Nguồn Gốc Áo Nhật Bình Và Ý Nghĩa Cái Tên

Trong khoảng 60 năm vừa qua, áo Nhật Bình hầu như đã mất dầu tích trong đời sống người Việt. Loại áo cổ phục này hầu như không được phổ biến như áo dài.

Gần đây, phong trào chụp ảnh cổ trang ngày một phổ biến. Bên cạnh việc ướm mình trong những bộ trang phục lộng lẫy của Trung Hoa cổ đại, thì cũng có những bạn trẻ háo hức với cổ phục, tìm lại những nét văn hoá truyền thống Việt Nam dần mai một.

Trong quan niệm của người xưa trang phục là thước đo thể hiện giá trị văn hóa, sự văn minh và phẩm chất cốt cách của dân tộc.

Xu hướng chụp ảnh áo cưới Nhật Bình đang cực
Áo Nhật Bình - nơi người hiện đại tìm về cội nguồn

Nhật Bình – một nét tinh hoa Việt Phục
Các loại Nhật Bình đều được đầu tư phỏng dựng công phu kỹ lưỡng từ khâu thiết kế đến thêu thùa hoàn thiện trên áo, nhằm đem lại cho người mặc cảm nhận chân thực nhất một phần quá khứ huy hoàng sang trọng rực rỡ của các bà Hoàng đã từng tồn tại trong lịch sử

Trang phục phụ nữ thời Nguyễn được phục dựng trong tranh vẽ theo

Áo Nhật Bình – Nét đẹp cổ phục Việt Nam thời nhà Nguyễn

Áo Nhật Bình – cổ phục Việt Nam thời nhà Nguyễn mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái cho người phụ nữ thuộc tầng lớp quyền quý. Vậy ý nghĩa đằng sau cái tên ấy là gì?

Áo Nhật Bình thời nhà Nguyễn là chiếc áo dành cho nữ giới quyền quý trong chốn cung đình và các thiếu nữ trong gia đình quý tộc mặc khi xuất giá. Đối với nhà Nguyễn, việc phân chia cấp bậc thông qua trang phục được thể hiện rất chặt chẽ dựa trên: Chất liệu vải, màu sắc, trang phục đi kèm, kiểu dáng, cách may, họa tiết,…

Nguồn gốc trang phục Nhật Bình và ý nghĩa cái tên

Áo Nhật Bình – Nét đẹp cổ phục Việt Nam thời nhà Nguyễn
Áo Nhật Bình – Nét đẹp cổ phục Việt Nam thời nhà Nguyễn

Sở dĩ nó có tên là “Nhật Bình” bởi đặc điểm của hoa văn trang trí tạo thành một hình chữ nhật lớn ngay trước ngực. Rải rác trên khắp thân áo cũng được thêu nhiều họa tiết, hoa văn với họa tiết chính là dạng tròn khép kín đan xen với những hình phượng, hoa lá và các hạt kim tuyến lấp lánh. Đặc biệt, trên phần tay áo còn có dải ngũ sắc: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho dải ngũ hành. Tuy nhiên, dải ngũ sắc này lại chỉ được sử dụng trên trang phục của các bậc: Công chúa, cung tần nhị giai, cung tần tứ giai chứ không sử dụng cho áo Nhật Bình của Hoàng hậu.

Trong giai đoạn vua Gia Long và Minh Mạng trị vì, quy định về  áo Nhật Bình  còn khá chặt chẽ, áo thường được mặc cùng bộ xiêm y màu tuyết bạch và đội mũ Phượng tùy theo cấp bậc. Tuy nhiên, vào các thời vua nhà Nguyễn về sau, quy chế ăn mặc chốn cung đình đã có sự tối giản lại, nhất là thời vua Đồng Khánh trở đi. Ở giai đoạn này, áo Nhật Bình thường mặc với quần ống trắng và đầu vấn khăn vàng to bản. Sau giai đoạn kết thúc của nhà Nguyễn, trang phục này thường được các gia đình quý tộc sử dụng vào các dịp trang trọng như cưới hỏi.

Chiếc áo Nhật Bình với vẻ đẹp sang trọng, tinh tế vẫn luôn được thế hệ tiếp nối trân trọng, giữ gìn và lưu truyền với thời gian. Ngày nay, các bạn trẻ thường dùng trang phục này cho các dịp quan trọng như cưới hỏi hay đơn giản là chụp ảnh làm kỷ niệm.

Thuê áo Nhật Bình tại Sài Gòn

Phần trên là các thông tin rất hữu ích, thú vị về áo Nhật Bình. Và một điều nữa mà rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những bạn muốn khoác lên mình bộ áo Nhật Bình để chụp hình và lưu lại những kỉ niệm. BBCosplay là địa chỉ cho thuê áo Nhật bình uy tín tại Sài Gòn. Mẫu mã đa dạng màu sắc và kích cỡ.

Xem thêm tại website: bbcosplay.com

Hoặc ghé trực tiếp của hàng theo địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh. 

Số điện thoại tư vấn hotline: 0947.927.017 

Nguồn gốc, Ý nghĩa Áo Nhật Bình - TRUNG VO studio - Vietnam Wedding  Photographer

bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 626 lượt xem

Có thể bạn muốn xem