Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và lâu đời, Nhật Bản nổi tiếng với các lễ hội có lịch sử từ hàng ngàn năm với rất nhiều phong cách, hình thức khác nhau. Thậm chí số lượng lễ hội tại Nhật Bản nhiều đến mức, các vùng lân cận cũng không thể biết hết số lượng lễ hội tại một quận. Cùng tìm hiểu những loại hình lễ hội Nhật Bản nổi bật mỗi năm của Nhật Bản.
1. Lễ hội Aoi Matsuri (Lễ hội Thục Quỳ)
Được mệnh danh là lễ hội cổ xưa nhất Nhật Bản, Aoi Matsuri được tổ chức vào ngày 15 tháng Năm hàng năm, khi bông hoa anh đào cuối cùng sắp rụng và nhường chỗ cho những bông điên điển nở rộ.
Đặc trưng của lễ hội là những chiếc xe bò được sơn phết cầu kì, sặc sỡ và vô cùng đậm chất Nhật Bản cùng với đám rước của Hoàng Gia, cùng các trang phục thời kì Heian của những người tham gia lễ hội. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các chi tiết như yên cương, lọng khổng lồ… tạo nên nét đặc sắc riêng biệt cho lễ hội Aoi Matsuri.
Khi tham gia Aoi Matsuri, bạn sẽ được mặc những bộ Kimono gấm thêu có tay áo rộng như thời xưa, hòa mình cùng đám đông và tận hưởng không khí văn hóa đậm chất cổ xưa của Nhật Bản.
2. Lễ hội Ava Odori
Một lễ hội đặc sắc, đậm chất văn hóa dân gian Nhật Bản khác là Ava Odori. Đây là một hình thức lễ hội về các điệu múa dân gian thường được diễn ra vào giữa tháng 8 của năm. Lễ hội bắt đầu từ tỉnh Tokushima khoảng chừng 400 năm trước.
3. Lễ hội Chichibu
Được diễn ra vào ban đêm tại tỉnh Saitama, Nhật Bản, Lễ hội Chichibu được diễn ra vào ngày 2/12 hàng năm, trong không gian nhạc dân gian cùng kịch rối Kabuki, một loại kịch đặc trưng của người Nhật trên các sân khấu đặc biệt, cùng những kiệu hoa lộng lẫy được diễu hành khắp trong thành phố.
Đặc biệt hơn nữa, 4 chiếc kiệu hoa nổi bật của lễ hội dẽ được thắp sáng rực rỡ khi trời chuyển tối. Cùng hơn 18,000 phát pháo hoa sẽ được bắn lên, tạo nên không gian vô cùng rực rỡ, sôi động đúng chất lễ hội.
4. Lễ hội Ashinokami Ayu
Được tổ chức hàng năm từ ngày 1-5/8 hàng năm tại Wakamatsu, bên cạnh con sông Okawa thơ mộng, tạo nên một trong những đặc trưng của tỉnh này, thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm.
Khi tham gia lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các điệu múa Bon-odori, cùng các món ăn đặc sắc của Nhật bản như Kawara-yaki (thịt nướng chả) cùng những màn bắn pháo hoa đặc sắc vào ban đêm.
5. Lễ hội Bon
Bon hay O-Bon là lễ hội dâng lên những lời cầu nguyện của người dân và các nghi lễ múa hát lên Đức Phật. Đây cũng là thời gian mà những linh hồn được quay trở lại cõi dương (giống với tháng cô hồn của Việt Nam). Khác biệt ở chỗ, từ thế kỉ 14, lễ hội này đã trở thành một phong tục văn hóa múa hát và trưng bày đèn lồng của Nhật Bản.
Với ý nghĩa những chiếc đèn lồng, ngọn nến được thả trên sông sẽ giúp các linh hồn có thể quay về cõi âm. Ngoài ra, tại các bãi đất trống cũng sẽ được dựng lên những ngọn tháp và có các đội đánh trống, ban nhạc múa hát suốt đêm xung quanh ngọn tháp.
