Vải Nhung – Tìm Hiểu Về Vải Nhung

1. Khái niệm về vải nhung

Vải nhung tên tiếng anh là “velvet fabric”. Tôi sẽ ví bề mặt vải nhung như một thảm cỏ xanh mướt, mượt mà và mịn màng.

Vì cấu trúc của loại vải này phân bố đều lớp lông ngắn và dày đặc, cho nó một cảm giác xốp và mềm mại đặc biệt.

 
 Vải nhung như thảm cỏ xanh mượt và mịn màng
Bề mặt vải nhung như một thảm cỏ xanh mướt, mịn màng vì cấu trúc của loại vải này phân bố đều lớp lông ngắn và dày đặc.
 
Vải nhung luôn được coi là một loại vải gắn liền với sự sang trọng, đậm chất cổ điển và là biểu tượng của quyền lực. Chất liệu nhung tỏa sáng lấp lánh như viên ngọc nhưng lại chẳng hề phô trương, giúp người mặt khoe được vẻ quý phái, kiêu kỳ của mình một cách tinh tế. 
 
Vải nhung là biểu tượng của quyền lực
Vải nhung là biểu tượng của quyền lực
 

2. Đặc điểm của vải nhung

- Vải nhung có hai mặt: mặt trái trơn và mặt phải là mặt tuyết mềm mịn.
- Mặt tuyết có hai chiều vải: xuôi tuyết và ngược tuyết bắt sáng nhiều hơn.
- Tùy vào loại vải nhung mà nó độ đàn hồi tốt hay không tốt.
 
Ưu điểm của vải nhung

- Vải nhung tạo cảm giác mềm mại, độ bóng tinh tế và tính chất rủ tốt.
- Với nét đặc trưng về độ bền ánh sáng độ bắt sáng cao, các chất liệu vải nhung được sử dụng để tạo nên các kiểu váy dạ hội quyến rũ.
- Những bộ đồ từ chất liệu này toát lên vẻ sang chảnh, cuốn hút và thanh lịch.
 
Đặc điểm nổi trội của vủa nhung
Vải nhung sang chảnh, lịch sự và quyến rũ
 
- Trang phục vải nhung mặc lên người khá thoải mái và rất tôn màu da.
- Bản thân chất liệu nhung chứa đựng nét cổ điển, trầm mặc. Được coi là chất liệu sang trọng vì quy trình dệt rất cầu kỳ với một phương pháp rất đặc biệt.
 
Nhược điểm của vải nhung
 
- Vải nhung khá nặng và tương đối “cồng kềnh” khi thiết kế những trang phục phom rộng và lớn như váy công chúa hay áo choàng hoàng gia.
- Khó giặt khi bị dính bụi bẩn vì được giữ lại trong lớp lông dày đặc, cần được ngâm trước khi giặt.
- Nếu bạn không khéo léo, bạn sẽ biến set đồ nhung của bà trở nên “dừ” và kém trẻ trung.
- Kết hợp rất nhiều nhung trên cùng một set đồ sẽ gây cảm giác nặng nề và mất thẩm mỹ.
- Do bề mặt nhung là lớp lông ngắn dày đặc nên khi cắt may sẽ để lại rất nhiều vụn vải nhỏ li ti như bụi phân tán khắp nơi và cần được dọn dẹp kỹ sau khi xử lý vải.
 

3. Phân loại vải nhung

Vải nhung cực kỳ đa dạng về nguồn gốc nguyên liệu, màu sắc, chất liệu và hoa văn thiết kế.
 
Sự đa dạng cảu vải nhung
Vải nhung cực kỳ đa dạng về màu sắc, chất liệu và hoa văn thiết kế
 
Nhung có thể được làm từ nhiều loại sợi khác nhau, theo truyền thống là được dệt từ lụa. Phần lớn nhung được bán ngày nay ít là "nhung lụa" thực sự mà là sự pha trộn giữa tơ nhân tạo và lụa. Nhung được làm hoàn toàn từ lụa rất hiếm và thường có giá thị trường cao.
 
Cotton cũng được sử dụng để làm nhung, mặc dù điều này thường dẫn đến một loại vải kém sang trọng. Nhung cũng có thể được làm từ các loại sợi tự nhiên như lanh, mohair và len. 
Gần đây, các loại nhung tổng hợp đã được phát triển, chủ yếu từ polyester, nylon, viscose, acetate và từ hỗn hợp tổng hợp khác nhau hoặc từ tổng hợp kết hợp và sợi tự nhiên (ví dụ viscose trộn với lụa tạo ra một loại vải phản quang rất mềm). Một tỷ lệ nhỏ spandex đôi khi được thêm vào để cung cấp cho vật liệu cuối cùng một độ co giãn nhất định (do đó "kéo dài nhung"). Ngoài ra còn rất nhiều loại vải nhung: nhung the, nhung tuyết, nhung nỉ, nhung lì, nhung co giãn, nhung trơn, nhung lạnh, nhung tăm.... Một loại nhung khác nữa là qua kỹ thuật ủi mà lớp nhung mềm sẽ được ép xuống thật sát mà không mất đi tính chất đặc trưng của dòng vải.
 
