Nét đặc trưng của chiếc nón ba tầm
Nón ba tầm là gì?
Nón ba tầm được lợp bằng lá cọ hoặc gồi, có hình dạng như cái lọng hoặc tai nấm, đỉnh phẳng, đường kính nón khoảng 70–80 cm, vành cao 10–12 cm hoặc hơn. Lòng nón đính một cái vành hình phễu gọi là khùa hoặc khua (摳) để gia cố nón trên đầu người sử dụng.
Nón ba tầm gắn liền với người phụ nữ Bắc Bộ
Những chiếc nón thường gắn với người phụ nữ khi họ ở trong nhà, ngoài chợ, khi đang cấy lúa, dệt vải, hay đang nô nức trảy hội... Ở bất kì đâu, những vành nón trắng ấy luôn luôn là điểm nổi bật, như một dấu hiệu văn hóa đặc trưng của xứ sở. Đó chính là chiếc nón ba tầm. Vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 chiếc nón ba tầm được sử dụng phổ biến bởi người phụ nữ, họ xem nó như vật bất ly thân mà bất kì người phụ nữ nào cũng phải có.
Nón ba tầm còn có tên gội nào khác không?
Nón ba tầm đôi khi cũng gọi là nón thúng, nhưng nón thúng có dáng rộng hơn nón ba tầm, cong mềm mại hơn, vành tròn sâu và lòng sâu hơn. Vì vậy, nên có rất nhiều người nhầm lẫn nếu chưa hiểu rõ về nón ba tầm.
Bên cạnh đó, nón ba tầm cũng tương tự như nón nghệ, nhưng nón nghệ có vành nón được làm từ lá nghệ, nón nghệ có màu vàng sẫm rất đẹp và bền.
Nguồn gốc hình thành chiếc nón ba tầm
Nguồn gốc hình thành của nón ba tầm vẫn còn là một ẩn số, nhưng theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy thì nón ba tầm xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 18, thời nhà Lê.
Về cái tên nón ba tầm, trong cuốn Technique du peuple Annamite (1909), phần chú thích bằng chữ Hán ghi là : "Nón phụ nữ, tục ngôn ba tầm". Chữ "Tầm" ở đây là chữ để chỉ kích cỡ đo lường như trong "tầm cỡ, tầm thước, tầm vóc ...".
Một "Tầm" bằng tám "Thước" (hay Xích). Trong cuốn Connaissance du Viet Nam (1954), tác giả còn giải thích rõ hơn: "Nón ba tầm, chapeau de trois tầm (3 fois 8 pouces: 1m. 20)".
Có nghĩa là : "Nón ba tầm (3 lần 8 thước: 1m. 20)". Như vậy, trái ngược với một cách giải thích đang ngày càng trở nên phổ biến, rằng: "Nón ba tầm là cách đọc trại đi từ nón ba tầng, ba tầng là ba lớp lá lợp nón".
Nhưng những nghệ nhân hiếm hoi vẫn giữ nghề làm nón ba tầm ở Thanh Oai (Hà Nội), vùng đất nổi tiếng với nghề đan nón. Các nghệ nhân đều khẳng định rằng : "Ba tầm là chỉ kích thước của chiếc nón chứ không phải là vì nón được lợp bằng ba lớp lá". Còn con số 1m20 mà trong cuốn sách trên dẫn ra không rõ là có ý nghĩa gì, nhưng theo tôi hiểu, thì "ba tầm" là được lợp bằng 3 lớp lá chồng lên nhau. Đến nay vẫn chưa có ai xác định được điều này là đúng hay sai (liệu có phải 3 tầm = 3 lớp lá )
Cách đan nón ba tầm từ các nghệ nhân đan nón lâu đời
Nón ba tầm được lợp bằng lá cọ hoặc gồi, có hình dạng như cái lọng hoặc tai nấm, đỉnh phẳng, đường kính nón khoảng 70–80 cm, vành cao 10–12cm hoặc hơn.
Để đan được chiếc nón quai tầm các nghệ nhân phải mất rất nhiều công sức và thời gian chuẩn bị các vật liệu đan nón. Trước khi đan nón ba tầm, để đảm bảo quá trình đan nón được hoàn hảo thì nguyên vật liệu phải chuẩn bị đầy đủ trước khi đan
- Lá cọ hoặc gồi: Lá cọ hoặc gồi là nguyên liệu chính để làm nón ba tầm. Lá cọ có độ bền cao, che nắng che mưa tốt, còn lá gồi có màu sắc đẹp, thường được dùng để làm nón dành cho các cô gái trẻ.
- Tre: Tre được dùng để làm khung nón.
- Dây cước: Dây cước được dùng để chằm nón.
- Dây treo: Dây treo được dùng để treo nón.
