Phong Trào Nghệ Thuật Tối Đa – Maximalism
Phong Trào Nghệ Thuật Tối Đa – Maximalism

Chủ nghĩa Tối đa/Maximalism là gì?

Nghệ thuật tối đa/Maximalism là một thuật ngữ được sử dụng trong nghệ thuật, bao gồm cả nghệ thuật thị giác và thiết kế từ cuối những năm 1970.  Tối đa/Maximalism giải thích cho xu hướng hoàn toàn đối lập với Chủ nghĩa Tối giản Minimalism, mà đặc trưng là thể hiện sự phong phú có phần dư thừa của các họa tiết trang chí. Xét trên nhiều khía cạnh, Tối đa/Maximalism không quá hiệu quả về tính ứng dụng và chức năng như Tối giản/Minimalism, nhưng độc đáo về tính trang trí.

nghệ thuật tối đa

Chủ nghĩa Tối đa/Maximalism rực rỡ đến lập dị, nhưng cũng cần thông qua một sự sắp xếp và tính toán tốt. Tối đa/Maximalism gây ấn tượng mạnh đối với thị giác từ sự “bùng nổ” của các màu sắc tươi sáng, sự “đầy đủ” mọi loại họa tiết cũng như chất liệu. Cùng với đó, Tối đa/Maximalism tạo cảm giác dư giả, sang trọng bao gồm trong rất nhiều yếu tố hợp thành.

phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
“More is more” – Tạm dịch “Càng nhiều càng tốt”. Câu khẩu hiệu chống đối lại “Less is more” của Chủ nghĩa Tối giản Minimalism.

Chủ nghĩa Tối đa/Maximalism và thiết kế

Không đạt được sức mạnh như Chủ nghĩa Tối giản Minimalism nhưng vào những năm trở lại đây, Chủ nghĩa Tối đa/Maximalism trở nên phổ biến trong lĩnh vực thời trang và thiết kế nội thất. Bằng chứng là, không ít người yêu thích “bày bừa” trong không gian sống của mình. Thiết kế nội thất theo phong cách Tối đa/Maximalism phô bày cá tính cá nhân của căn phòng qua hàng loạt khung tranh, vật dụng trang trí lấp kín những bức tường trống, đồ nội thất cầu kì và nhiều màu sắc, tận dụng tối đa sự phức tạp từ vải qua rèm cửa, thảm trải sàn, đệm lót hoặc khăn…Tuy vậy, Tối đa/Maximalism không có nghĩa là “lộn xộn”. Tối đa/Maximalism chỉ thực sự đạt hiệu quả tốt khi nhà thiết kế có sự sắp xếp hay quản lí không gian hoàn chỉnh.

phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
Các khoảng không gian nội thất được lấp đầy theo phong cách trang trí nội thất  Tối đa/Maximalism.
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
Ấn phẩm đồ họa phong cách Tối đa/Maximalism.
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism

Khi mà Phong cách Tối giản ngày càng phổ biến và dễ dàng bắt chước, nhiều nhà thiết kế thời trang lựa chọn “More is more” như một phương án “tương phản” để truyền cảm hứng đến công chúng. Tối đa/Maximalism có ưu thế trong việc thể hiện họa tiết, chất liệu và phô bày vẻ đẹp của phụ kiện, nhưng lại khó khăn cho các nhà thiết kế về qui mô, tôn tạo các thông điệp cần truyền tải và chi phí sản xuất. Tối đa/Maximalism đã trở lại nhiều hơn trên các sàn diễn thời trang quốc tế và là một trong những xu hướng mới mà thời trang đang hướng tới.

phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
Thời trang Tối đa/Maximalism đa màu sắc và họa tiết trang trí. Đi kèm nhiều phụ kiện cầu kì và bắt mắt. 
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
Các chất liệu mới cũng được “thử nghiệm” tối đa trong Maximalism.
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
Bộ sưu tập đồng hồ Itay Noy Maximalism Watch.
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
phong-trao-nghe-thuat-chu-nghia-toi-da-maximalism
Trường cao đẳng Nghệ thuật & Thiết kế Ontario tọa lạc tại Toronto, Canada với lối kiến trúc Tối đa/Maximalism có hình dáng như một trò chơi ô chữ đã trở thành một trong những ngôi nhà “kì lạ” nhất thế giới. Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh Will Alsop.

 

Thật khó để nhận xét Tối giản/Minimalism hay Tối đa/Maximalism là tốt hơn, khi mà những sự so sánh giữa hai phong cách thiết kế còn chưa ngã ngũ và mỗi phong cách thiết kế đều sở hữu thế mạnh riêng biệt. Trên thực tế, cả hai phong cách kể trên đều xác lập những xu hướng mới lạ trong thiết kế. Và cuộc “đấu tranh” đã và đang không ngừng đa dạng hóa mọi khía cạch thẩm mĩ của ngành công nghiệp sáng tạo này, không ngừng đáp ứng thị yếu của người sử dụng. Bạn có thể đơn giản như Tối giản/Minimalism, hoặc phức tạp một chút như Tối đa/Maximalism? Bạn yêu thích phong cách nào? 

bởi Quốc Cường vào | 424 lượt xem

Có thể bạn muốn xem