Người ta có thể dùng kỹ thuật ủi để tạo các hoa văn trên mặt vải. Khi sản xuất nếu người ta chỉ chèn thêm sợi tạo nút thắt vòng tròn ở một số nơi nhất định trên vải. Vải qua đó sẽ có hoa văn theo mẫu các sợi chèn thêm. Các chỗ còn lại thường láng và bóng.
 

4. Ứng dụng của vải nhung

Thời trang ứng dụng
Vải nhung mang tính cổ điển cao nhưng ai nói vải nhung “già” ư? Được xem như một xu hướng thời trang mang đến cho người mặc phong cách lịch sự và tao nhã nhưng vải nhung lại thường xuyên bị gán cái mác "già dặn", khó mặc. Vượt lên trên tất cả, nếu biết cách phối đồ khéo léo và có gu, một khi đã chinh phục được chất liệu cổ điển này thì bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ về những gì nó có thể mang lại cho phong cách của mình.
 
Vải nhung ứng dụng không hề già nua
Ai nói vải nhung là “già” ư? Hãy ngoảnh lại nhìn sự phát triển của thời trang nhung trong những năm vừa qua
 
Bạn không thể chạy trốn khỏi nhung trong mùa đông lạnh giá. Từ những chiếc blazer, suit, váy đầm, váy ngắn, áo,… hài hòa cùng xu hướng cuối năm 2018. Song thời gian gần đây, sự trở lại của vải nhung không thể xem thường. Từ định kiến dành cho các quý bà, quý cô có gu thời trang già dặn, trưởng thành. Giờ đây, chất liệu này đã chiếm được tình cảm của những tín đồ trẻ tuổi để hóa vải nhung thành những item thời trang sành điệu và cực linh hoạt trong mix and match.
Nếu cũng đang tìm kiếm một kiểu quần vừa ấm vừa độc đáo, lại vừa thách thức khả năng sáng tạo, bạn nhất định không được bỏ qua quần nhung.
 
Trang phục dạ tiệc
Với vẻ đẹp đầy quyền lực, cộng hưởng với sự kiêu kỳ, gợi cảm mà vải nhung mang lại cho người mặc. Nó là một trong những lựa chọn hoàn hảo để sử dụng làm váy dạ tiệc hay những buổi lễ trang trọng và lịch sự. Các ngôi sao lớn từ Châu Á đến Hollywood và fashionista thế giới đều rất yêu thích chất liệu này. Nó có thể chưng diện trong nhiều hoàn cảnh mặc từ trang phục đường phố tới thảm đỏ. Vải nhung đã tự xây dựng cho mình một đế chế thời trang kiêu sa và sang trọng dành các phái đẹp.
 
Phụ kiện đặc sắc từ vải nhung
Vải nhung với mức độ dày mỏng khác nhau được sử dụng một cách linh hoạt trên trang phục của cả nam và nữ. Bên cạnh đó, một số thương hiệu phụ kiện cũng sử dụng nhung để mang đến những mẫu túi, vòng cổ, vòng tay, giày, boot, khuyên tai, mũ,... Phụ kiện từ vải nhung mang một dấu ấn đặc biệt cho trang phục của bạn.
 
Phụ kiện từ vải nhung
Nét chấm phá độc đáo cho cô nàng cần đổi mới set đồ từ phụ kiện nhung
 
Lĩnh vực nội thất
Sự hoài niệm sẽ được tìm thấy trong nhà của mọi người khi nội thất được thiết kế từ nhung. Nội thất vải nhung toát lên vẻ cổ điển, quý phái. Đã có thời gian, chúng được chọn cho thiết kế nội thất cho những chiếc máy bay của Ý vì sự sang trọng của nó.
 
