Các công trình Parametricism
Trong bối cảnh mà sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học tự nhiên trong đó có ngành toán học với nhiều dạng hình học mới xuất hiện như Lobachevsky, Fractal, Tobology,…cũng như cuộc cách mạng công nghệ thông tin với nhiều thành tựu vượt bậc trong thập niên 90 của thế kỷ XX, thì mối liên hệ điển hình thống nhất giữa hình thức và công năng đã không còn phù hợp. Ngày nay, mọi thứ đều liên tục được cải tiến về hình thức lẫn công năng; các ý tưởng, kỹ thuật làm nên công trình cũng không ngoại lệ. Mối liên hệ giữa hình thức và công năng không còn bị gò bó, cứng nhắc. Với lý luận trên, nền kiến trúc thế giới đã hình thành một xu hướng kiến trúc mới và dần dần khẳng định vai trò tiên phong của nó, đó là xu hướng Kiến trúc tham số – Parametricism – mà bậc thầy là KTS Zaha Hadid.
Parametricism – Kiến trúc tham số là dạng kiến trúc mà đối tượng thiết kế ( công trình hoặc đô thị ) không còn là các đối tượng tĩnh, các mối quan hệ giữa tạo hình và công năng khá linh hoạt và được điều khiển bời một yếu tố đầu vào gọi là tham số. Việc sử dụng tham số trong thiết kế nhằm kiểm soát các tính chất như số lương, độ lớn, chiều cao, khoảng cách để tạo nên các giá trị biến đổi hình học trên bề mặt hoặc không gian. Khi có những tham số khác nhau, hình dạng kiến trúc cũng biến đổi khác nhau, theo một hình thù bất kỳ nào đó, với một cảm xúc hay một ý đồ nào đó – sao cho phù hợp với công năng, thẫm mỹ và hài hòa với cảnh quan xung quanh. Đơn vị cấu thành ( cellular) thường là những hình học đơn giản như: hình tam giác, hình tròn, hình vuông, hình tổ ong, hay dạng lưới bất kỳ.
Kết cấu kiến trúc của Parametricism
Tiền thân của Kiến trúc tham số có thể nói là KTS Antoni Gaudi, vì ông đã sớm đi theo lối thiết kế mang hình thức hữu cơ, thậm chí ông từng xem xét việc đưa ánh sáng tự nhiên vào công trình của mình như thế nào. Tuy nhiên, ông chưa sử dụng Kiến trúc tham số một cách triệt để vào những tòa nhà của mình, cho đến khi phần mềm CAD ra đời, từ đó hỗ trợ rất nhiều trong việc thiết kế. Sau đó, bước tiếp tiên phong cũng như áp dụng lối Thiết kế tham số trong hầu hết các thiết kế của mình, chính là KTS Zaha Hadid.
Là một xu hướng kiến trúc xuất hiện nhằm giải quyết khủng hoảng thời kỳ hậu Kiến trúc hiện đại, phê phán Kiến trúc hiện đại và tìm một hướng đi mới cho kiến trúc để có thể phản ánh đúng đắn hơn về xã hội. Kiến trúc Tham số tạo ra một hình khối kiến trúc có sự khác biệt một cách liên tục, tính mềm dẻo và tính linh hoạt được tận dụng triệt để. Nó cho phép tạo ra một hình thù phức tạp nhưng liền mạch, thanh lịch và hoàn toàn khả thi trong việc xây dựng trên thực tế. Vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất làm tiền đề cho việc tạo hình của công trình chính là việc thiết kế tham số ban đầu. Cơ sở lý luận, logic và nền tảng cấu trúc ban đầu của những mô hình chứa tham số phức tạp này chình là hình học phi Euclide nói chung hay cụ thể là toán học Topo.
Việc thiết kế tham số sẽ được mô hình hóa hoàn toàn trên máy tính, chính vì vậy chiến lược thiết kế của KTS cũng sẽ thay đổi. Quá trình sơ phác, tìm ý tưởng ( sketch ) hầu như sẽ làm việc trên một công cụ 3D riêng biệt, hơn là vẽ tay, làm việc nhiều hơn với các dạng toán học đương đại cũng như các đoạn mã, mọi đối tượng đều được “Module” hay “Pattern” hóa nhằm để tái sử dụng và chia sẻ ý tưởng thiết kế…Để làm được điều này, các KTS phải học những kĩ năng và những công cụ mới để hỗ trợ. Hiện nay, phần mềm thực hiện tốt và linh hoạt nhất cho Kiến trúc tham số để các KTS cũng như sinh viên đang theo học ngành kiến trúc, nội thất tham khảo phải kể đến phần mềm Rhino và Revit.
Như vậy, các phần mềm thiết kế không còn đóng vai trò hỗ trợ đơn thuần nữa mà còn thệm chức năng “gợi ý” cho KTS tìm kiếm ý tưởng thông qua các hàm số hình học có chứa tham số. Vai trò thiết kế của kiến trúc sư từ thế chủ động đã chuyển sang thế bị động khi tìm kiếm nét đẹp của các hình khối kiến trúc một cách ngẫu nhiên từ các mô hình được xây dựng trên máy tính. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là KTS ngày càng phụ thuộc vào máy tính, nếu cần thiết, KTS hoàn toàn có thể xây dựng các mô hình tham số một cách chủ động từ ý tưởng của mình mà không cần đến sự “gợi ý” của máy tính.
Sau đây chúng ta sẽ xem qua 10 công trình điển hình, áp dụng Kiến trúc tham số vào một phần hoặc toàn bộ công trình, từ đó sẽ có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn cho xu hướng toàn cầu này.
bởi Quốc Cường vào | 413 lượt xem