Áo Kimono Nhật Bản – Khám Phá Vẻ Đẹp Văn Hóa Truyền Thống
Áo Kimono Nhật Bản – Khám Phá Vẻ Đẹp Văn Hóa Truyền Thống
áo kimono nhật bản
áo kimono nhật bản

Nhắc đến xứ sở hoa anh đào là nhắc ngay đến áo Kimono Nhật Bản – trang phục truyền thống của người Nhật. Được người đời gọi là tuyệt tác thanh tao của kỹ thuật nhuộm và dệt vải, Kimono tôn lên vóc dáng của người Nhật và trở thành văn hóa truyền thống độc đáo.

Tổng quan về áo Kimono Nhật Bản

Những thông tin quan trọng về trang phục truyền thống Nhật
Những thông tin quan trọng về trang phục truyền thống Nhật

Áo Kimono Nhật Bản là trang phục không thể thiếu trong các buổi lễ, tiệc và các sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về nguồn gốc và đặc điểm của mỗi kiểu hình áo Kimono.

Theo dòng lịch sử, tìm hiểu nguồn gốc

Kimono được biết đến là trang phục truyền thống và là quốc phục của người Nhật Bản. Mặc dù không còn được mặc hàng ngày nữa nhưng áo Kimono Nhật Bản vẫn có mặt trong các sự kiện quan trọng và luôn là niềm tự hào của người dân bản địa.

Người ta cho rằng, nguyên mẫu của Kimono ngày nay là Kosode (小袖) – loại trang phục có tay áo nhỏ và hình dáng như một chiếc Yukata đơn giản, được giới quý tộc và thượng lưu xã hội sử dụng làm áo lót trong khoảng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15. Về sau, kiểu áo này dần trở thành trang phục mặc ngoài và dành cho cả dân thường.

Trang phục Kimono của giới quý tộc triều đình thời Heian
Trang phục Kimono của giới quý tộc triều đình thời Heian

Quá trình biến đổi của áo Kimono Nhật Bản

Kosode có từ thời kỳ thời kỳ Jomon (縄文), đàn ông mặc kanpui (かんぷい) gồm một mảnh vải quấn quanh người, phụ nữ mặc kantoi (かんとうい) là một chiếc áo choàng có lỗ để chui đầu qua. Sau thời kỳ Kofun (古墳), những người phụ nữ bắt đầu mặc váy và áo, văn hóa này tiếp tục diễn ra trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代) và Nara (奈良時代) do chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc.

Sự biến đổi lớn của áo Kimono Nhật Bản xảy ra vào thời Heian (平安). Kosode thay vì chỉ được tầng lớp thống trị dùng làm đồ lót bắt đầu được thiết kế để làm áo khoác ngoài. Lúc này, áo Kimono giữa tầng lớp thượng lưu và dân thường có thể phân biệt ở màu sắc, chất liệu, họa tiết thêu tay tinh tế và số lượng lớp vải được dùng.

Mãi đến thời Edo, thường dân mới bắt đầu mặc áo Kimono màu sắc và trang trí viền áo. Cùng với sự phát triển của lịch sử và khai phá văn hóa nghệ thuật, rất nhiều kiểu mẫu áo Kimono Nhật Bản cũng được hình thành, phát triển và rẽ nhánh.

Trang phục áo Kimono Nhật Bản thời Edo
Trang phục áo Kimono Nhật Bản thời Edo

Tuy nhiên, đến thời kỳ Minh Trị (1868-1912), làn sóng văn hóa phương Tây du nhập ồ ạt vào Nhật Bản, tạo sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa của đất nước này. Thay vì mặc Kimono, dep Zori, quý tộc Nhật bắt đầu yêu thích váy vóc và giày dép của Tây Âu và coi như trang phục chính thống. Dần dà, ngay cả người dân cũng mặc trang phục phương Tây, áo Kimono Nhật Bản dần biến mất trong cuộc sống hàng ngày.

Dù vậy, người Nhật vẫn tôn vinh áo Kimono là trang phục truyền thống đáng tự hào. Vì thế mà họ diện Kimono trong các dịp lễ quan trọng như lễ cưới, lễ trưởng thành, lễ Tết và các nghi thức nghệ thuật truyền thống. Những năm gần đây, áo Kimono Nhật Bản càng được chú ý hơn, nhiều người nhận thức được giá trị tinh thần quan trọng của chiếc Kimono và mặc chúng như trang phục thường ngày.