Vải nhung trong lĩnh vực nội thất
Nội thất từ nhung hoài niệm và cổ điển
 
Thời trang cao cấp
Có nhiều quan điểm cho rằng mặc đồ nhung rất khó, song khi ngắm nhìn những ứng dụng trước tiên trên sàn catwalk trong làng thời trang, người ta có thể nhận ra thời trang nhung vô cùng phong phú khiến cho người tiêu dùng phải ngạc nhiên vì sự biến hóa trong vẻ đẹp của nó. Đây là chất liệu dành cho mùa thu đông nên hiển nhiên bạn khó có thể gặp vải nhung trong các sàn diễn mùa hè. Sự lên ngôi của chất liệu này trên các show thời trang thu đông là điều không thể nào phủ nhận. Nhung là một trong những loại vải ngay lập tức toát lên sự rung cảm, làm cho nó trở thành một mặt hàng chủ lực cho mùa thu.  Tôi có thể ngồi cả ngày để liệt kê các show diễn lấy vải nhung làm chủ đạo và biến tấu một cách tuyệt vời. Ví như nổi bật như:
 
Louis Vuitton Fall 2013 Ready-to-Wear fashion show 
Alexander Wang Fall 2016 Ready-to-Wear fashion show
Altuzarra Fall 2017 Ready-to-Wear fashion show 
Jeremy Scott Fall 2017 Ready-to-Wear fashion show 
Ulla Johnson Fall 2018 Ready-to-Wear fashion show 
Prabal Gurung at New York Fashion Week Fall 2018 
Chloé Resort 2018 fashion show 
Zuhair Murad Autumn/Winter 2018 Couture Collection 
 
Khi kết hợp với các loại vải tinh tế khác, chẳng hạn như lụa và ren, nó có thể tạo ra một sự quyến rũ đặc biệt. Điều này thể hiện rất rõ nét trong BST:
 
Elie Saab Fall 2017 Couture fashion show 
 
Thời trang cao cấp vải nhung
   
Thời trang cao cấp vải nhung
 
Thời trang cao cấp vải nhung
 
Hay  Dolce & Gabbana Fall 2016 Ready-to-Wear fashion show
 
Thời trang cao cấp vải nhung
 
Chất liệu hoàng gia
Sự quyền lực không cần cất lời của vải nhung đã đủ chứng minh cho vì sao đây là chất liệu hoàng gia. Giới quý tộc ưa chuộng loại vải này và đưa chúng vào trong trang phục, nội thất, phụ kiện,…của chính mình. Đây là một chất liệu phù hợp để làm lễ phục giáo hội, áo choàng hoàng gia,….Không phải tự dưng chúng được “ân sủng” như vậy. Lộng lẫy, xa hoa là ngôn ngữ mà vải nhung sử dụng đã thể hiện và ưa chuộng trong giới quý tộc. 
 
 Vải nhung là chất liệu hoàng gia
Lộng lẫy, xa hoa vì thế nhung trở thành chất liệu hoàng gia
 
Từ rất lâu, nhung đã được liên kết chặt chẽ với hoàng gia trên khắp các châu lục. Trong thời trung cổ và phục hưng nhung được coi là “vải của Vua và Hoàng hậu”.
 

5. Lịch sử của vải nhung

Vải nhung được ghi nhận là xuất hiện từ năm 2000 trước Công nguyên bởi người Ai Cập sử dụng kỹ thuật tương tự như kỹ thuật hiện nay để sản xuất nhung.
Người ta tin rằng Velvet được giới thiệu lần đầu tiên ở Baghdad vào khoảng năm 809 sau Công nguyên, bởi các thương nhân Kashmiri đã đi du lịch ở đó. Còn nhà thơ thời trung cổ - Ziryab đã giới thiệu vải nhung với Đế chế Al-Andalus (một phần của Tây Ban Nha hiện đại, Bồ Đào Nha, Gibralter, Andorra và Pháp). Trong thời đại Vương quốc Mamluk (1250-1517 sau Công nguyên), thành phố Cairo là nhà sản xuất lớn nhất của vải nhung. Phần lớn được xuất khẩu sang Venice (từ đó nó lan rộng ra hầu hết châu Âu), Iberia và Đế chế Mali. Musa I của Mali - người trị vì Đế chế Mali, đã đến thăm Cairo trong chuyến hành hương đến Mecca . Nhiều nhà sản xuất nhung Ả Rập đã cùng ông trở lại Timbuktu.
 
Đến năm 1399, Vua Richard II của Anh đã ra sắc lệnh rằng trong cái chết của mình, cơ thể của ông cần được mặc vải nhung. Sự xuất hiện của vải nhung nỉ tại những thập kỷ 60 và 70 đã bắt đầu nhen nhóm sự phổ cập của nhung trong ứng dụng cuộc sống. Quả thật như vậy, vải nhung bùng nổ vào những năm 90 – kỉ nguyên của dòng nhạc disco. Đây là khoảng thời gian vải nhung thịnh hành và lan tỏa. Nằm lòng trong tủ đồ thời trang bấy giờ của giới trẻ là món đồ mang phong cách hippie-chic: quần nhung.
 
