Time-lapse video là gì?
Time-lapse video là một dạng stop-motion được thực hiện bằng cách chụp liên tục nhiều ảnh và ghép thành video nhưng đặc biệt hơn là nó được tua nhanh thời gian thực trong khi stop-motion vẫn diễn ra với tốc độ bình thường.
Tìm hiểu sơ qua time-lapse là gì nhé!
– Khi chụp liên tiếp mỗi giây một frame ảnh rồi ghép lại thành video và chiếu với tốc độ 30 hình/giây (fps) hoặc cao hơn, thời gian thực sẽ được tua nhanh ít nhất 30 lần.
– Thời gian chụp hết 1 frame ảnh càng lâu, hoặc thời gian delay (trễ) giữa các frame càng lâu, thì thời gian của video sẽ càng được tua nhanh hơn.
– Đấy là lý do kỹ thuật này được tạm gọi là “Tua nhanh thời gian” nhằm giúp mắt người thấy rõ những chuyển động rất chậm (hoa nở, mây trôi) hoặc tăng tốc các chuyển động bình thường nhằm nâng “kịch tính” cho khung cảnh.
– Cứ mỗi giây cần 30 frame ảnh, thì sau 1 phút bạn sẽ cần 1.800 frame ảnh. Nên có những clip tiêu tốn đến hàng chục nghìn tấm ảnh là chuyện bình thường.
– Kỹ thuật time-lapse này ngược với kỹ thuật time-warp (làm chậm thời gian) – quay phim với tốc độ hàng nghìn khung hình mỗi giây rồi phát lại với tốc độ khung hình thông thường 30 fps để chúng ta có thể thấy rõ những chuyển động rất nhanh như đạn bắn, vỡ ly …
– Chụp time-lapse khá thú vị, tuy nhiên nó là nguyên nhân gây ra việc nâng cấp máy ảnh liên tục vì phải thay màn trập.
Tại sao phải chụp time-lapse?
– Tận dụng khả năng phơi sáng của máy ảnh DSLR để chụp được những vệt sáng hoặc vệt nhòe (motion blur) trên đường, giúp nhấn mạnh tốc độ (speed) và chuyển động (motion). Đây cũng là lý do quan trọng nhất, nên đa số các clip time-lapse được thực hiện là cảnh giao thông trên thế giới.
– Chụp bằng DSLR cho độ phân giải cao (4K, 5K) hơn nhiều so với quay phim (thường chỉ là Full HD).
– Chất lượng ảnh chụp luôn đẹp hơn so với quay phim đối với bất cứ máy ảnh DSLR nào.
– Có thể delay giữa các frame khi chụp, qua đó khi phát ở tốc độ 30 hình/giây, thời gian thực sẽ được tua nhanh, giúp tăng tốc những chuyển động bình thường vốn chậm hoặc rất chậm (mây bay, mặt trời mọc/lặn, đặc biệt là hoa nở). Ví dụ, khi chụp cảnh xe chạy ban đêm, cứ mỗi giây bạn chụp một ảnh, khi chiếu clip với tốc độ 30 fps, bạn đã “tăng tốc” cho xe cộ gấp 30 lần. Khi bạn chụp hoa nở, cứ mỗi 5 phút bạn chụp 1 ảnh, khi chiếu clip với tốc độ 30fps, bạn đã tua nhanh thời gian thực gấp: 5 x 60 giây x 30 fps = 9.000 lần.
– Trên hết, khi chụp time-lapse, bạn sẽ thấy được sự sôi động của cảnh chụp, nhấn mạnh hoặc có thể nói là phóng đại sự chuyển động và tốc độ, tạo cảm giác về sự năng động của khung cảnh.
Một số hình thức time-lapse khác
Drive lapse
Là khi bạn cắm máy ảnh trên nóc xe hơi, xe đạp, xe máy… để chụp exposure time (1/100 giây vào ban ngày hoặc 1/25 giây vào ban đêm), chụp 3 frame/giây (Continuous), khi phát video 30 fps, bạn có thể tua nhanh tốc độ di chuyển của xe tới 10 lần. Lưu ý: do camera di chuyển theo xe, bạn phải chắc chắn rằng sensor máy ảnh không bị bụi trước khi chụp, nếu không bạn sẽ phải vất vả để “xóa mụn” hàng ngàn frame ảnh với góc chụp khác nhau.
Floral Time lapse
Mắt thường không thể xem được quá trình hoa nở, nên nếu cứ 5-10 phút chụp 1 frame, rồi chiếu video 30fps, bạn đã tua nhanh tốc độ hoa nở từ 9.000-18.000 lần, nhờ đó quá trình hoa nở 10 tiếng ấy sẽ chỉ diễn ra trong 2-5 giây.
bởi Quốc Cường vào | 570 lượt xem