Có bao nhiêu kiểu dáng áo Kimono Nhật Bản?

Phân loại các mẫu áo Kimono
Phân loại các mẫu áo Kimono

Dù gọi chung là áo Kimono Nhật Bản nhưng thực chất lại chia ra thành rất nhiều loại, mỗi mẫu có ý nghĩa riêng và chỉ mặc ở những sự kiện, nghi lễ nhất định.

Shiromuku (白無垢)

Kiểu áo Kimono truyền thống là trang phục cưới của cô dâu khi tổ chức lễ kết hôn ở đền thờ Thần đạo. Toàn bộ trang phục và phụ kiện đều là màu trắng nhằm thể hiện sự thuần khiết, tuy nhiên có thể chọn chi tiết nhã nhặn cho trang phục để chúc phúc cho cuộc hôn nhân tốt đẹp.

Trong bữa tiệc chiêu đãi Hiroen (広園), cô dâu sẽ thay áo Kimono Nhật Bản màu đỏ vô cùng rực rỡ, gọi là Iro-uchikake (色打掛) mang ý nghĩa “đã trở thành một thành viên trong gia đình nhà chồng”.

Trang phục Kimono truyền thống dành cho cô dâu
Trang phục Kimono truyền thống dành cho cô dâu

Furisode (振袖)

Ở thời Edo (江戸), việc phe phẩy tay áo bản lớn là một hình thức bày tỏ tình cảm nên Furisode (Furi: vẫy, Sode: tay áo) là kiểu áo Kimono Nhật Bản dành riêng cho các cô gái chưa lập gia đình. Dựa vào độ lớn của tay áo để chia thành ba loại, trong đó kiểu tay áo lớn nhất là trang trọng nhất, được dùng khi kết hôn hoặc lễ thành thân.

Mẫu áo dành cho các cô gái chưa chồng
Mẫu áo dành cho các cô gái chưa chồng

Tomesode (留袖)

Khác với Furisode, Tomesode là áo Kimono Nhật Bản dành cho người phụ nữ đã có gia đình, vì vậy mà thiết kế ống tay áo cũng nhỏ hơn và màu sắc vải đằm thắm hơn. Những cô gái chưa chồng cũng có thể mặc Iro Tomesode (色留袖) – loại áo nhuộm màu tươi sáng.

Trang phục Tomesode
Trang phục Tomesode

Homongi (訪問着)

Trong tiếng Nhật, Homon tức là viếng thăm gia đình ai đó, áo Kimono Nhật Bản Homongi thường được mặc vào những dịp đặc biệt như đám cưới, hội họp. Vào thời Minh Trị, kiểu áo này được bày bán như một loại Kimono không quá sặc sỡ, cũng không quá đơn điệu nên rất thịnh hành.

Áo Kimono Nhật Bản trang nhã, lịch sự
Áo Kimono Nhật Bản trang nhã, lịch sự

Tsukesage (付下げ)

Vào thời chiến, Homongi thiết kế quá rực rỡ nên bị cấm mặc và được thay thế bởi Tsukesage vốn giản dị hơn rất nhiều. Đặc điểm của áo Kimono Nhật là phần họa tiết chạy dọc thân áo, thiết kế không cần quá nổi bật nhưng vẫn giữ được sự đằm thắm.

Tsukesage không quá nổi bật so với các kiểu dáng Kimono khác
Tsukesage không quá nổi bật so với các kiểu dáng Kimono khác

Áo Kimono Nhật Bản Iromuji (色無地)

Là kiểu áo nhuộm màu đơn sắc (trừ màu đen), đem tới sự gọn gàng cho người mặc. Iromuji xuất hiện trong nhiều dịp như đám cưới, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp hoặc trang phục dạo phố. Người mặc có thể chọn loại vải và nhuộm lại nhiều lần để tạo độ mới.

Áo Kimono Nhật Bản Iromuji đơn sắc
Áo Kimono Nhật Bản Iromuji đơn sắc

Tsumugi (紬)

Tsumugi được cho là áo Kimono Nhật Bản trang nhã nhất vì được sản xuất hoàn toàn từ lụa. So với các loại Kimono khác thì Tsumugi khá đơn giản, vì vậy ít khi được lựa chọn trong các buổi tiệc trang trọng. Bù lại, thiết kế này lại trở thành trang phục đời sống thường nhật giống như quần jeans của giới trẻ, thường bắt gặp khi người Nhật đi ăn hoặc mua sắm trên phố.