6. Lễ hội Bandai
Cũng là một trong những lễ hội được tạo ra để cầu nguyện cho những linh hồn, đặc biệt là những linh hồn từ thảm họa núi lửa năm 1888. Lễ hội Bandai sẽ được tổ chức tại Inawashiro trong 2 ngày 25-26/8, với một cuộc diễu hành và những nghi thức rước đuốc, chuyền tay người này sang người khác để cùng nhau thắp sáng ngọn đuốc trung tâm trong tiếng trống và sáo, mong ước nạn nhân của các thảm họa tại Nhật Bản có thể yên nghỉ.
7. Lễ hội Gion
Một hình thức lễ hội khác cũng được nhiều người biết đến là Gion, lễ hội được tổ chức từ hơn 1000 năm nay vào ngày 17/7 hàng năm tại Kyoto. Đây cũng là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất Nhật Bản, với mong muốn xua tan những ý nghĩ xấu xa, tệ nạn.
Đặc trưng của lễ hội là hàng loạt kiệu hoa lộng lẫy, đặc sắc sẽ được diễu hành trên đường phố Kyoto liên tục, trong khi những ngôi nhà cổ sẽ được treo các tấm mành che dát vàng trên cửa sổ, tạo nên sự tương đồng trên các con phố cổ của Nhật Bản.
8. Lễ hội Hina (Ngày hội của các bé gái)
Nếu là một fan của manga (truyện tranh Nhật Bản), chắc bạn cũng đã từng nghe qua lễ hội cho các bé gái. Đây là lễ hội được diễn ra vào ngày 3/3 hàng năm, hay còn được gọi là ngày Tết dành cho các bé gái, với mong muốn các em sẽ có hạnh phúc trong tương lai. Điểm đặc biệt của những ngày này, là các em bé sẽ được tiến hành các phong tục theo truyền thống, được nhận những con búp bê có trang phục thời Heian tượng trưng cho hoàng gia Nhật Bản. Một bộ búp bê này thường có hơn 10 nhân vật, được sắp xếp trên kệ hình bậc thang, với búp bê Vua và Hoàng hậu được xếp hàng trên cùng.
Các bé gái được cha mẹ tổ chức buổi tiệc dành riêng cho mình và được phép mới bạn bè đến nhà thưởng thức những món ăn, bánh kẹo đặc trưng vào những ngày này và được dùng với rượu ngọt shirosake được làm từ gạo lên men.
9. Lễ hội Hanami (Ngày hội ngắm hoa anh đào)
Là hình ảnh đại diện cho Nhật Bản, sẽ thật lãng phí khi không có những ngày ngắm hoa anh đào hay còn gọi là lễ hội Hanami. Trong không khí tươi mới của mùa xuân, cùng sắc hồng tươi mát của hoa anh đào, người dân Nhật Bản thi nhau trải thảm, ăn uống, gặp gỡ bạn bè tại các công viên hoa anh đào và thưởng hoa cùng nhau.
Thời gian từ tháng 15/3 – 15/4, Chính phủ cho phép lễ hội hoa anh đào được tổ chức, giúp người dân có cơ hội thưởng thức cái đẹp tuyệt vời này. Ngoài ra, do địa hình và vùng khí hậu trên các vùng miền không tương đồng mà thời gian thưởng hoa cũng khá khác nhau, với rất nhiều hoạt động thưởng hoa liên tục.
10. Lễ hội Hirosa (Lễ hội trồng lúa)
Là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển vượt bậc cùng tiến bộ khoa học, lúa vẫn là một trong những lương thực quan trọng tại quốc gia này, đó cũng chính là lý do lễ hội Hirosa ra đời.
Được diễn ra vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 6 hàng năm, thời gian bắt đầu một vụ mùa mới, các lễ hội trồng lúa sẽ được tổ chức tại các vùng đồng bằng của Nhật Bản, với hy vọng sẽ có một vụ mùa bội thu.
Trên đây là 10 lễ hội văn hóa Nhật Bản nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Có thể thấy điểm chung của các lễ hội là sự rực rỡ của các ánh đèn, màu sắc trang phục, kiệu trang trí, pháo hoa suốt đêm và không khí náo nhiệt của những chương trình múa hát, tạo nên không khí đúng như cái tên lễ hội của nó.
Nguồn: 2312132 | 1902 lượt xem