7 Tác Dụng Của Việc Đi Xe Đạp Mang Lợi Ích Tích Cực

Một sức khỏe tốt và một vóc dáng cân đối là điều mà bất cứ ai cũng đều hướng tới. Chính vì thế, tập thể dục hoặc chơi các bộ môn thể thao để nâng cao sức khỏe là điều bạn nên làm ngay từ khi còn trẻ. Bên cạnh những bài tập luyện có tính chuyên môn, bạn có thể lựa chọn vận động nhẹ nhàng với việc đi xe đạp mỗi ngày. Đặc biệt, khi bạn biết tác dụng của việc đi xe đạp tốt như thế nào thì chắc chắn bạn sẽ muốn bắt đầu ngay từ hôm nay.

Những tác dụng của việc đi xe đạp hàng ngày

Đạp xe là một dạng thể dục aerobic với những chuyển động nhằm tác động chủ yếu vào vùng cơ đùi, bắp chân, phần hông và bụng từ đó giúp chúng thêm dẻo dai hơn. Không chỉ đem lại lợi ích về thể chất mà đi xe đạp còn giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Thêm vào đó, đạp xe còn giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm từ khói bụi của các phương tiện giao thông hiện nay.

1. Chắc khỏe xương và cơ bắp phát triển

Nếu như so sánh hiệu quả với việc chạy bộ thì đạp xe đạp là hoạt động đáng để thử đối với những người đang gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là phần khớp gối. Khi chạy bộ, đầu gối của bạn sẽ phải gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể với những chuyển động nhanh và liên tục. Do đó, một số người nếu đang bị đau nhức xương phần này thì không nên chạy bởi dễ ra gây tổn thương không đáng có. Ngược lại, việc đạp xe lại là chuyển động đều giúp kích thích gối tiết ra các chất nhầy và làm trơn khớp, giúp giảm các cơn đau bởi lúc này đôi chân không phải chịu áp lực từ cân nặng của cơ thể. Ngoài ra, các cơ từ phần thắt lưng trở xuống sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau làm cho cơ thể ngày càng linh hoạt.

tác dụng của việc đi xe đạp
Những tác dụng tuyệt vời của việc đi xe đạp

Bên cạnh đó, việc đạp xe với tư thế đúng sẽ giảm đau mỏi lưng ở một số người thường xuyên ngồi một chỗ hoặc người lớn tuổi. Một số nghiên cứu khoa học còn cho ra kết quả rằng những người thường xuyên đạp xe có tỉ lệ tổn thương cơ bắp ít hơn những người chạy bộ với cùng thời gian luyện tập mỗi ngày. Một đôi chân thon gọn, săn chắc và cân đối với thân hình sẽ sớm xuất hiện khi bạn duy trì thói quen đi xe đạp này.

2. Cải thiện chức năng hệ tuần hoàn

Các chuyên gia của Hiệp hội Y khoa tại Anh cho biết, đạp xe chăm chỉ 20km mỗi tuần có thể giảm đến 50% nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Vì thế, đây là một trong những bài tập thể dục nằm trong danh sách các bài tập lành mạnh và an toàn cho sức khỏe được Tổ chức Y tế quốc gia Anh khuyên nên áp dụng ở hầu hết mọi độ tuổi. Khi đạp xe, cơ tim được co bắp đều, tăng khả năng lưu thông máu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, nhịp tim sẽ không bị tăng lên quá cao như khi chúng ta chạy hoặc tập những bài HIIT (bài tập cường độ cao liên tục với thời gian nghỉ ngắn).

Không chỉ vậy, đạp xe hay đi bộ hàng ngày giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh mạch vành, đột quỵ, cao huyết áp… Đặc biệt, ở những người trung niên thì thói quen đạp xe giúp duy trì thể chất và tinh thần ở mức cân bằng để cơ thể luôn khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.

3. Giúp phổi thêm khỏe mạnh

Hít thở đều trong quá trình đạp xe đạp làm cho phổi hoạt động năng suất và hiệu quả hơn, dung tích phổi tăng thêm với không khí trong lành giúp sức khỏe ngày một cải thiện. Bạn nên chọn đạp xe ở những khu vực có mật độ tham gia giao thông của các phương tiện thấp để vừa tận hưởng được không khí ít khói bụi lại vừa đảm bảo an toàn.

Nên đạp xe ở những nơi có không khí trong lành để tốt cho phổi
Nên đạp xe ở những nơi có không khí trong lành để tốt cho phổi

 Đây có thể là một trong những lợi ích bất ngờ nhất của việc đạp xe. Chúng ta thường nghĩ rằng các vận động như đi xe đạp, đi bộ, chạy bộ… thường chỉ có tác dụng với một số bộ phận nhất định trên cơ thể, hầu hết là cơ và xương. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khoa học đã chứng minh trí não, đặc biệt là khả năng ghi nhớ và tập trung của con người được tăng lên khi bạn đạp xe mỗi ngày. Theo đó, việc đạp xe 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều giúp kích thích sự sản sinh của các tế bào não mới. Các tế bào này được tái tạo ở nơi tạo ra khả năng ghi nhớ, còn gọi là vùng Hippocampus.

