng được nhấc ra khỏi kệ và đặt lên chân vịt. Bằng cách kí vào tác phẩm, Duchamp tuyên bố rằng nó đã trở thành tác phẩm nghệ thuật và thách thức người trong giới về định nghĩa nghệ thuật. Duchamp tin rằng mỗi người đều có tiềm năng làm nghệ sĩ và mọi thứ đều có thể trở thành nghệ thuật. Qua con mắt của Dada, tất cả nghệ thuật từ quá khứ đều mất đi giá trị và “Fountain” là tuyên ngôn của một nền dân chủ cho phép nghệ sĩ trau dồi kỹ năng trong quá trình khám phá thế giới.

Duchamp cũng tạo ra những tác phẩm điêu khắc tương tự “Fountain” mà ông coi là ‘ready-made’. Nổi bật trong số đó là “Bottle Rack”; “Bicycle Wheel” gắn trên ghế đẩu bằng gỗ và một cái xẻng treo trên trần nhà với dòng chữ, “In Advance of The Broken Arm”.

Di sản của phong trào nghệ thuật Dada

MARCEL DUCHAMP (1887-1968)
MARCEL DUCHAMP (1887-1968)
‘L.H.O.O.Q’, 1919 (ready-made)

‘Hội chợ quốc tế Dada đầu tiên’, diễn ra tại Berlin vào năm 1920, là buổi triển lãm duy nhất với mục đích trưng bày tất cả các khía cạnh của phong trào nghệ thuật Dada trên phạm vi quốc tế. Mặc dù có nhiều yếu tố kích thích khơi gợi trí tò mò, buổi triển lãm vẫn thất bại vì công chúng đã không còn hứng thú. Trong tổng số 174 tác phẩm được trưng bày tại buổi triển lãm, chỉ có duy nhất một tác phẩm được tiêu thụ. Dada đã mất đi giá trị trong thời kì hậu chiến tranh khi mà thực tế khắc nghiệt của cuộc sống đã làm mất đi xúc cảm nghệ thuật của công chúng. Mỉa mai thay, ‘Hội chợ quốc tế Dada đầu tiên’ lại đánh dấu sự sụp đổ của phong trào nghệ thuật này.

Bản chất của Dada là tự tiêu diệt. Những người theo trường phái Dada đã lên án sự đồng hóa nhưng nghịch lý là bất cứ cuộc cách mạng nào đều sẽ phải tự hòa hợp. Những nghệ sĩ đều có nhu cầu sáng tạo nhưng có lẽ phương châm ‘phản nghệ thuật’ của Dada đã hạn chế tiềm năng sáng tạo của họ. Có rất nhiều nghệ sĩ tài ba đã thấy được khả năng đó và họ đã khéo léo ứng dụng kĩ thuật tiên tiến của trường phái nghệ thuật Dada vào tác phẩm của mình.

Cuối năm 1920, những thành viên Dada chủ lực đã chuyển đến Paris nơi chủ nghĩa Dada tồn tại trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khác với Zurich và Berlin nơi có phong trào hướng tới sự hợp nhất trong ý thức, nơi đây xuất hiện những nhân tố tuyên truyền triết lý tích cực mà sau này được gọi là Chủ nghĩa siêu thực.

Mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật Dada là rất lớn. Những người nghệ sĩ theo chủ nghĩa Dada đã khám phá ra những kỹ thuật cùng cách thức mà nghệ sĩ thời nay còn sử dụng. Họ cũng đã mở rộng định nghĩa nghệ thuật, là tiền đề sáng tạo những trường phái nghệ thuật mới như tranh trừu tượng, nghệ thuật dân gian hiện đại, nghệ thuật ngẫu nhiên, sắp đặt, nghệ thuật tạo khái niệm và những phân khúc hậu hiện đại khác.

Thông tin cần ghi nhớ về phong trào nghệ thuật Dada  

MARCEL DUCHAMP (1887-1968)
MARCEL DUCHAMP (1887-1968)
  ‘L.H.O.O.Q’, 1919 (ready-made)

– Dada là một loại hình nghệ thuật vô chính thách thức giá trị xã hội, chính trị và văn hóa đương thời.

– Dada góp mặt trong hội họa, âm nhạc, thơ ca, nhạc kịch, vũ điệu và chính trị.

– Mục đích của Dada chính là xây dựng một vùng trời nơi người nghệ sĩ có thể tự do sáng tạo mà không bị thao túng bởi các yếu tố truyền thông chính trị.

– Dada là chủ nghĩa chống chính quyền và phản nghệ thuật.

– Tên gọi ‘Dada’ có nghĩa là ‘hobbyhorse’ hoặc lời cảm thán “Yes-Yes”.

– The Cabaret Voltaire ở Zurich (Thụy Sĩ) là cái nôi của Dada.

– Sau chiến tranh, những người theo chủ nghĩa Dada chuyển tới Berlin, Cologne, Hanover và New York.

– Hội đã xuất bản ‘tuyên ngôn’ và tạp chí để truyền tải thông điệp.

– Họ sử dụng những kĩ thuật như tự động hóa, ngẫu nhiên, chấp ảnh và lắp đặt.

– Họ đã chứng minh rằng một tác phẩm nghệ thuật có thể trở thành sự sắp đặt lâm thời.

– Họ thay đổi những quy chuẩn về nghệ thuật.

– Một vài buổi triển lãm của Dada đã bị gắn mác nhục mạ công cộng và bị chính quyền ngăn cấm.

– Dada có ảnh hưởng tới sự phát triển của chủ nghĩa siêu thực, tranh trừu tượng, nghệ thuật dân gian đương đại, nghệ thuật ngẫu nhiên, sắp đặt và nghệ thuật tạo khái niệm.

– Những nghệ sĩ trụ cột trong phong trào nghệ thuật Dada là Hugo Ball, Tristan Tzara, Marcel Janco, Richard Huelsenbeck, Jean (Hans) Arp, Raoul Hausmann, Hannah Höch, John Heartfield, Kurt Schwitters, Johannes Baargeld, Johannes Baader, Max Ernst, George Grosz, Hans Richter, Francis Picabia, Man Ray and Marcel Duchamp.

bởi Quốc Cường vào | 641 lượt xem

Có thể bạn muốn xem