Chiếc quần nhung hippie thình hành những thập niên 90
Vải nhung nỉ xuất hiện vào thập kỷ 60, 70 và bùng nổ vào những năm 90 – kỉ nguyên của dòng nhạc disco
 
Hiện nay vải nhung đã thực sự thông dụng và quay trở lại mạnh mẽ với các tín đồ thời trang.
 

6. Quá trình sản xuất vải nhung

Vải nhung được coi là chất liệu sang trọng vì quy trình dệt rất cầu kỳ với một phương pháp rất đặc biệt. Theo cách dệt này người ta chèn thêm hoặc là sợi ngang hoặc sợi dọc dùng để tạo ra các nút thắt có vòng tròn nhỏ trồi lên. Sau khi dệt xong, để hoàn tất người ta cắt các vòng tròn nhỏ này ra. Một mặt vải sẽ trơn bình thường mặt còn lại sẽ có một lớp sợi xù lên, mềm mại, tạo thành đặc tính của vải nhung.
 
Phương pháp dệt đặc biệt của vải nhung
Vải nhung được hình thành với quy trình dệt bằng phương pháp đặc biệt
 
Ngày nay có một số nhà sản xuất trên khắp thế giới tạo ra các loại nhung khác nhau. Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ là một số nhà sản xuất hàng đầu. Cộng hòa Dân chủ Congo (Zaire trước đây) là quê hương của Kuba Velvet, một trong những giống nhung đắt nhất.
 

7. Cách bảo quản vải nhung

Sang trọng là vậy cho nên vải nhung cũng rất “khó tính“ bởi chất liệu này đòi hỏi rất nhiều sự nâng niu và giữ gìn của những người sở hữu:
 
- Quần áo bằng vải nhung không được dùng máy giặt, bởi vì sợi nhung không chịu được ma sát mạnh. Dùng máy giặt sẽ rất chóng bạc màu, mục, hỏng và giảm nhanh tính năng giữ ấm của nó.  
- Cũng không nên dùng nước nóng hoặc xà phòng có tính kiềm quá cao để giặt quần áo loại vải này. Nếu bị vết bẩn bám lên, hãy ngâm vào nước lạnh. Sau đó sử dụng một miếng vải hơi ẩm, chà nhẹ nhàng lên vết bẩn. 
- Để loại bỏ vết bẩn sâu hơn bạn có thể sử dụng nước tẩy dùng cho quần áo màu. Sử dụng một miếng vải đã thấm nước tẩy thoa và xóa đi phần vết bẩn trên vải nhung.

Một số lưu ý quan trọng để bạn có thể mặc đồ nhung thật đẹp:
 
 Cách mặc đồ nhung đẹp
Để mặc đồ nhung đẹp bạn cần bỏ túi một số tip căn bản
 
- Lưu ý không dùng quá nhiều đồ nhung (đặc biệt là nhung khác màu nhau) cùng một lúc trên một tổng thể.
- Đừng bao giờ mặc đồ nhung khi chưa là (ủi) bởi nhung sẽ tố cáo tất cả với những vết nhăn, những hình dạng loang lổ xuất hiện.
- Điều quan trọng cuối cùng là phải biết chăm sóc ngay cả trong khi mặc. Luôn luôn sử dụng móc đệm và luôn luôn giữ nhung khô sạch.
 

8. Mở rộng

- Chiều cao sợi lông điển hình của vải nhung không quá 0,36 cm. Nếu chiều cao hơn 0,36 cm, nó được gọi là Plush.
- Trước khi máy dệt xuất hiện, người thợ dệt trung bình chỉ có thể dệt 4 thước nhung mỗi tuần.
- Jean Baptiste Martin đã phát triển máy dệt cơ đầu tiên vào cuối những năm 1840.
- Các mặt hàng cá nhân của Kuba Velvet phải mất vài tháng và đôi khi cả năm để được sản xuất.
- Trong các bộ phim tiếng Hindi, đặc biệt là vào những năm 1960, nhân vật tiêu cực chính (thường được Pran thủ vai) thường xuyên diện áo khoác nhung.
- Gợi ý thêm một số show diễn thời trang nổi bật từ chất liệu nhung: Giorgio Armani at Milan Fashion Week Fall 2010, Alberta Ferretti at Milan Fashion Week Fall 2013, Vanessa Seward Fall 2016 Ready-to-Wear fashion show, Alberta Ferretti at Milan Fashion Week Fall 2016, Lanvin Pre-Fall 2016 fashion show, Y/Project Spring 2017 Ready-to-Wear fashion show, Tadashi Shoji at New York Fashion Week Fall 2017, Alberta Ferretti Fall 2017 Ready-to-Wear fashion show, J. Mendel Pre-Fall 2018 fashion show.
 
Tìm hiểu về vải nhung

bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 622 lượt xem

Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem