Đặc điểm phong cách thời trang Military
Phong cách Military còn được hiểu ngắn gọn là phong cách Quân đội, tức là các trang phục lấy cảm hứng từ quần áo trang bị cho binh sĩ trong các cuộc chiến. Chỉ cần nói đến những khái niệm trên là chúng ta có thể cảm nhận rằng: Military là cá tính, bụi bặm, mạnh mẽ và không thể lẫn vào đâu được.
Lịch sử ra đời phong cách Military:
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, con người ta ngày càng tiếp xúc nhiều với súng đạn, quân nhân...rất nhiều những thứ thuộc về chiến tranh đã dần trở nên quen thuộc và đi vào đời sống trong giai đoạn hậu chiến. Trang phục quân đội được chắt lọc, cách tân và xuất hiện trên các sàn diễn thời trang với vai trò mới: Thời trang ứng dụng. Đây chính là thời điểm xuất hiện các thiết kế độc đáo mà sau này đã trở thành kinh như pea jacket – áo khoác hai hàng nút, combat pants – quần thụng, và kính phi công, vải họa tiết rằn ri (camo).
Năm 1901 - Sau khi thế chiến thứ 1 kết thúc thời điểm này đánh dấu việc ra đời chiếc Trend coat do nhà mốt danh tiếng Burberry làm theo đơn đặt hàng cho quân đội Anh và có lẽ họ cũng không ngờ rằng thiết kế đó đã trở thành bất tử và chưa bao giờ lỗi mốt cho đến tận ngày nay. Nó đã trở thành biểu tượng của hãng mỗi khi nhắc đến Burberry. Những năm thế chiến thứ 2 còn đánh dấu sự ra đời và được ưa chuộng của mốt jumpsuits kéo khóa lấy ý tưởng từ những trang phục của phi công lái máy bay chiến đấu, kết hợp giữa quần túi hộp và thắt lưng da to bản. Mẫu trang phục này thú vị và tiện dụng tới mức Thủ tướng Anh thời đó – Winston Churhill – thậm chí còn mặc chúng thay cho những bộ vest hàng ngày. Những năm sau đó người Mỹ lại dành sự ưu ái cho mẫu áo khoác rộng và thoải mái parka bởi sự bền bỉ, lì lợm của nó.
Những sự kết hợp hoàn hảo khác
Khi nhắc tới các trang phục theo đuổi Phong cách Military, người ta phải nhắc ngay đến chất liệu Khaki luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu. Bất kể bạn là nam hay nữ khi theo đuổi phong cách mạnh mẽ và khoáng đạt này thì Khaki không thể thiếu trong tủ đồ của bạn.
Vải họa tiết rằn ri (camo) dường như sinh ra là dành cho duy nhất phong cách Military. Ngoài chiến trường, camo giúp người lính ngụy trang tránh cho mình những hiểm nguy, lên sàn diễn thời trang, những mảng màu vằn vện đó như mang cả sự mạnh mẽ, quyết liệt ấy vào trang phục, khiến nó thu hút mọi người theo một vẻ rất riêng vô cùng cá tính. Họa tiết camo lên ngôi với sự xuất hiện ngày càng thường xuyên trên mọi trang phục, phụ kiện thời trang. Không chỉ nam giới diện những kiểu trang phục có họa tiết này, mà ngay cả phái đẹp cũng đem lòng “say mê” sự mạnh mẽ, cá tính mà camo mang lại. Những chiếc áo khoác họa tiết rằn ri cá tính, áo thun hay chiếc áo sơ mi, quần jean hay quần short hay những phụ kiện như túi xách, giày, balo… có họa tiết camo điều khiến bạn trở nên nổi bật và cá tính hơn.
Vải họa tiết rằn ri (camo) dường như sinh ra là dành cho duy nhất phong cách Military. Ngoài chiến trường, camo giúp người lính ngụy trang tránh cho mình những hiểm nguy, lên sàn diễn thời trang, những mảng màu vằn vện đó như mang cả sự mạnh mẽ, quyết liệt ấy vào trang phục, khiến nó thu hút mọi người theo một vẻ rất riêng vô cùng cá tính. Họa tiết camo lên ngôi với sự xuất hiện ngày càng thường xuyên trên mọi trang phục, phụ kiện thời trang. Không chỉ nam giới diện những kiểu trang phục có họa tiết này, mà ngay cả phái đẹp cũng đem lòng “say mê” sự mạnh mẽ, cá tính mà camo mang lại. Những chiếc áo khoác họa tiết rằn ri cá tính, áo thun hay chiếc áo sơ mi, quần jean hay quần short hay những phụ kiện như túi xách, giày, balo… có họa tiết camo điều khiến bạn trở nên nổi bật và cá tính hơn.
Kính mắt phi công còn có tên gọi khác là Aviator hay còn gọi là kính chuồn chuồn cũng là một “huyền thoại” mang phong cách Quân đội. Năm 1942 phụ kiện này trở thành hiện tượng thời trang bởi bức ảnh tướng Douglas MacArthur của quân đội Mỹ đeo chiếc kính đặc trưng này của Ray-Ban được cung cấp riêng cho các phi công của USAAC – Quân đoàn Không lực lục quân Hoa Kỳ nhằm bảo vệ đôi mắt khi tham chiến trên không. Đến nay, kính Aviator vẫn chưa bao giờ lỗi mốt bởi ngoài sự lãng tử nó còn mang đến cho chủ nhân diện mạo lạnh lùng, thời thượng.
Đồng hồ phi công hay còn gọi là pilot watch có xuất xứ từ quân đội trong Thế chiến thứ II. Đồng hồ này thường có thiết kế to bản, đường kính lớn, dùng được trong bóng tối, dây đeo được làm bằng chất liệu nhẹ, bền bỉ. Với kiểu dáng đậm chất quân đội mạnh mẽ, cá tính, đồng hồ phi công luôn được nam giới săn đón. Những hãng đồng hồ nổi tiếng thế giới cung cấp đồng hồ phong cách này phải kể đến: Seiko, Rolex, Bell & Ross...
Mũ beret là một nét cá tính vô cùng đặc biệt của phong cách Military. Ngoài sự tiện dụng, ứng dụng đa dạng, chất liệu khá mềm mại, mũ beret lôi cuốn người ta vào sự mâu thuẫn của nó: rất mạnh mẽ, ngang tàng, cá tính nhưng với cách đội đa dạng khiến nó lại rất lãng mạn và vô cùng thời thượng trong cuộc sống và cả trên sàn diễn thời trang cao cấp.
Bomber jacket đã vượt ra ngoài khuôn khổ của quân đội hay các cuộc viễn chinh đẫm máu đã trở thành một kiểu dáng áo khoác thông dụng và tiện dụng hàng đầu của các đấng mày râu hay các cô gái năng động theo đuổi style bụi bặm, khỏe khoắn ưa chuộng.
Áo khoác peacoat xuất hiện trong quân đội từ rất lâu rồi, mẫu áo này có đặc điểm nổi bật không thể nhầm lẫn chính là 2 hàng khuy lớn trên thân áo, ve áo to bản, túi thẳng, dài đến hông. Peacoat thường được làm từ dạ, da lộn, nỉ… Vào mùa đông, áo khoác peacoat rất được nam giới ưa chuộng.Kiểu dáng áo ôm người cùng hàng khuy đẹp mắt khiến cho người mặc rất gọn gàng và rất thanh lịch, quí phái.
Tất nhiên đã nói đến phong cách của các chiến binh thì không thể không nhắc tới những đôi bốt cao cổ phải không các bạn !!!
Ngày nay, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của phong cách thời trang Military ở khắp nơi trong xã hội. Qua quá trình phát triển, dần dần người ta không còn liên tưởng nhiều đến chiến tranh hay bom đạn nữa mà thay vào đó chúng ta chỉ còn đọng lại những ấn tượng về một phong cách của những người mạnh mẽ và cá tính. Một trong những chiến dịch đưa phong cách quân đội tới rộng rãi mọi người, có lẽ chúng ta phải kể đến bộ sư tập Burberry Fall 2010
bởi Quốc Cường vào | 588 lượt xem