Áo dài ngũ thân được ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục đàng trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát khai sinh ra chiếc áo ngũ thân huyền thoại , được xem là tiền thân áo dài ngày nay.
Gọi là áo ngũ thân vì loại áo này được ghép bởi 5 vạt (5 thân) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất.
Ý nghĩa của Áo ngũ thân là gì?
Người Huế gọi là áo ngũ thân hay áo ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng, năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người con. Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín), ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.
Áo dài ngũ thân nữ và nam may khá giống nhau, chỉ khác vài đặc điểm, như: cổ áo nữ thấp hơn nam, ống tay áo nữ hẹp hơn ống tay áo nam, vạt áo nam dài hơn áo nữ. Áo nam và nữ đều có 5 cúc, hàng cúc chạy theo vạt bên trái, phía trước rồi xuống eo.
Áo ngũ thân thời nhà Nguyễn có hai loại:
Thứ nhất là áo tấc, hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng, được mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ với cổ đứng cài cúc bên phải (của người mặc), tà áo chắp từ năm mảnh vải.
Thứ hai là áo tay chẽn, loại này thân áo cũng tương tự áo tấc nhưng phần đoạn vải được nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì đực may kiểu ống tay hẹp (bó chẽn). Hai thân trước của áo được để dài quá đầu gối chừng 5 – 7cm.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 699 lượt xem