Ở Việt Nam có tuyết không?
Mặc dù là một nước nhiệt đới nhưng nhiều vùng ở Việt Nam vẫn xảy ra hiện tượng tuyết rơi. Trước đây băng tuyết xuất hiện chủ yếu ở Sa Pa - Lào Cai, Mẫu Sơn - Lạng Sơn là 2 địa điểm chính. Vì đây là vùng núi khá cao, nhiệt độ thấp tạo điều kiện cho tuyết rơi.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, hiện tượng tuyết rơi đã xuất hiện ở những nơi ít người ngờ tới như Mộc Châu, Sơn La - Đồng Văn, Hà Giang - Nguyên Bình - Cao Bằng, thậm chí ở núi Ba Vì, Hà Nội, đèo Khau Phạ, Mù Cang Chải, Yên Bái,… thậm chí là một tỉnh miền Trung như Nghệ An lần đầu chứng kiến cảnh tuyết rơi.
Nguyên nhân sâu xa của những thay đổi bất thường này là hiện tượng Elnino gây ra bởi việc nóng lên toàn cầu và những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.
Cùng với việc nóng lên của khí hậu Trái đất, băng sẽ dần chảy ra ở cực Bắc, điều đó dẫn đến khí hậu tại khu vực này cũng sẽ ngày một ẩm hơn. Độ ẩm cũng chính là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành nên tuyết.
Khi nhiệt độ ngày một nóng hơn, thể tích của không khí sẽ nở ra và tạo điều kiện cho độ ẩm trong không khí tăng lên. Lượng ẩm tăng cao vào mùa hè, khi gặp khí lạnh của mùa đông sẽ kéo theo đó những đợt tuyết rơi dày đặc hơn tại các vùng phía Nam.
Ảnh hưởng của tuyết rơi
- Khi nó tan vào mùa hè, nước chảy xuống sông và các vùng nước khác sau đó là nguồn cung cấp nước rất hữu ích được sử dụng cho tưới tiêu và sinh hoạt. Điều này có thể giải thích lý do tại sao nước biển không bao giờ cạn.
- Tuyết còn là là lớp ngăn cản nhiệt từ dưới lòng đất thoát lên. Nó giống như một tấm chăn để cứu thực vật và động vật khỏi thiệt hại do nhiệt độ đóng băng. Tuyết là chất cách điện tốt và giữ nhiệt dưới lòng đất.
Ngoài các lợi ích mà tuyết đem lại, nó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như cản trở các hoạt động của con người như giao thông vận tải, nông nghiệp, thể thao,...
Một số hình ảnh tuyết rơi tại các tỉnh phía Bắc
bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 641 lượt xem