Văn Hóa Nhật Bản Thú Vị Tới Mức Nào? Sự Thật Về Nhật Bản.
Văn Hóa Nhật Bản Thú Vị Tới Mức Nào? Sự Thật Về Nhật Bản.

Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng với nhiều phong tục đặc sắc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Từ trang phục, truyền thống, ẩm thực hay lễ nghi đều đậm chất riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nét đẹp trong văn hóa của người Nhật trong bài viết này.

Văn hóa trà đạo của Nhật Bản

Văn hóa trà đạo của Nhật Bản
Văn hóa trà đạo của Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản (茶道, sadō hay chadō, nghĩa đen là “cách uống trà” hay 茶の湯, chanoyu) là một truyền thống văn hóa Nhật Bản từ lâu đời. Uống trà không chỉ là thưởng thức hương vị trà mà còn bao gồm cả lễ nghi, sự chuẩn bị cho một chén trà ngon. Người Nhật uống trà xanh tại phòng trà truyền thống có trải chiếu tatami. Mục đích chính của trà đạo là để tiếp đãi khách và thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà đối với người đến chơi.

Ngày nay, văn hóa trà đào được thể hiện như một thú vui để du khách ở khắp mọi nơi đến trải nghiệm. Có rất nhiều nghi thức uống trà được tổ chức trang trọng ở nhiều địa điểm tại Nhật Bản, bao gồm vườn truyền thống, trung tâm văn hóa và khách sạn. Nếu bạn muốn thưởng thức văn hóa Nhật Bản qua chén trà thì có thể tới Kyoto và Uji nhé!

Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản qua Kimono

Kimono ban đầu được hiểu là quần áo để mặc nói chung, sau khi trang phục phương Tây du nhập vào Nhật Bản thì “Kimono” đổi thành “Wafuku” và cho tới hiện tại, Kimono được hiểu là trang phục truyền thống của người Nhật. Phong cách trang phục Kimono bắt nguồn từ thời Heian (794-1185) và phổ biến với giới quý tộc hơn. Tuy vậy, vẻ đẹp Kimono của dân thường vẫn được lưu truyền, chỉ là ít lộng lẫy.

Kimono – Trang phục truyền thống của người dân Nhật
Kimono – Trang phục truyền thống của người dân Nhật

Tương truyền, phụ nữ thời bấy giờ không để lộ mặt trước đàn ông mà lộ vạt áo Kimono gồm mười hai lớp để thể hiện trí thông minh và khả năng thẩm mỹ của mình. Lớp áo càng dày càng là minh chứng rõ ràng cho sự giàu sang về xuất thân của người con gái ấy. Có thể nói, Kimono trong lịch sử là “trang sức” của thời đại.

Sau đó, văn hóa Kimono tiếp tục phát triển và đạt đỉnh cao vào thời Edo (1603 – 1867). Trang phục Kimono không còn giới hạn và chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và samurai nữa, dần dần những người không thuộc tầng lớp thượng lưu cũng mặc Kimono. Tới thời Minh Trị (1868 – 1912), ảnh hưởng từ nước ngoài tác động mạnh mẽ tới văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, Kimono vẫn trở thành văn hóa của người Nhật và là trang phục truyền thống của đất nước.

Kimono không chỉ là trang phục mà còn được thiết kế với từng lớp ý nghĩa riêng. Ví dụ như hoa văn hạc trên áo gắn liền với lời chúc trường thọ và hôn nhân hòa thuận nên thường được mặc trong đám cưới. Kimono Shochikubai là kiểu áo đại diện cho sự kiên trì, bền bỉ và sức sống mãnh liệt nên sẽ xuất hiện trong các buổi lễ cho trẻ em như Shichigosan – lễ hội đánh dấu bước trưởng thành của trẻ em Nhật.

Samurai – Tinh thần võ sĩ đạo

Samurai thể hiện tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản. Đây là sự tập hợp các giá trị và đạo lý, được phát triển từ thời kỳ Chiến Quốc và trở thành một phần của đạo phái. Ban đầu, Samurai là chỉ những người phục vụ giới quý tộc. Tuy nhiên, từ thời Azuchi-Momoyama đến thời Edo trở đi, từ này được dùng để chỉ những người sử dụng võ thuật và phục vụ lãnh chúa.

Samurai đại diện cho văn hóa Nhật Bản quật cường
Samurai đại diện cho văn hóa Nhật Bản quật cường

Một Samurai không chỉ giỏi võ thuật mà còn cần có tinh thần của một chiến binh, bao gồm:

  • Chính trực: Thể hiện đạo đức con người, không được hèn nhát và thiếu trung thực.
  • Can đảm: Sự can đảm của Samurai không thể hiện ở sự liều lĩnh, sẵn sàng bỏ mạng mà là lòng dũng cảm của chính nghĩa.
  • Nhân nghĩa: Trong tim có tình yêu, sự bao dung và quan tâm tới người khác.
  • Tôn trọng: Thái độ khiêm tốn, xem trọng cảm xúc của người khác, lịch sự với tất cả mọi người và không phân biệt tầng lớp.
  • “Makoto”: Trong tiếng Nhật, từ ngữ này được hiểu là giữ lời hứa. Đối với một Samurai, thất hứa là bằng chứng của sự hèn nhát.
  • Danh dự: Samurai phải sống cao thượng mà không hổ thẹn với bản thân.
  • Trung thành: Lòng trung thành của Samurai trong văn hóa Nhật Bản là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc.