- Hoa văn trang trí: Hoa văn trang trí được dùng để trang trí cho nón
Qui trình đan nón sẽ trải qua các bước:
Bước 1: Lựa chọn lá cọ hoặc lá gồi thật kĩ lưỡng, loại bỏ đi các lá rách, dập nát không phù hợp, lá sẽ được phơi khô trong bóng râm. Sau đó sẽ được tuốt bỏ phần cuốn và gân lá chỉ giữ lại lá để lợp nón.
Bước 2: Dùng tre làm khung nón ba tầm. khung nón được ghép từ các thanh tre nhỏ, có hình dạng như cái lọng và có độ công vừa phải. Lý do dùng tre làm khung nón ba tầm là vì tre có độ bền cao và dễ dàng uốn cong để tạo hình nón.
Bước 3: Tiến hành chằm nón (chằm nón có nghĩa là lợp lá lên khung nón), công đoạn này phải làm thật kĩ vì đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến hình dáng của chiếc nón ba tầm. Trong quá trình chằm lá bạn lưu ý phải dùng dây cước để cố định lại phần lá đã được chằm tránh để bị lệch hay không ngay ngắn sẽ làm chiếc nón mất đi giá trị thẩm mỹ.
Bước 4: Tuỳ theo đối tượng và mục đích sử dụng thì các nghệ nhân sẽ có bước trang trí hoa văn cho chiếc thêm đặc sắc, hoa văn sẽ thường được thêu bằng chỉ màu hoặc đính bằng những mảnh vải.
Bước 5: Sau khi làm hoàn thành chiếc nón ba tầm thì các nghệ nhân sẽ phủ lên một lớp sơn dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ.
Cách bảo quản nón ba tầm
Nón ba tầm là nón được làm từ lá cọ hoặc gồi, có thể bị ẩm mốc nên nếu trời mưa thì hạn chế đội nón để không làm hư nón. Sau khi dùng xong chúng ta hãy máng (treo) nón ở một vị trí nào đó thoáng mát. Không được bỏ nón ba tầm vào túi hay bao bịch gì hết vì nếu như vậy sẽ làm gãy vành và mất form nón. Nếu nón để lâu không xử dụng khiến nó đóng bụi bẩn bạn có thể mang ra dùng khăn lau sạch nhẹ nhàng. Đây là cách bảo quản nón ba tầm tốt nhất mà chúng tôi thu thập được.
Cách sử dụng nón ba tầm đúng theo ý nghĩa văn hoá của người Việt Nam?
Nón ba tầm là một vật dụng thường ngày của người phụ nữ miền Bắc Việt Nam, họ sử dụng khi họ ở trong nhà, ngoài chợ, khi đang cấy lúa, dệt vải, hay đang nô nức trảy hội... Nón ba tầm thường được dùng và đi kèm với áo ngũ thân sẽ tạo nên một bộ đôi thật hoàn hảo vào khoảng những năm 1904 lúc bấy giờ.
Tuy nón ba tầm đã dần phai mờ đi vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, nhưng hiện nay với những sở thích sưu tầm thì giới trẻ đã mang chiếc nón ba tầm trở lại qua những bức ảnh chụp kèm nón ba tầm. Hay kể cả trong phim ảnh (bộ phim người vợ cuối cùng của nữ diễn viên Kaity Nguyễn) cũng sử dụng hình ảnh chiếc nón ba tầm và áo ngũ thân xuyên suốt bộ phim.
Sự khác nhau giữa nón ba tầm và nón quai thao
Nón ba tầm và nón quai thao là 2 loại nón hoàn toàn khác nhau nhưng bị nhiều người nhầm lẫn.
Về hình dáng: nón ba tầm có dáng cao hơn nhiều so với nón quai thao. Nón ba tầm có chiều cao từ 8-12cm hoặc thậm chí là cao hơn, còn nón quai thao chỉ cao tầm 4-5cm khá thấp so với nón ba tầm. So về chiều cao thì có thể dễ dàng nhận ra đâu là nón ba tầm và đâu là nón quai thao.
Về cấu tạo: Nón Ba tầm có độ dốc hơn nón Quai thao và có đường kính nhỏ hơn nón Quai thao. Thường thì nón Ba tầm có đường kính dưới 4 tấc ( dưới 40 cm) ; nón Quai thao 12 tấc ( 1m20). Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
Về đối tượng sử dụng: Nón quai thao và nón bà tầm dành cho hai đối tượng sử dụng khác nhau nên khác nhau cả về cấu tạo.
- Nón ba tầm là nón dùng cho người già, bởi vậy lá nón là lá già có màu vàng. Nón ba tầm ngoài yếu tố thẩm mỹ thì mục đích sử dụng là che mưa, che nắng, nên nón làm bằng ba lớp lá (3 tầng = 3 tầm). Trong bài Lý cây đa, liền anh hát "Chẻ tre đan nón ba tầm" là ý trêu các liền chị với cách trêu dí dỏm ko nhanh thì già hết duyên... Chứ không phải liền chị đội nón ba tầm.
- Nón quai thao (hay nón thúng quai thao): là loại nón dùng cho các thiếu nữ đi trảy hội. Bởi là dùng cho thiếu nữ nên lá nón là lá bánh tẻ, có mầu hồng nhạt đặc biệt khi quang dầu sẽ nổi màu. Nón quai thao chủ yếu là dùng để làm duyên, không phải để che mưa nắng nên nón có đường kính to hơn nón ba tầm, ko có độ dốc như nón ba tầm, ko làm dày lá bằng nón ba tầm. Do là dùng cho các cô gái trẻ, hoặc thậm chí là các liền chị đã có chồng, con nhưng vẫn đi chơi qho nên quai nón cũng có màu hồng đào, hai bên quai nón có những quả thao được bện bằng tơ cũng màu hồng...
Chiếc quai nón dài của nón ba tầm có ý nghĩa như thế nào?
Từ thời xa xưa, người phụ nữ thường được xem là nữ nhi yếu đuối, dịu dàng đoan trang, thục nữ. Nên chiếc nón ba tầm ra đời gắn liền với người phụ nữ trong đời sống hàng ngày, trong công việc, hay thậm chí cả trong các lễ hội,... chiếc nón ba tầm giúp người phụ nữ che nắng, che mưa và thể hiện sự dịu dàng.
Bên cạnh đó chiếc nón ba tầm còn có một chi tiết đặc biệt đó là chiếc quai nón cực dài mang ý nghĩa tượng trưng cho sự nền nã và quyến rũ của người phụ nữ.
Về mặt vật chất: dây nón ba tầm giúp giữ nón cố định trên đầu người sử dụng. Dây nón thường được làm từ lụa hoặc tơ tằm tượng trưng cho sự cao quý và thuần khiết của người phụ nữ, có độ bền cao và mềm mại. Dây nón thường được thắt nút ở hai đầu, một đầu được buộc vào nón, một đầu được buộc vào vành nón.
Về mặt tinh thần: dây nón ba tầm là một biểu tượng của sự duyên dáng và nữ tính. Nón ba tầm thường được sử dụng bởi phụ nữ, và dây nón góp phần tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.
Dây nón ba tầm còn có ý nghĩa về mặt văn hóa: Dây nón ba tầm thường được trang trí bằng những họa tiết hoa văn sặc sỡ, mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Hoa văn trang trí trên dây nón thường là những hình ảnh như hoa sen (tượng trưng cho sức sống mãnh liệt trước những khó khăn mà người phụ nữ phải trải qua), hoa đào (tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết dịu dàng của những cô gái trẻ), hoa mai (giúp mang lại sự may mắn và tươi mới),...
Dây nón dài giúp làm cho gương mặt người phụ nữ trong thon gọn và xinh đẹp hơn. Bên cạnh đó nó còn giúp người nữ dễ dàng che đi những khuyết điểm không muốn người khác nhìn thấy của mình
Nón ba tầm vươn xa ra tầm quốc tế như thế nào?
Chiếc nón ba tầm từ lâu đã bị lu mờ và ít được nhiều người biết đến. Nhưng giới trẻ hiện nay đã mang nó trở lại và ngày càng làm nổi bật hơn về chiếc nón ba tầm.
Siêu mẫu Thanh Hằng đội chiếc nón Ba Tầm trình diễn trong show thời trang của nhà thiết kế Vũ Việt Hà. Đã đem lại khá nhiều ấn tượng nổi bật cho người xem, trong show trình diễn có bà Trang Lê - Chủ tịch Vietnam International Fashion Week cùng với một số đối tác nước ngoài của bà đã đánh giá cao về chiếc nón ba tầm. Qua show thời trang của nhà thiết kế Vũ Việt Hà, Thanh Hằng đã mang chiếc nón ba tầm vươn xa ra tầm thế giới và được nhiều người nước ngoài biết đến.
Bên cạnh đó, đạo diễn Victor Vũ cũng đã mang hình ảnh chiếc nón ba tầm và áo dài ngũ thân đến với khán giả qua bộ phim "người vợ cuối cùng" cùng với diễn xuất đặc sắc của diễn viên trẻ Kaity Nguyễn đã khiến nhiều người xem chú ý và quan tâm sâu sắc hơn về chiếc nón ba tầm. Sau khi phim đóng máy Kaity Nguyễn vẫn tiếp tục mang hình ảnh chiếc nón ba tầm đi các sự kiện khiến nhiều người chú ý và bắt đầu tìm hiểu về nó.
Một số hình ảnh đặc sắc về chiếc nón ba tầm
bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 2230 lượt xem