Phong Trào Nghệ Thuật Op Art – Cú Lừa Ngoạn Mục Của Nghệ Thuật Thị Giác

Op Art là gì? 

Op Art (cụm từ viết tắt của Optical Art: Nghệ thuật Quang học/Nghệ thuật Thị Giác) là phong cách nghệ thuật trừu tượng khai thác ảo giác quang học của quá trình nhận thức. Có nghĩa là, người xem có thể nhìn thấy ở Op Art những hình ảnh khuất, sự chuyển động hay cảm giác không gian ba chiều đang phình ra và cong lên…mà thực chất đó chỉ là sự sắp đặt trên bề mặt hai chiều tĩnh.

Vùng võng mạc trong mắt dễ bị tác động bởi ánh sáng và màu sắc, vì vậy, nghệ sỹ Op Art tạo ra các ảo ảnh quang học bằng việc xen kẽ các mảng màu sắc tương phản cao (phổ biến nhất là đen và trắng) cùng sự lặp đi lặp lại của các mô hình dạng cong hoặc thẳng. Op Art tồn tại để đánh lừa đôi mắt. Sự tương phản sẽ gây ra nhầm lẫn rất lớn đối với thị giác, mà người xem phải chú tâm rất nhiều để phân biệt giữa thành phần chính và các thành phần phụ. Không gian dương (positive spaces) và không gian âm (negative spaces) đều đóng vai trò quan trọng và có giá trị bằng nhau trong một tác phẩm Op Art. Nghệ thuật Op Art không thể được tạo ra khi hai thành phần dương/âm này không đan xen với nhau hoặc bị khuyết thiếu.

Hãy lấy ví dụ với áp phích quảng cáo của ngân hàng Tây Ban Nha Caixa Catalunya. Bạn biết rằng tất cả hình ảnh đều đứng yên. Sự nhầm lẫn của thị giác khiến não bộ chúng ta tiếp nhận thông tin về các đường vặn xoắn nhìn qua võng mạc “bắt đầu dao dộng”, làm bạn thực sự nghĩ rằng: “Phải rồi, hình ảnh trong bức tranh đang chuyển động và nhấp nháy.” Nếu tập trung vào một điểm, bạn sẽ thấy nó dừng lại.

nghệ thuật op art
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Bạn nhìn thấy chúng đứng yên hay đang chuyển động?

Hiệu quả thị giác Op Art áp dụng sự sắp xếp có tính toán của khoa học phối cảnh, nguyên lí màu sắc kết hợp với tính chất thị giác trên mắt người. Op Art ảnh hưởng từ nghệ thuật hình học trừu tượng (Geometric Art) và Kinetic Art. Bắt đầu từ thập niên 20, Kinetic Art là loại hình nghệ thuật sử dụng tất cả các loại vật liệu, đôi khi bao gồm cả phế liệu để xây dựng tác phẩm điêu khắc di chuyển. Quan điểm của Kinetic Art là tạo ra các chuyển động thật hoặc chuyển động trong ảo giác.

phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Kinetic Art và Op Art đều có chung quan điểm: nghệ thuật  tạo ra sự chuyển động về thị giác.
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi

Op Art là một phong trào nghệ thuật hoàn toàn riêng biệt, nó đôi khi vẫn bị nhầm lẫn hoặc kết hợp với Pop Art/Nghệ thuật Đại chúng khi được nhắc đến (có lẽ do tên gọi có phần giống nhau giữa chúng).

Đôi điều về lịch sử của phong trào nghệ thuật Op Art 

Thuật ngữ “Op Art” có lẽ được sử dụng lần đầu tiên bởi nghệ sĩ kiêm nhà văn Donald Judd, trong bài đánh giá về cuộc triển lãm mang tên “Tranh Quang học/ Optical Paintings” của Julian Stanczak. Cụm từ này chính thức trở nên phổ biến khi xuất hiện trên tạp chí Time đăng ngày 23 tháng 10 năm 1964. Mặc dù vậy, phong cách giống như “Op Art” đã được tìm thấy ở  một số mẫu thiết kế của Victor Vasarely từ những năm 1930. Hầu hết, những người nghiên cứu về Op Art đều đồng ý rằng: Vasarely là người đi tiên phong trong phong trào nghệ thuật Op Art với tác phẩm Zebra năm 1938. 

phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Zebra – Victor Vasarely (1938)

Đỉnh cao thành công của phong trào Op Art là vào năm 1965, khi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại/ Museum of Modern Art (MoMA) tại Hoa Kì tổ chức buổi triển lãm “The Eye Responsive/Tạm dịch là Phản ứng của Mắt”. Dưới sự chỉ đạo của William C. Seitz, triển lãm trưng bày 123 bức tranh và tác phẩm điêu khắc của các nghệ sĩ Op Art như Victor Vasarely, Bridget Riley, Carlos Cruz-Diez, Jesus-Rafael Soto và Josef Albers. Ngoài ra, tiêu biểu của phong cách Op Art còn có thêm những gương mặt như Yaacov Agam, Julio Le Parc, François Morellet…

phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Zebra – Victor Vasarely (1944)

Op Art kể từ đó xuất hiện ở khắp mọi nơi: không chỉ ở phạm vi nghệ thuật, trong in ấn và quảng cáo, motif thời trang, trang trí nội thất…Vậy nhưng, Op Art tồn tại dưới vai trò là một phong trào nghệ thuật chính thống trong quãng thời gian vô cùng ngắn (chỉ khoảng ba năm). Điều này không có nghĩa là Op Art không còn được sử dụng, nó vẫn là nguồn cảm hứng rất quan trọng của thiết kế.

Cảm hứng Op Art trong thiết kế

Các công việc thiết kế đồ họa lấy cảm hứng từ Op Art đều tinh tế và đặc biệt gây ấn tượng thị giác mạnh. Dưới đây, cùng BBcosplay chiêm ngưỡng đồ họa Op Art  qua một số lĩnh vực đồ họa cơ bản: biểu tượng, áp phích, bìa sách và bao bì sản phẩm…

phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Poster Olimpic Mexico 1968
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Biểu tượng Olimpic Munich 1972
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Thiết kế poster truyền thông và vỏ lon Coca-Cola lấy cảm hứng từ phong trào nghệ thuật Op Art.
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Thiết kế bìa sách
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
 Bao bì rượu với cảm hứng Op Art

Trong lĩnh vực thời trang, cảm hứng Op Art làm nên cuộc cách mạng với chiếc miniskirt được thiết kế bởi Mary Quant vào những năm 1960. Dù có bị lãng quên suốt hai thập niên 80 và 90, cảm hứng Op Art một lần nữa được trở lại nhờ Marc Jacobs cùng bộ sưu tập xuân hè 2013 trên sàn diễn New York. Tinh thần hoài cổ 1960 nhuốm đầy ảo ảnh tương lai trong không gian ba chiều. Op Art được khai thác triệt để trong các thiết kế của Jacobs, những họa tiết in theo dạng optical/quang học được sắp xếp sáng tạo hoàn hảo khai thác tối đa hiệu quả về thị giác. Ngoài Marc Jacobs còn có các tên tuổi thiết kế khác như Alexandre Herchcovitch, Emilio Cavallini, Bibhu Mohapatra, Anna Sui…cũng khuấy động catwalk với những bộ sưu tập ấn tượng lấy cảm hứng từ trào lưu Op Art.

phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Bộ sưu tập mang hơi thở Op Art từ nhà thiết kế Marc Jacobs.
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
Phụ kiện – Op Art Smartwatch Pebble

Thiết kế nội thất Op Art sử dụng chủ yếu các khuôn mẫu hoa văn trang trí “theo kiểu Op Art” trên tường hay trên đồ nội thất có mặt phẳng. Thiết kế theo phong cách này cần sự sắp đặt, phối hợp chặt chẽ và không thể lạm dụng, để tránh việc gây áp lực quá nhiều cho thị giác cũng như làm mọi thứ trở nên rối tung lên.

phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi
phong-trao-nghe-thuat-op-art-la-gi

bởi Quốc Cường vào | 679 lượt xem

Có thể bạn muốn xem