Komon (小紋)

Đặc điểm nổi bật của Komon so với các áo Kimono Nhật Bản khác là hoa văn lặp lại trên toàn bộ thân áo. Người Nhật diện Komon vào các buổi tiệc thân mật hoặc mặc hàng ngày khi đi chơi, dạo phố, ngắm hoa anh đào nở.

Thiết kế hoa văn của Komon
Thiết kế hoa văn của Komon

Hướng dẫn mặc Kimono chi tiết Nhất

Mặc áo Kimono Nhật Bản như thế nào?

Để mặc một bộ Kimono, người mặc cần phải thuộc các bước và am hiểu ý nghĩa của từng chi tiết nhỏ. Điều này sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về văn hóa của người Nhật qua bộ trang phục truyền thống.

Cách mặc áo Kimono Nhật Bản

Trang phục truyền thống của Nhật Bản được may kỹ lưỡng và khéo léo, vì vậy cần phải thực hiện các bước theo quy trình mặc chuẩn. Để mặc hoàn chỉnh và chính xác áo Kimono Nhật Bản, đầu tiên cần học nắm rõ những toàn bộ món đồ của một bộ Kimono. Trước tiên, bạn nên biết cách mặc đúng Nagajuban (長襦袢) – loại đồ lót mặc bên trong. Khi khoác áo lót chuyên dụng, cần chú ý vạt áo bên trái đè lên vạt áo bên phải, lần lượt quấn Koshihimo (腰紐) và Date-jime (伊達締め) để cố định lớp áo.

Khoác áo Kimono theo quy tắc vạt trái nằm bên trên vạt phải. Căn chỉnh độ dài vừa chấm qua mắt cá chân thì cố định bằng dây quấn Koshihimo. Tiếp theo, thả vạt áo dư khi căn chỉnh độ dài xuống, kéo lại cho phẳng và nhớ chú ý các nếp nhân ở lưng áo rồi mới cố định tiếp bằng dây Koshihimo. Việc kéo áo về phía sau, để lộ chút gáy sẽ giúp bạn trông gợi cảm hơn.

Thắt lưng Obi – phụ kiện không thể thiếu khi mặc Kimono
Thắt lưng Obi – phụ kiện không thể thiếu khi mặc Kimono

Với sợi dây Date-jime thứ hai, hãy cố định hai lớp áo khi thấy cổ áo của Kimono và Juban chồng khít lên nhau. Lót tấm Obi-ita (帯板) trước khi quấn thắt lưng Obi sẽ giúp dáng áo phẳng đẹp. Người mặc có thể trang trí thêm hoặc tạo kiểu buộc cho thắt lưng tùy ý.

Phụ kiện đi kèm với trang phục truyền thống của Nhật

Tùy vào từng loại áo Kimono Nhật Bản mà phụ kiện đi kèm cũng sẽ có sự biến đổi linh hoạt. Dưới đây là danh sách những phụ kiện có thể xuất hiện khi mặc Kimono:

  • Áo lót trong: Phụ kiện mặc Kimono bao gồm áo ngực và đồ lót, giúp cơ thể thấm hút mồ hôi hơn.
  • Tất Tabi xỏ ngón – phụ kiện thú vị của người Nhật.
  • Đồ lót Nagajuban: Hầu như người Nhật sẽ chọn đồ lót màu trắng khi chọn Kimono màu sắc để tạo điểm nhấn cho trang phục.
  • Han-eri (半衿): Cổ áo thêu giúp trang phục trông thanh lịch hơn.
  • Obijime: Dây buộc trang trí để tạo điểm nhấn cho thắt lưng Obi.
  • Thắt lưng Obi (帯).
  • Date-jime hay Date-maki: Dây quấn cố định.
  • Obi-makura (帯枕): “Gối” luồn phía sau của Obi.
  • Dây cột Koshi-himo
  • Obi-ita: Tấm lót tạo dáng phẳng đẹp cho Obi.
  • Obi-age (帯揚げ): Vải trang trí cho Obi.
  • Dép Zori.

Kết luận

Với những người yêu thích áo Kimono Nhật Bản thì dù các bước mặc đồ có phức tạp đến mấy cũng không cảm thấy phiền, ngược lại sẽ rất tò mò về văn hóa trang phục truyền thống của đất nước này. Ngoài Kimono, Nhật Bản còn một số trang phục khác cũng được coi là văn hóa truyền thống. Nếu muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc bài viết tại website của chúng tôi nhé!

bởi Quốc Cường vào | 220 lượt xem

Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem