Được xem là trang phục mang đầy hơi thở văn hoá và bản sắc của dân tộc Việt Nam, áo dài tôn lên nét đẹp nữ tính và sự quyến rũ của người phụ nữ Việt. Xem ngay cách may áo dài truyền thống tại đây nhé!
Nên chiếc áo dài truyền thống luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các chị em trong những dịp lễ, tết hoặc sự kiện quan trọng. Nhằm giúp đọc giả có những chiếc áo dài đẹp và phù hợp với bản thân, Natoli sẽ hướng dẫn cách may áo dài truyền thống qua bài viết dưới đây.
Là bộ trang phục đại diện cho cả một quốc gia, nên việc may áo dài truyền thống sao cho đẹp, ưng ý và tôn lên được ưu điểm về vóc dáng của người mặc, bạn cần phải trải qua những bước sau đây:
Bước 1: Lấy số đo cơ thể
Để may chiếc áo dài truyền thống vừa vặn và phù hợp với dáng người mặc, bước lấy số đo là bước quan trọng đầu tiên chúng ta cần thực hiện.
Trong quá trình lấy số đo cơ thể, bạn cần lưu ý đo kỹ những số đo dưới đây, để bộ áo dài thành phẩm có thể khoe được những nét mềm mại và đặc trưng trên cơ thể người phụ nữ.
- Độ dài áo: Tiến hành đo từ phần eo dài đến mắt cá chân, độ dài của áo có thể tùy biến theo vóc dáng và sở thích của người mặc muốn tà áo thả đến đâu.
- Tay áo: Độ dài tay áo được đo từ điểm bắt đầu là phần vai kéo đến cổ tay.
- Nách: Bạn có thể lấy được số đo nách bằng cách chống tay, sao cho vòng đo nách vuông góc với phần vai.
- Vòng bắp tay: số đo của bắp tay nên lấy ở vị trí cách nách 10cm.
- Khuỷu tay: chọn điểm mốc từ phần khớp khuỷu tay rồi đo dài xuống cổ tay để lấy được số đo
- Vòng ngực: Lấy số đo tại điểm lớn nhất của vòng ngực( lưu ý nên mặc áo lót hoặc những loại áo độn, nâng ngực mà bạn thường sử dụng để có được số đo chuẩn nhất)
- Đo kích trước: Đo phần trước ngực, độ dài cách giữa nách.
- Đo kích sau: Đo khoảng cách giữa 2 nách ở phần phía sau lưng.
- Vòng eo trên: Lấy số đo tại vị trí nhỏ nhất của eo.
- Vòng eo dưới: Tiến hành đo tại phần xương hông của cơ thể.
- Hạ eo trước: Chọn vị trí bắt đầu là phần vai sát chân cổ qua đầu ngực và kéo dài xuống vị trí thắt lưng.
- Hạ eo sau: Bắt đầu đo từ gáy đến vị trí cuối cùng của thắt lưng.
- Ngang vai: Đo khoảng cách giữa vai trái và vai phải.
- Độ dài quần: Bắt đầu đo từ vị trí ngang hông kéo dài đến gót chân.
- Số đo mông: Lấy số đo ở vị trí lớn nhất của vòng 3.
- Đùi: Tương tự cũng lấy số đo vòng đùi ở vị trí lớn nhất.
- Đầu gối: Vòng thước dây quanh đầu gối để lấy số đo vòng đầu gối.
Bước 2: Chọn và mua vải
Lựa chọn vải để may áo dài là một trong những bước quan trọng trong công thức may áo dài truyền thống vì chất liệu, màu và hoạ tiết trên vải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màu da và vóc dáng của bạn.
Khi quyết định may áo dài truyền thống bạn nên tham khảo kỹ những thông tin về màu vải nào hợp với màu da của bạn và hoạ tiết và chất liệu như thế nào thì sẽ tối ưu được vóc dáng cơ thể.
Chất liệu
Do độ phổ biến và sự phát triển của nền công nghiệp thời trang nên các loại vải dùng để cắt may áo dài truyền thống ngày nay rất đa dạng. Natoli sẽ liệt kê giúp bạn top 5 loại vải may áo dài được ưa chuộng nhất hiện nay.
Vải Chiffon
Với chất liệu mỏng nhẹ và mềm mại tạo cảm giác thoải mái cho người mặc,do được làm từ các sợi nylon siêu mỏng xếp chồng lên nhau. Vải chiffon mang lại sự quý phái và thanh lịch cho người mặc, đặc biệt loại vải này thoáng khí, có độ thấm hút tốt. Vì lẽ đó vải chiffon rất được các chị em phụ nữ ưu ái khi chọn may áo dài truyền thống.
Vải Voan
Vải voan Là loại vải có điểm đặc trưng là mềm mại, bồng bềnh và tạo cảm giác thoáng mát dễ chịu cho người mặc. Ngoài ra, màu sắc cũng như kiểu dáng của loại vải này cũng rất đa dạng và dễ mua trên thị trường. Nên không khó để vải voan là một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi may áo dài truyền thống.
Vải Lụa
Được dệt từ từ tơ tằm tự nhiên nên lụa mang tính chất mềm mỏng độ bền cao và khả năng giữ nhiệt tốt. Đặc biệt vì là sản phẩm từ thiên nhiên nên lụa rất thân thiện với người sử dụng, không gây kích ứng cho da và thân thiện với môi trường.
Cũng vì đó mà giá thành của vải lụa trên thị trường rất cao. Trên thị trường ngày nay, những loại vải tơ tằm thiên nhiên như lụa được ưu tiên để may những bộ áo dài cao cấp.
Vải Ren
Với cấu trúc nhiều loại vải tổng hợp xếp chồng lên nhau tạo thành những hoạ tiết bắt mắt, tinh xảo. Có rất nhiều thiết kế áo dài sang trọng và quyến rũ được cắt may từ loại vải này.
Do chất liệu không bị biến dạng và khó bay màu lại đa dạng về màu sắc và hoa văn nên vải ren chưa bao giờ vắng mặt trong danh sách những loại vải hàng đầu để cắt may áo dài truyền thống trong quá khứ và hiện tại.
Vải Gấm
Trong quá khứ, gấm được xem là một trong những mặt hàng cao cấp chỉ những gia đình giàu hoặc quyền thế mới được sử dụng. Vì được dệt từ những loại tơ thiên nhiên nên độ bền của vải rất cao, khi bị tác động không bị xù lông hoặc sờn vải.
Ngoài ra, vì được dệt từ phương pháp thủ công, yêu cầu sự tỉ mỉ và tay nghề cao ở người thợ, nên hoa văn trên vải vô cùng tinh thế và sang trọng. Lý do vải gấm được chọn để may áo dài truyền thống Việt Nam, vì nó tôn lên cho người mặc sự sang trọng quyến rũ và nét đẹp cổ điển.
Màu sắc của vải
Khi học cắt may áo dài truyền thống, ngoài lưu ý chọn chất liệu vải cho hợp với túi tiền và sở thích, chúng ta cũng nên lưu ý đến màu sắc của vải có hợp với màu da người mặc hay không.
Với những bạn có làn da trắng hồng thì màu sắc nào cũng có thể phối được, nhưng những màu da còn lại nếu không lưu ý kỹ vấn đề màu sắc chiếc áo dài có thể làm cho da bạn trông sạm đen hơn và làm bạn trông kém sắc hơn.
Sự lựa chọn hàng đầu của các quý cô có làn da nâu khỏe mạnh là những loại vải có tông màu trắng và tông màu nóng, ưu tiên hoạ tiết đơn giản, ít rườm rà. Những gam màu này có thể giúp bạn giảm độ tương phản giữa da và trang phục và tôn lên làn da khỏe mạnh của bản thân.
Áo dài tông trắng tôn da
Với những cô nàng sở hữu màu da càng đặc trưng của vùng Châu Á, khi may áo dài truyền thống các nàng có thể tham khảo chọn vải có những tông màu phấn nhẹ nhàng hoặc tông ấm như xanh sẫm, đỏ đô,... Những tông màu này có thể làm cho da bạn trông đầy sức sống và hài hoà hơn.
Bước 3: Phác thảo mẫu áo dài trên giấy bìa cứng hoặc giấy báo
Sau khi đã có được số đo cơ thể cụ thể rồi chúng ta tiếp đến bước vẽ mẫu trên giấy bìa cứng hoặc giấy báo để hoàn thành bản rập.
Khi may áo dài truyền thống bạn nên lưu ý xác định trước kiểu dáng của áo dài trước khi tiến hành vẽ mẫu để đỡ tốn thời gian chỉnh sửa và cắt lại bản rập.
Ở phần thiết kế bản vẽ cho quần áo dài tương đối đơn giản vì nó giống với những bản rập may quần bình thường, chỉ yêu cầu tỉ mỉ hơn chút. Đảm bảo cho quần có kích thước và hình dáng phù hợp với kiểu dáng áo dài mà bạn đã lựa chọn để vẽ ở bản rập trước.
Bước 4: Tiến hành cắt vải
Sau khi đã có bản vẽ cụ thể của bản rập may áo dài truyền thống. Bạn chỉ cần thực hiện bước cắt vải theo các đường đã vẽ sẵn trên bản rập trước đó. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau đây, để trong quá trình cắt có kết quả chính xác nhất:
Khi cắt xong phần nách của tay sau phải lớn hơn hoặc bằng nách thân sau của áo dài
Ở phần nách tay trước cần lưu ý phải bằng hoặc bé hơn nách thân trước độ dài 0.5 cm.
Khi cắt rập vải phải chú ý chừa đường may ra và phải sang dấu đường may của ly thân trước và ly phần bên ngực. Đồng thời, đánh dấu điểm tad áo và điểm cắt sườn của rập may áo dài truyền thống.
Bước 5: Tiến hành may phần áo
Bước cuối cùng để cho ra một chiếc áo dài truyền thống Việt Nam là tiến hành may theo bản rập vải đã cắt. Ở bước này, bạn nên sắp xếp và may theo thứ tự bản rập được cắt trước đó. Có nhiều cách ráp áo dài, Natoli sẽ hướng dẫn cho bạn 2 công thức cắt may áo dài truyền thống Việt Nam đơn giản nhất.
Phương pháp 1:
- Tiến hành may phần ly thân sau, ngang ngực và ly thân trước đầu tiên.
- Sau đó vắt sổ đường sống lưng, phần sườn áo dài đến điểm xẻ tà của áo dài rồi cuối cùng là vắt sổ đường sườn tay áo.
- Bước cuối cùng là đánh dấu vị trí may khóa kéo ở phần thân sau, tiến hành may ghim đường sống lưng ở thân sau với phần may khoá ở điểm đã được đánh dấu. Lưu ý, khi may nên vừa kéo khoá vừa may, hạn chế tối đa việc may nhằm vào khoá kéo.
Phương pháp 2:
- Bước 1: Bắt đầu từ phần may nhấn ngực và nhấn eo cho áo dài.
- Bước 2: Ráp phần sườn tay và may lai cho phần tay áo.
- Bước 3: Tiến hành ráp phần thân trước và thân sau áo dài đã được cắt sẵn.
- Bước 4: May phần tà áo theo bản rập may áo dài.
- Bước 5: Ráp phần bâu áo vào thân áo vừa may xong.
- Bước 6: Kết nút, móc đính bọ sau khi đã có được hình dạng áo dài hoàn chỉnh.
- Bước 7: Kiểm tra các đường may và phần chỉ thừa, sau đó ủi vfa hoàn thành sản phẩm.
- Bước 6: May quần của áo dài
Quy trình may quần áo dài:
- Bước 1: Tiến hành ráp ống quần theo bản rập có sẵn.
- Bước 2: Ráp tiếp 1 đoạn đáy quần và may dây kéo vào.
- Bước 3: Ráp phần lưng quần.
- Bước 4: May hoàn chỉnh phần đáy quần theo các đường vẽ.
- Bước 5: May tại hoàn chỉnh các phần với nhau.
- Bước 6: Kết phần móc quần phía trên dây kéo, ủi và cho ra thành phẩm.
Phía trên là Hướng dẫn cách may áo dài truyền thống việt nam, xem thêm nhiều bài viết tại BBCosplay nhé!!!
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 2778 lượt xem