Chủ Nghĩa Lập Thể Trong Thiết Kế Nội Thất Là Gì?
Chủ Nghĩa Lập Thể Trong Thiết Kế Nội Thất Là Gì?

Chủ nghĩa lập thể là gì?

Chủ nghĩa lập thể trong thiết kế nội, còn gọi là trường phái lập thể (Cubism) là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20.

Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh. 

Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi xướng năm 1906 tại khu Montmartre của kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đến năm 1914, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.

Lập thể được sinh ra ở Pháp nhưng sau đó đã lan rộng ra khắp châu Âu và kết hợp những quan điểm nghệ thuật của một số nước. Nó nổi lên như trường phái vị lai (Vorticism) ở Ý, trường phái vị lai ở Anh, chủ nghĩa Siêu Việt  hay chủ nghĩa Tuyệt đỉnh (Suprematism) và tạo dựng ở Nga, chủ nghĩa biểu hiện ở Đức. Nó cũng ảnh hưởng nhiều tới các phong cách thiết kế và kiến trúc của thế kỷ 20 và chiếm ưu thế cho đến ngày nay, là một phương thức biểu hiện trong ngôn ngữ của nghệ thuật. 

Sự ra đời của chủ nghĩa lập thể

Trong bốn thập kỷ từ 1870-1910, xã hội phương Tây chứng kiến ​​sự tiến bộ công nghệ hơn so với bốn thế kỷ trước. Trong thời gian này, những phát minh như chụp ảnh, quay phim, ghi âm, điện thoại, các loại xe cơ giới và máy bay đã báo trước buổi bình minh của thời đại mới. Vấn đề đối với các nghệ sĩ vào lúc này là làm thế nào để phản ánh tính hiện đại của thời đại bằng cách sử dụng các yếu tố truyền thống vốn dĩ đã phục vụ cho nghệ thuật của bốn thế kỷ trước.

Nhiếp ảnh đã bắt đầu thay thế các bức tranh minh họa, và hình ảnh từ công nghệ mới với độ chính xác ngày càng cao đã trở thành thách thức đối với các họa sĩ đương thời. Nghệ sĩ cần một cách tiếp cận triệt để hơn – một “cách nhìn mới” để mở rộng những khả năng của nghệ thuật. Cách nhìn mới này cho thấy cái gọi là phái lập thể – phong cách trừu tượng đầu tiên của nghệ thuật hiện đại. Picasso và Braque phát triển ý tưởng của họ về Cubism khoảng năm 1907 tại Paris và điểm khởi đầu của họ là lợi ích chung trong các bức tranh sau này của Paul Cézanne.

Nhà phê bình hội họa người Pháp Louis Vauxcelles sử dụng danh từ “lập thể” lần đầu tiên để ngụ ý rằng đó là những hình lập phương kỳ quặc vào năm 1908. Sau đó danh từ này được hai nhà khai phá của trường phái lập thể sử dụng một vài lần và cuối cùng trở thành tên gọi chính thức. Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan ra các họa sỹ khác ở gần đó và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler truyền bá. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 1910 và được gọi là chủ nghĩa lập thể.

Tìm hiểu về chủ nghĩa lập thể trong thiết kế nội thất

Ban đầu hội họa của trường phái lập thể hầu hết là những bề mặt gần như đơn sắc, xám, nâu, những đường thẳng không hoàn thiện, những hình khối đan xen lẫn nhau. Vật thể bị gãy thành nhiều mảnh, tập trung vào hình thức hình học, sử dụng màu sắc nhẹ nhàng. Những người nghệ sĩ luôn cố gắng kết hợp nhiều vật thể với nhau để tạo nên các hình khối mới. Và ngày nay, Lập thể được đưa vào trong thiết kế nội thất với những khối màu nổi bật, hình dáng trừu tượng, kết hợp một cách ăn ý từ trần nhà, tường cho đến đồ nội thất.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Không gian sinh hoạt độc đáo với những hình khối cùng màu sắc táo bạo
chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Những đường phân chia rõ ràng và màu sắc tươi vui chính là điểm nhấn của không gian

 

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Với diện tích khiêm tốn, ngôi nhà vẫn có nhiều không gian chức năng

 

