Quá Trình Phát Triển Của Trang Sức
Quá Trình Phát Triển Của Trang Sức
Bất kỳ một quý cô nào cũng vậy, khi mang trên mình những bộ trang sức đều được đẹp hơn rất nhiều. Trang sức xuất hiện khi con người biết để ý đến cái đẹp. Có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, trang sức ngày càng ghi dấu ấn tô điểm thêm nét đẹp kiều diễm của người phụ nữ. Được coi như là một ngành nghệ thuật chứ không đơn thuần là trang trí. Ngành trang sức đã phát triển vượt bậc và không ngừng đổi mới để bắt kịp xu hướng và nhu cầu của con người.
 
Xuyên suốt lịch sử của nhân loại. Trang sức gắn liền với cuộc sống con người, nó bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự giàu và địa vị xã hội

Lịch sử quá trình phát triển

trang-suc 10_zpsq8zttlhe.jpg
 
 Trang sức (hay còn gọi là nữ trang, là những đồ dùng trang trí cá nhân, ví dụ như: vòng cổ, nhẫn, vòng đeo tay, khuyên, thường được làm từ đá quý, kim loại quý hoặc các chất liệu khác.
 
 Từ Trang sức trong tiếng Anh là Jewellery bắt nguồn từ jewel được anh hóa từ tiếng Pháp cổ "jouel" vào khoảng thế kỷ 13. Nó cũng bắt nguồn từ tiếng Latinh "jocale", có nghĩa là đồ chơi. Đồ trang sức là một trong những hình thức trang trí cơ thể cổ xưa nhất. Gần đây người ta đã tìm thấy những chuỗi hạt 100.000 năm tuổi được tin là một trong những món đồ trang sức cổ nhất từng được biết đến.

 Mặc dù nguyên liệu và kĩ thuật dùng trong sản xuất đồ trang sức đã tiến hóa biến đổi theo nhiều cách khác nhau, chúng vẫn có nhiều nét tương đồng với những hình thức đầu tiên của trang sức được đeo từ khoảng 90,000 năm về trước. Trong thời kì này, những chuỗi vòng cổ được làm từ vỏ sò được xâu lại với nhau bằng một sợi dây bện dường như là quyến rũ nhất. Những chiếc vòng cổ có cách làm tương tự vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trong khi khuyên tai lủng lẳng và nhẫn đính ước đang thồng trị thời trang trang sức ngày nay, những chiếc vòng cổ đầu tiên từ năm 4700 TCN trong thời vua Zer được làm bằng vàng với kiểu dáng cũ vẫn tồn tại rộng rãi ngày nay.

Sự phát triển trong chức năng của trang sức
 

trang sức
 
  Chức năng của trang sức đã được phát triển và đa dạng hóa theo thời gian từ một hình thức của tiền cho đến một phụ kiện thời trang và một hình thức của nghệ thuật. Rất nhiều nền văn hóa đã dùng đồ trang sức như một hình thức tiền tệ và vẫn tiếp tục như thế đến ngày nay. Các món trang sức trong hoàng tộc được dùng để bảo đảm sự giàu có cho khu vực và rất nhiều kim loại quý và đá quý của chúng ta được xếp hạng ngang hàng với những món đồ đắt tiền nhất của chúng ta. Chỉ cần đá quý được dùng để làm trang sức, ngay lập tức nó tồn tại như một dấu hiệu của sự giàu có. Nhiều dạng của đồ trang sức cũng bắt nguồn từ chức năng của chúng, chân, khóa và những chiếc trâm cài ban đầu được tạo ra để phục vụ cho một chức năng cụ thể nào đó sau đó phát triển thêm vào nhiều mẫu trang trí và cuối cùng được xem là đồ trang trí và trang sức. trang sức cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong tôn giáo để thể hiện là thành viên và địa vị trong tôn giáo cũng như các tổ chức xã hội.

Thời kỳ Ai Cập cổ đại

trang-suc 6_zpsnbcr9hk4.jpg
 
Trang sức thời kỳ Ai Cập cổ đại được xem như một bước ngoặt lớn, sở hữu nhiều nét tương đồng với ngày nay. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng kỹ thuật chế tạo trang sức thời đó khá là chuyên nghiệp. Người thợ chế tạo dùng chính đôi bàn tay khéo léo của mình và có thể tạo nên các kiểu dáng và hoa văn khác nhau trên mẫu trang sức.

Mục đích chính của trang sức tại thời kỳ này đóng vai trò là lá bùa hoặc tấm bùa hộ mệnh theo người. Con người của thế kỷ này coi trọng đá quý và kim loại màu hơn hẳn các nguyên liệu khác. Rất nhiều những loại đá quý đắt tiền được ưa chuộng hiện nay nhưng lại không được coi là quý hiếm thời đó con người thời này chưa tìm ra đặc tính quý hiếm của chúng.
 
Thời kỳ Ai Cập cổ đại, ai ai cũng tin rằng mỗi một viên đá quý đều sẽ mang một sức mạnh thần kỳ. Biểu tượng con bọ cạp, bọ hung, hoa sen hay chim ưng và rắn… được sử dụng để thể hiện sức mạnh của bản thân và trở thành huyền thoại của Ai Cập.

Trang sức thời La Mã

trang-suc 8_zps2f86l5ux.jpg
 
  Quyền lực và phú quý. Đồ trang sức La Mã cổ xưa lúc đầu là biểu tượng của uy thế chỉ dành cho tầng lớp xã hội cao nhất. Nhưng khi thương mại và của cải của đế chế phát triển, đồ trang sức trở nên phổ cập cho mọi tầng lớp dân chúng. Người La Mã làm đồ trang sức theo phong cách của những nền văn hóa trước và thêm vào chủ đề riêng của họ. Đế đánh dấu một thời đại hòang kim, đồ trang sức có kích thước lớn và phô trương hơn. Họ bắt đầu dùng nhiều đá màu hơn các nền văn hóa trước, bao gồm hoàng ngọc (topaz), lục ngọc (emerald), hồng ngọc (ruby), bích ngọc (sapphire) và bạch ngọc (pearr).

Trang sức thời trung cổ
 

trang-suc 9_zpsb6cuzvmb.jpg
 
Những món đồ trang sức La Mã cổ xưa chính là biểu tượng của quyền uy, dành riêng cho tầng lớp xã hội cao nhất. Mãi về sau này khi thương mại hóa buôn bán trao đổi phát triển hơn thì những người dân chúng mới được phép có quyền sở hữu phụ kiện trang sức. Người La Mã ưa chuộng những mẫu trang sức sử dụng nhiều loại đá rực rỡ và chúng phải có kích thước lớn, mang tính khoe và phô trương. Các loại đá được ưa thích là Sapphire, Ruby, Emerald…

Trang sức thời kỳ phục hưng
 

trang-suc 2_zpsoxt80tz5.jpg
 
  Thường được biết đến là “thời đại hoàng kim”, trong thời kỳ phục hưng đá quý đã bắt đầu tiếp nhận một mục đích mới. trước đó trang sức chủ yếu được sử dụng như một biểu tượng cho sự giàu có, và hình thành một phần không thể thiếu trong việc biểu lộ niềm tin tôn giáo. Trong thời kỳ phục hưng, vai trò của trang sức bắt đầu được phân ra. Trang sức ngày càng phục vụ vai trò trang sức cho cơ thể, chúng được tạo ra chủ yếu nhằm mục đích cải thiện hình ảnh và vẻ đẹp của cá nhân. Trong khi trang sức vốn dĩ được xem là dấu hiệu của sự giàu có, bây giờ nhiều người bắt đầu thu thập chúng với mục đích bảo vệ sự giàu có của mình. Như là một dạng tiền tệ chúng rất dễ bảo vệ, dễ bán và có giá trị ở mọi nơi. Bởi vì được đề cập đến với vai trò làm trang sức để cải thiện vẻ đẹp của cơ thể, đá quý được định giá theo một số yếu tố như màu sắc, độ bóng và độ tỏa sáng thông qua niềm tin về sức mạnh huyền bí của người thời trước. Lần đầu tiên trong lịch sử, kim cương được sử dụng phổ biến với nhiều phương pháp cắt xẻ và hình dáng được phát triển. Việc khám phá ra những miền đất mới đã dẫn tới làn sóng săn lùng đá quý và kim loại hiếm. Phần lớn những tác phẩm lộng lẫy mà chúng ta được chiêm ngưỡng ngày nay là các khoản hoa hồng của người trong hoàng tộc Anh và Pháp thời bấy giờ.

Từ thế kỷ 17 về sau
 

trang-suc 7_zpsjuj8scyn.jpg
 
  Sự giàu có lên của đại đa số người dân cùng với thái độ xã hội tương đối thoải mái cũng đồng nghĩa với việc các mẫu vàng và bạc vốn dùng để thể hiện sự giàu có và quyền lực bây giờ cũng nằm trong khả năng chi trả của những người ở tầng lớp thấp. Kim cương vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến và các phương pháp cắt chúng cũng vậy. Chiến tranh lan rộng đã phá hủy rất nhiều mẫu trang sức quý từ “thời đại hoàng kim” và trước đó. Trong thời gian này việc khám phá ra những đất nước mới và sự lan tỏa của các phương tiện thông tin giá rẻ đã đưa đến cho con người một hệ động vật và thực vất đầy mê hoặc mà trước đây không ai tưởng tượng được. Trang sức bắt đầu được thiết kế với hình dáng của thực vật và động vật với màu sắc sinh động của các loại kim loại và đá quý. Xu hướng này tiếp tục cho đến nửa đầu thế kỷ XX và phát triển các kỹ thuật sản xuất bao gồm các sáng phức tạp trên thủy tinh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã giới thiệu những thay đổi chưa từng có trên thế giới và thời trang đồ trang sức cùng các xu thế cũng thay đổi nhanh hơn trước đó. Những đồ trang sức thủ công từ thời nghệ thuật Nouveau, thời Edward, nghệ thuật Deco và thời Retro đặc biệt vẫn rất được ưa chuộng trong thời gian này.

Giờ đây
 

trang-suc 4_zpspcxvwd7g.jpg
 
Cho tới ngày nay trang sức vẫn được coi là một dạng để thể hiện nghệ thuật. Tuy nhiên nguyên liệu sử dụng và phương pháp chế tác đã mở rộng và hiện đại hơn rất nhiều. Con người cũng dần dần tìm đến những chất liệu tổng hợp, tự tạo ra để thay thế cho nguồn kim loại, đá quý đang dần cạn kiệt. Sự thay thế này đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, khiến những món đồ trang sức bắt mắt nhưng có mức giá hợp lý, ai ai cũng có thể sở hữu. Xu hướng này đương nhiên vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai.Rào cản văn hóa được gỡ bỏ giúp ngành trang sức thế giới có được cơ hội phát triển vượt bậc. Phong cách sử dụng trang sức liên tục biến đổi, chúng có thể đổi mới theo mùa, theo từng năm một.
 
trang-suc 5_zpsr9n5xw1x.jpg

bởi Quốc Cường vào | 466 lượt xem

Có thể bạn muốn xem