Uống rượu Sake trong bữa ăn

Nếu bạn yêu thích xem phim hoạt hình Doraemon thì chắc hẳn biết rằng bố của Nobita rất thích uống rượu Sake, ngay cả các bộ phim truyền hình của Nhật cũng không bao giờ thiếu bóng loại rượu này trong bữa ăn. Với văn hóa Nhật Bản, rượu Sake là thức uống không thể thiếu, đặc biệt là những dịp lễ quan trọng hoặc cuộc gặp mặt có ý nghĩa.

Rượu Sake có mặt trong các bữa ăn của người Nhật
Rượu Sake có mặt trong các bữa ăn của người Nhật

Nền văn hóa Nhật Bản tập trung vào sự tôn trọng và thờ cúng thiên nhiên, tổ tiên. Người Nhật có các lễ cúng bái thần cai trị thiên nhiên và linh hồn tổ tiên để tôn vinh, đồng thời cầu xin sự thịnh vượng và bảo vệ. Sake được làm từ gạo – ngũ cốc có giá trị nhất và là lương thực chính của người dân Nhật Bản qua nhiều thế kỷ. Chính vì thế mà loại rượu này rất trân quý và là món quà quan trọng được dâng lên các vị thần. Tại các đền thờ Thần đạo, các thùng rượu Sake quyên góp được trưng bày đầy kiêu hãnh.

Tron văn hóa Nhật Bản, rượu Sake sử dụng trong lễ cúng với nhiều hình thức như: lễ nghi tôn giáo, dâng rượu khi xây nhà,… Trong đám cưới của người Nhật, cô dâu và chú rể sẽ chia sẻ với nhau 3 chén rượu Sake để gắn kết mối quan hệ vợ chồng bền chặt. Ngoài ra, rất nhiều nhà sản xuất rượu Sake có bàn thờ nhỏ trong nhà máy vì họ cho rằng, việc lập đền thờ sẽ giúp mùa sản xuất rượu bia của họ phát triển thành công hơn.

Ở Nhật, thông thường mọi người sẽ rót rượu luân phiên cho nhau chứ không tự rót cho mình. Khi rót rượu cho người khác, người đó sẽ giữ chân ly ở dưới và đổ rượu lên trên để thể hiện sự tôn trọng với người cùng uống rượu Sake với mình.

Văn hóa Nhật Bản qua khái niệm Wabi-Sabi

Wabi-sabi là một khái niệm trong văn hóa Nhật Bản coi trọng sự đơn giản và không hoàn hảo. Người Nhật Bản theo lối sống Wabi-Sabi trong cách đối nhân xử thế, khi xây dựng nhà cửa, trang trí cửa hàng,… Khái niệm này khuyến khích người Nhật sống đơn giản, trân trọng mọi thứ dù cho không hoàn hảo. Bởi lẽ, không hoàn hảo cũng là một cái đẹp.

Wabi-Sabi là văn hóa Nhật Bản thể hiện lối sống đơn giản
Wabi-Sabi là văn hóa Nhật Bản thể hiện lối sống đơn giản

Học theo văn hóa Nhật Bản Wabi-Sabi, người Nhật học được sức mạnh của sự chấp nhận, đón nhận sự thay đổi và luôn sẵn sàng thích ứng. Giống như cây tre trong cơn bão, thay vì chiến đấu với thiên nhiên thì họ uốn mình trước gió, đi theo dòng chảy chứ không cố chấp phá vỡ. Cách sống này giúp người Nhật tiếp nhận mọi thử thách và phát triển mạnh mẽ hơn ngay cả khi hoàn cảnh thay đổi.

Văn hóa Nhật Bản trong đời sống thường ngày

Ngoài những trọng tâm thông tin đã kể ở trên, chúng ta còn có thể khám phá văn hóa Nhật Bản qua những câu chuyện đời thường.

Không để thừa đồ ăn trên bàn

Ở Nhật Bản, càng để ít đồ ăn thừa trên bàn càng tốt, với người Nhật đây là phép lịch sự. Nếu như còn đồ ăn, người dân sẽ nói với nhân viên để lấy hộp đựng thức ăn còn thừa đem về cho thú cưng ở nhà.

Sử dụng kính ngữ

Văn hóa Nhật Bản bao gồm cả việc nói chuyện kính trọng với người khác và họ thường sử dụng 3 loại kính ngữ tùy thuộc vào người đối diện có độ tuổi thế nào hoặc đang giữ chức vụ quan trọng gì. Đây là văn hóa thể hiện rõ quy tắc ứng xử của người Nhật: thân thiện với bạn bè, tôn trọng người lớn tuổi dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Cởi giày khi vào nhà

Phong tục cởi giày ở cửa ra vào khi vào nhà là nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Điều này xuất phát từ niềm tin cho rằng “trong mỗi ngôi nhà luôn có một vị thần”, vì vậy việc không mặc cả giày vào nhà là thể hiện sự tôn kính đối với thần.

Phân loại rác

Phân loại rác – Nét văn hóa Nhật Bản đáng tự hào
Phân loại rác – Nét văn hóa Nhật Bản đáng tự hào

Ở Việt Nam, việc phân loại rác thải còn gặp nhiều khó khăn do ý thức của mỗi người và công tác thu dọn rác thải về nơi xử lý. Nhưng ở Nhật, hành động này đã trở thành văn hóa Nhật Bản khi người dân bản địa phân loại rác rất cẩn thận. Rác được phân thành rác đốt được hết, rác cháy được, chai lọ, lon, rác có thể tái sử dụng. Vì vậy, nếu đến Nhật định cư, bạn sẽ cần thay đổi thói quen của mình, hãy phân loại rác trước khi có ý định đổ rác vào khu vực chung nhé!

Kết luận

Văn hóa Nhật Bản có bề dày lịch sử và được lưu truyền nhiều đời, chính vì thế mà lối sống của người Nhật luôn được quan tâm.

bởi Quốc Cường vào | 26 lượt xem

Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem