Phân Biệt 3 Loại Áo Khoác Truyền Thống Nhật Bản: Hanten,Happi Và Haori

Vào mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa rơi, báo hiệu cái lạnh cắt da cắt thịt đã về.

Trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, hẳn người Nhật nào cũng muốn chui ngay vào chiếc bàn sưởi Kotatsu ấm áp, và không quên khoác chiếc áo bông dày cùng cả nhà ăn quýt.

Bánh thú nhìn rất đáng yêu và đẹp mắt
Bánh thú nhìn rất đáng yêu và đẹp mắt

Cùng với bàn sưởi, áo khoác Hanten (半纏)cũng là biểu tượng cho mùa đông Nhật Bản.

Loại áo này không chỉ dành riêng cho nam giới mà nhiều nữ giới cũng rất ưa chuộng, nhất là những bạn có thân hình nhỏ nhắn mặc Hanten lại càng thêm đáng yêu.

Nhìn vào chỉ muốn ôm cho ấm thôi!

áo khác hanten là một các loại áo khoác truyền thống Nhật bản
áo khác hanten là một các loại áo khoác truyền thống Nhật bản

Lịch sử của áo Hanten

Áo Hanten bắt đầu phổ biến từ thời Edo, nhất là đến thế kỷ 18 lại càng được giai cấp bình dân ưa chuộng. Đặc biệt là những người lao động chân tay, nghệ nhân hoặc người bán hàng trong thành phố và các thị trấn nhộn nhịp. Những người đó được gọi chung với cái tên là Hanten-gi (半纏着) – Các “ông chú” áo khoác.

Lịch sử của áo Hanten
Lịch sử của áo Hanten

Công nhân lao động thời Edo 

Về chủng loại, Hanten được chia thành 3 loại chính dựa vào hình dáng ống tay áo.

広袖袢纏 (Hirosode Hanten): Loại ống tay rộng

角袖袢纏 (Kakusode Hanten): Loại ống tay vuông

筒袖袢纏 (Tsutsusode Hanten): Loại ống bó

Ngoài ra, phía sau áo còn có in biểu tượng của nhà nhuộm hay cửa tiệm bày bán.

áo khoác hanten đỏ
áo khoác hanten đỏ

Áo Hanten được những người trong các đội lễ hội mặc.

Logo và chữ phía sau áo hay viền cổ áo thể hiện tên của từng đội. 

Tuy cũng được dùng trong lễ hội nhưng chú ý rằng đây không phải là Happy nhé! 

Khi mùa đông đến, loại áo Hanten thông thường được chuyển sang 綿入れ袢纏 ( Wataire Hanten), ngày nay gọi tắt là Hanten hay Dotera. Đặc điểm của áo khoác bông là mặt trong và ngoài được bện từ áo lót của Kimono (Awase) và cổ áo may bằng vải Sa tanh đen và có dây cột ở giữa áo. Loại áo này chỉ sử dụng riêng trong nhà và không phân biệt nam nữ.

Đừng nhầm lẫn giữa 3 loại áo khoác truyền thống 

Ngoài áo bông Hanten, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp áo lễ hội Happi (法被) và áo khoác Kimono Haori (羽織) trong quá trình tìm hiểu văn hoá Nhật hay trong chính những bộ Anime tái hiện đời sống.
Thoạt nhìn, trông như thể 3 loại áo này là một, thế nhưng không phải đâu, chúng có công dụng riêng và kiểu dáng cũng khác nhau đấy.

Từ trái sang phải ta có áo lễ hội Happy (法被) và áo khoác Kimono Haori (羽織) áo bông Hanten.

Từ trái sang phải ta có áo lễ hội Happy (法被) và áo khoác Kimono Haori (羽織) áo bông Hanten.

Tuy không có sách vở nào ghi chép cụ thể sự khác biệt rõ ràng của 3 loại áo này, ta có thể làm phép so sánh đặc trưng và công dụng của chúng như sau:

Áo Happi:

  • Áo khoác Hanten khá giống với áo Happi (có trang nói rằng Happi có trước rồi Hanten mới dựa vào đó mà hình thành)
  • Phổ biến từ tầng lớp Võ sĩ đạo và đến thời Meiji thì trở thành trang phục của các viên chức.
  • Cổ áo Happi không gấp lại (loại Happi cổ thì có )
  • Vạt áo và ống tay áo dài hơn Hanten
  • Trên viền cổ áo thường viết tên một đoàn thể, tổ chức

Áo Haori:

  • Phổ biến trong giới quý tộc, được mặc khoác ngoài các bộ Kimono đắt tiền
  • Cổ áo gập lại
  • Tay áo rộng   (袂袖- Tamoto Sode)
  • Nút thắt trước bụng cao hơn áo Hanten 

Giá cả của một chiếc Hanten rất đa dạng, khoảng từ vài nghìn Yên, tất nhiên là rẻ hơn nhiều so với áo Haori.

Có rất nhiều mẫu mã trẻ trung cho các bạn lựa chọn.

Dễ thương như Hello Kitty
Dễ thương như Hello Kitty
Hay hầm hố
Caption
Hay dành cho Fan mê phim
Hay dành cho Fan mê phim

 

bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 617 lượt xem

Có thể bạn muốn xem