Màu Chàm - Sắc Màu Truyền Thống Từ Chất Liệu Thiên Nhiên

Việt Nam – mảnh đất hình chữ S với 54 dân tộc anh em cùng sống trải dài từ Bắc vào Nam, mang trong mình nét văn hóa rất riêng của mỗi vùng miền. Và khu vực miền núi phía Bắc là nơi định cư của các dân tộc tiểu số nước ta, từ những buổi sơ khai họ đã biết cách khai thác sản vật được đất trời ban tặng, tạo nên một truyền thống văn hóa rất riêng từ vật dụng, trang phục, kiến trúc….Trong đó màu chàm được xem là hơi thở là biểu tượng cho bản sắc dân tộc của vùng núi rừng cao nguyên.

Màu sắc của núi rừng

Từ buổi khai thiên lập địa các dân tộc vùng núi đã sống lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên núi rừng và cây thuốc nhuộm được đồng bào tìm ra trong những lần phát nương rẫy, vô tình nhựa cây của những loài thực vật này dính bẩn vào quần áo, tay chân của họ, tạo nên những vệt màu loang lổ kỳ lạ từ đó mọi người hình thành ý tưởng nhuộm màu sắc lên trang phục. Đây được xem là bước tiến lớn trong thời kỳ săn bắt hái lượm của dân tộc ta, là một phát hiện rất quan trọng.
 
màu chàm 3_zpsydmgyrob.jpg

Cây chàm

Màu chàm được tạo ra từ cây chàm hay còn gọi là cây ta râm ở một số khu vực vùng núi Trường Sơn, là loài thực vật có hoa thuộc họ Đậu (Fabaceae), sống chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới, ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Cây chàm là tên gọi chung của một chi lớn có khoảng 700 loài chàm, tùy theo mỗi vùng miền khí hậu mà nó có cách sinh trưởng phát triển khác nhau, nhiều loại mọc thành bụi, thân gỗ nhỏ hay cây thân thảo. Trong số đó hai loài Indigofera tinctoria (chàm quả cong) và Indigofera suffruticosa được sử dụng sản xuất thuốc nhuộm tạo ra màu chàm.
 
mau-cham 2_zpsacfwt3ax.jpg
 Cây Indigofera tinctoria (trái) - Indigofera suffruticosa (phải)

Cách tạo ra màu chàm

Loại hóa phẩm thiên nhiên này được các đồng bào miền núi như Tày, Dao, Mông, Thái… chiết xuất theo nhiều cách khác nhau tùy theo bí quyết và kinh nghiệm đã được tích góp, truyền đạt từ xa xưa không nơi nào giống nhau cả. Việc chế biến thuốc nhuộm cùng với kỹ thuật nhuộm vải tất cả đều cần sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ nên công việc này thường được phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm. Người Mông là dân tộc tiểu số có kỹ thuật nhuộm và dệt vải chàm nổi bật được nhiều nơi biết đến.
 
 Cây chàm mà người Mông hay dùng là cây thân gỗ dễ sinh trưởng có thể bắt gặp chúng ở vườn nhà, nương rẫy hay ven đường. Công việc bắt đầu bằng việc ngâm toàn bộ cây chàm vào thùng gỗ lớn có chứa sẵn nước và đợi một thời gian cho chúng mục ruỗng hết, nhựa cây đã hòa quyệt vào với nước thì lọc lấy nước bỏ xơ. Tiếp đó người thợ cho vôi vào dung dịch chàm, khuấy đều tay đến khi chàm và vôi lắng xuống đáy thùng, dùng một tấm vải dày chắt bỏ nước thành phẩm thu được gọi là cao chàm. Cao chàm có thể dùng được quanh năm, khi dùng chỉ cần lấy cao pha với ít rượu theo tỉ lệ nhất định, bóp nhỏ và hòa tan với nước, sau đó khuấy mạnh thùng gỗ đến khi sủi đầy bọt thì đậy lại. Công việc này thực hiện liên tục trong nhiều ngày, đến khi nước chàm có độ vàng trong khi soi lên ánh nắng và bọt sủi đều mặt, lúc này có thể dùng để nhuộm vải. Để có được màu chàm đen như ý người Mông phải nhúng ướt vải qua nước rồi mới cho vào thùng màu chàm, thời gian ngâm khoảng một tiếng sau đó vớt lên để ráo rồi tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi tạo ra màu sắc như ý muốn, quá trình này có thể thực hiện từ 3 – 4 ngày khi gặp thời tiết nắng đẹp nếu như có mưa công đoạn này có thể kéo dài đến nhiều tháng. Chính vì sự công phu và tỉ mỉ của người thợ mà những tấm vải làm ra đều bền, đẹp, cuốn hút người nhìn, là một giá trị vĩnh cửu theo thời gian.
 
mau-cham 4_zps4vhniqzh.jpg

Lọc màu chàm chuẩn bị nhuộm.

mau-cham 5_zps2hzaq9r3.jpg

Công phu quá trình nhuộm màu vải chàm

mau-cham 6_zpsncqqjsui.jpg
Thùng nước chàm

Trang phục truyền thống

Những tấm vải chàm sau khi được nhuộm tiếp tục trải qua công đoạn vẽ trang trí hay thêu để tạo nên những bộ trang phục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. 
 
mau-cham 7_zpsvlfpq4os.jpg

Trang phục truyền thống của người Mông (Sapa) từ vải chàm

mau-cham 8_zpsfsbicfxv.jpg

 Trang phục truyền thống người Dao (Sapa)

mau-cham 9_zpsvk8opomp.jpg

 Dân tộc Tày

Giữ gìn bản sắc dân tộc

 
Cùng với sự phát triển của đất nước những chất liệu vải hiện đại đã dần len lỏi vào lối sống thường ngày của người dân một số nhà dần từ bỏ việc nhuộm vải, dệt vải. Đứng trước nguy cơ mất đi giá trị dân tộc và tránh sự xói mòn của truyền thống. Ngành du lịch trong nước đã nỗ lực liên kết với địa phương cùng các nghệ nhân trong vùng mở ra nhiều dịch vụ du lịch mới lạ như homestay cùng người bản địa trải nghiệm cách làm ra vải chàm, thành lập hợp tác xã nhuộm và dệt vải, các sản phẩm quà lưu niệm từ vải chàm cũng được sáng tạo, cải tiến mới lạ như túi xách, balo, chăn, nón, khăn… đem lại sự thích thú cho khách du lịch phương xa khi có dịp ghé thăm vùng núi rừng cao nguyên.
 
mau-cham 14_zps7hr38e9o.jpg
Học để trở thành chuyên nghiệp "

bởi Quốc Cường vào | 633 lượt xem

Có thể bạn muốn xem