NÓN QUAI THAO – DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Trong suốt lịch sử mấy trăm năm về trước, trang phục tiêu biểu đã làm nên dáng đẹp của các “quý bà, quý cô” nước Việt lại chính là những tấm áo mớ ba, mớ bảy với chiếc nón quai thao.

Sự ra đời

Nón quai thao (cũng còn gọi là nón ba tầm) là một loại nón đẹp và sang trọng, thường các bà, các cô chỉ đội hoặc mang theo trong những dịp lễ, tết, hội hè, hoặc những lúc có công việc nhàn nhã, vui vẻ nhưng cần phải nghiêm chỉnh, lịch sự.
 
nón quai thao
 
Cho đến nay, thật khó có thể biết được chiếc nón quai thao đầu tiên ra đời từ khi nào? Và ai là người sáng tạo ra nó?
Tương truyền nón xuất hiện ở Hải Dương vào đời Trần (thế kỷ XVIII) sáng tạo cho cung nữ gọi là nón thượng. Qua đời Lê, nón được thêm quai thao. Dân gian tin là có viên quan trong triều, ông Vũ Đức Úy, trong khi được cử làm phó sứ sang Trung Quốc, bỏ công học nghề thủ công, dệt thao rồi về nước truyền nghề: nghề dệt, nghề dùng sợi tơ làm dây đàn, quai thao cho nón.

Cấu tạo của chiếc nón quai thao

NON-QUAI-THAO 1_zpsnyrswpy1.jpg
 
Chiếc nón quai thao thường có kích thước khá lớn, đường kính mặt nón ước chừng 70-80 cm, che rợp cả khuôn mặt người đội, tạo nên một không gian rộng, thoáng và mát. Mặt phẳng trên nón lợp lá gồi hoặc lá cọ, sát phía dưới là thành nón cao độ 10-12 cm. Giữa nón gắn một vành tròn như nắp tráp vừa đầu đội cao khoảng 8 cm, gọi là cái “khua”. Khua cần phải cứng để chịu đựng được nón nặng.  Khua nón làm công phu lắm: Nó là những sợi tre nhỏ chuốt bóng khâu lại với nhau bằng chỉ tơ nhiều màu sắc. Những sợi chỉ đan chéo nhau thành hình hoa lá, chim muông thật đẹp mắt. 
 
NON-QUAI-THAO 5_zpsmnosma40.jpg
 
Quai thao là bộ phận không thể thiếu của chiếc nón ba tầm, nó chẳng những làm cho nón cân bằng, vững chãi, mà còn làm cho người phụ nữ thêm duyên dáng, thướt tha… Quai thao làm bằng tơ, nhưng là loại tơ đặc biệt, vừa rẻ, vừa bền lại vừa có giá trị cao. Thông thường các cô gái trẻ thì thích dùng quai thao màu trắng ngà gốc tơ tằm, còn quai thao màu tím, màu đen thì được dùng cho phụ nữ đã lập gia đình. Quai thao gồm từ 2 đến 3 sợi bện lại với nhau (gọi là quai kép), thả võng đến thắt lưng. Khi đội đầu, người phụ nữ lấy tay giữ quai ở trước ngực, nón không bị đung đưa lại tiện điều chỉnh khi đội thẳng hay lúc cần nghiêng nghiêng che nắng… Hai đầu quai thao có chừng mươi mười hai túm tua nho nhỏ, dài chừng 20-25 cm rủ xuống trông mềm mại, vui mắt.

Trung bình mất 4 ngày để làm một chiếc nón to và 2 ngày cho một chiếc nón nhỏ, nón quai thao xuất đi có giá từ 80 đến 130 nghìn một chiếc.
 

 
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, nhiều làng nghề truyền thống không còn giữ được vẻ đẹp vốn có của nó, vẻ đẹp ấy bị phai mờ đi theo năm tháng. Về với làng Chuông, tuy số người làm nón trong làng không còn nhiều như xưa, nhưng với tình yêu dành cho quê hương và niềm tự hào về một làng nghề truyền thống cổ của Việt Nam, làng Chuông nói chung và các bà, các chị nói riêng, những người nghệ nhân hết mình vì sự lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương vẫn đang ngày ngày cần mẫn, tỉ mỉ làm nên những chiếc nón mang đậm nét đẹp hồn quê.
 
NON-QUAI-THAO 6_zpsuily2gnd.jpg
 

bởi Quốc Cường vào | 1440 lượt xem

Có thể bạn muốn xem