Hoạt động đạp xe cũng làm tăng khả năng cung cấp oxy và máu cho não bộ, kích thích sự phát triển của nhiều loại tế bào. Đối với người cao tuổi, đều đặn đạp xe giúp hạn chế các biểu hiện và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi

5. Giảm cân hiệu quả

Đây là một tác dụng tuyệt vời không thể bỏ qua của việc đi xe đạp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với các bài tập thể dục là hai yếu tố hàng đầu quyết định quá trình giảm cân của bạn có thành công hay không. Vượt xa so với đi bộ, đạp xe 30 phút có thể làm tiêu hao khoảng 300 calories trong cơ thể. Do vậy, đạp xe giúp đốt mỡ thừa hiệu quả, góp phần làm cân bằng cholesterol và tăng cường quá trình trao đổi chất nhằm mang lại cơ thể khỏe mạnh, cân đối.

Ngoài loại bỏ mỡ thừa, các chuyển động của việc đạp xe có tác động không nhỏ tới vùng thắt lưng và eo. Do vậy, số đo vòng eo sẽ thay đổi tích cực sau một thời gian bạn chăm chỉ nâng cao sức khỏe bằng việc đi xe đạp.

6. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Hiện nay, tỉ lệ mắc căn bệnh này ngày một tăng cao do con người có những thói quen ăn uống không lành mạnh và lười vận động. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng này thì chỉ cần bạn chăm chỉ thực hiện những việc đơn giản như đạp xe ít nhất 30 phút/ngày là đã có thể giảm gần 40% nguy cơ mắc tiểu đường, đái tháo đường. Đối với những người đã mắc bệnh này, các bác sĩ cũng khuyến khích nên đi xe đạp để điều hòa lượng đường huyết, cải thiện tình hình bệnh theo chiều hướng tốt hơn.

7. Giảm căng thẳng

Ngoài việc tăng khả năng ghi nhớ ở não bộ, đạp xe ngoài trời ở một nơi không khí trong lành, mát mẻ giúp bạn có một tinh thần thư thái, sảng khoái nhờ sự gia tăng của các endorphins. Đây là một loại hormone tạo ra cảm giác phấn chấn, vui vẻ ở con người. Đạp xe cùng những người bạn sẽ mang đến trạng thái vô cùng tích cực mà bạn nên thử. Ngoài ra, đi xe đạp vào buổi sáng giúp bạn khởi động được toàn bộ các nhóm cơ cũng như trí não để bắt đầu một ngày mới với nhiều năng lượng hơn. Đồng thời, có một vài ý kiến cho rằng đạp xe còn có thể làm tăng tuổi thọ nhờ luôn duy trì trạng thái sống lành mạnh.

Một số lưu ý khi đi xe đạp

Chuyện đạp xe đạp như một phương pháp tập luyện thể dục không có gì là khó, bất kể ai cũng có thể làm được. Tuy vậy, khi đạp xe bạn vẫn cần lưu ý đến một số điều sau đây:

1. Thời gian và cường độ đạp xe

30 phút/ngày là khoảng thời gian lý tưởng mà các chuyên gia khuyến khích bạn nên dành ra cho việc đi xe đạp. Không nên lạm dụng và đạp xe liên tục nhiều giờ trong một ngày để đảm bảo cơ thể được vận động vừa đủ, không quá sức. Đạp xe nhanh quá mức trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến những tác dụng ngược cho vùng đầu gối như chấn thương, nhức mỏi.

2. Tư thế khi đạp xe

Tưởng chừng là chuyện đơn giản nhưng nhiều người vẫn chưa có tư thế đạp xe đúng làm cho sau khi vận động thường có những biểu hiện đau nhức lưng, cổ, vai… Như vậy, hãy tránh các tư thế ngồi lệch, vẹo để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống. Khắc phục điều này, bạn có thể lựa chọn một chiếc xe đạp với kích thước phù hợp với cơ thể, điều chỉnh chiều cao của yên xe để không bị ngồi gù lưng.

Tư thế đạp xe ảnh hưởng tới cột sống
Tư thế đạp xe ảnh hưởng tới cột sống

3. Nghỉ ngơi sau khi đạp xe

Việc tập luyện mỗi ngày có thể được kết hợp bởi nhiều bài tập và các phương pháp đa dạng khác nhau cho từng mục tiêu của mỗi người. Sau khi đã đạp xe bạn cần có thời gian nghỉ ngơi nhất định để ổn định lại sức khỏe. Một lưu ý khác đó là không nên tập các bài tập tác động nhiều vào vùng đùi, bắp chân ngay sau khi đạp xe mà thay vào đó hãy tập các bài nhẹ nhàng, giảm áp lực cho phần chân.

Hãy chú trọng việc nâng cao sức khỏe ngay từ hôm nay với những việc nhỏ nhất như xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao thường xuyên. Trong đó, tác dụng của việc đi xe đạp là không thể phủ nhận.

bởi Quốc Cường vào | 684 lượt xem

Có thể bạn muốn xem