Đặc điểm về màu sắc

Với phong cách trang trí lập thể, chúng ta như đang đắm chìm trong bữa tiệc của màu sắc và hình khối. Đó là những căn phòng được phối màu không theo quy luật nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ tạo nên ấn tượng mạnh với người xem. Sắc màu không gian là sự kết hợp giữa một màu tươi sáng như vàng, xanh lá, đỏ, tím, xanh dương, cam,… và màu trắng với vẻ đẹp hết sức khỏe khoắn. Với những căn phòng kiểu này, chủ nhân cũng phải là người ưa sáng tạo và có cá tính.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Màu sắc chạy trên trần, tường, sàn một cách tự nhiên tạo sự trẻ trung cho không gian

 

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Phòng tắm trở nên thú vị với những nét phá cách trong việc sử dụng đường nét, màu sắc để tô điểm cho không gian

 

Không gian đôi khi như được chiếu sáng bởi những chùm tia laser bởi hiệu ứng của sự phân chia không gian thành những mảng màu đối lập, xuất hiện như các mê cung, điều đó làm cho căn phòng nhỏ hẹp trở lên rộng hơn bằng cách đánh lạc hướng mắt người xem từ tỉ lệ thực. Chúng ta có thể thấy rất rõ qua các ví dụ dưới đây.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi

Căn bếp như được trang hoàng với sắc xanh của những nhành cây tươi mát, màu trắng cho sự thuần khiết, đó chính là nguồn không khí trong lành. Thêm vào đó là màu đỏ tươi cho độ tương phản hoàn toàn mạnh mẽ với màu xanh lá. Điều đó làm cho không gian trở nên gần gũi, tự nhiên, sống động, tiếp thêm năng lượng cho chính chủ nhân của ngôi nhà.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Căn phòng như sáng bừng nhờ việc vận dụng sáng tạo các mảng màu tươi sáng kết hợp với việc sử dụng ánh sáng zích zắc trên trần

Đặc điểm về hình khối

Ban đầu tưởng chừng như nghệ thuật Lập thể và kiến trúc Lập thể không cùng tồn tại. Nhưng thực chất cả hai cùng mang đặc điểm giống nhau về hình thức và các dạng hình học. Các họa sĩ Lập thể vẽ những đối tượng trừu tượng với các dạng hình học, còn đối với kiến trúc hay thiết kế nội thất khi dựa trên nguyên tắc Lập thể thì đó là những dạng hình học được lồng vào nhau hay đơn giản là một dạng hình học đơn.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Tấm ngăn phong cách lập thể làm tăng phần hiện đại cho không gian
chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Quán Cafe trở nên độc đáo với tấm panel phong cách lập thể trên tường

Một trong những người đầu tiên thiết kế nội thất lập thể là Vlastislov Hoffman (1884-1964), mà hiện nay đã trở thành một doanh nghiệp trên toàn thế giới, ông còn thiết kế gốm sứ lập thể, thủy tinh và kim loại. Lập thể ảnh hưởng đồ nội thất hiện đã có mặt trên toàn thế giới.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Thảm trải sàn mang hơi hướng lập thể

 

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Phòng tắm với những thiết bị được thiết kế tinh tế và lạ mắt
Những không gian lập thể đương đại

Để hiểu rõ hơn về trường phái lập thể trong thiết kế nội thất, mời bạn đọc cùng chúng tôi điểm qua những không gian tiêu biểu cho phong cách lập thể đương đại.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Những hình khối khỏe khoắn góp phần tạo nên tính “lập thể” cho không gian

 

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Phòng khách hiện đại với những tạo hình đơn giản mà độc đáo
chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Chiếc lò sưởi lớn đặt giữa phòng tạo điểm nhấn cho không gian

 

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Khối bê tông lớn với những đường nét dứt khoát tạo nên một không gian sống hết sức ấn tượng

Trong những không gian dưới đây, chủ nghĩa lập thể biểu hiện chủ yếu qua cách vận dụng màu sắc của nhà thiết kế. Tính hiện đại và sự trẻ trung cũng được bộc lộ rất rõ qua từng chi tiết trang trí cũng như việc sử dụng màu sắc.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Gian hàng nổi bật nhờ việc sử dụng màu sắc kết hợp với những khối hộp to nhỏ khác nhau

 

chủ nghĩa lập thể trong thiết kế nội
Những dải màu chạy liên hoàn trên trần – tường – sàn tạo nên sự thống nhất cho căn phòng

 

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Không gian trẻ trung với những mảng màu tươi sáng

 

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Sàn nhà cũng được trang trí tỉ mỉ với những màu sắc nổi bật

bởi Quốc Cường vào | 433 lượt xem

Có thể bạn muốn xem