Đầu thế kỷ 20, Các họa sĩ tượng trưng đương đại đã hoàn toàn thay đổi thế giới hội họa. Được tiên phong bởi các họa sĩ người Đức, hội họa tượng trưng bóp méo thực tại, tập trung thể hiện cảm xúc, thông qua những gam màu rực rỡ, những nét vẽ táo bạo, và cách bố trí mạnh mẽ. Mặc dù hội họa tượng trưng suy yếu dần vào khoảng đầu thập niên 20, nó vẫn có tác động lớn tới các họa sĩ theo đuổi một số phong cách và loại hình hội họa khác, và tiêu biểu là các họa sĩ Neo-Expressionism, những con người đầy táo bạo và ưa phiêu lưu.
Hãy cùng khám phá về trào lưu hội họa này tại Pháp, Đức, Mỹ và tìm hiểu về tầm ảnh hưởng của nó tới hội họa đương đại.
Neo-Expressionism là gì?
Neo-Expressionism là một trào lưu hội họa quốc tế ra đời vào cuối thập niên 70. Ngay sau khi được ra mắt, các tác phẩm Neo-Expressionism đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ công chúng. Có thể nói, nó đã độc chiếm thị trường hội họa trong hơn một thập kỷ. Các tác phẩm Neo-Expressionism chịu ảnh hưởng lớn từ trào lưu tượng trưng, với cách phối màu táo bạo qua những chủ đề mang tính tượng trưng. Các họa sĩ tượng trưng được chia thành hai nhóm chính: Die Brücke (“Cây cầu”) – một nhóm họa sĩ đến từ Đre-xđen (Đức), họ ưa chuộng những chủ đề nguyên thủy, hình thể biến dạng; và nhóm họa sĩ Der Blaue Reiter đến từ Munich với quan điểm là hội họa không đơn thuần là những gì ta nhìn thấy được bằng mắt thường.
Với tính chiết trung như vậy, không quá ngạc nhiên khi Neo-Expressionism được phát triển thành vô số trào lưu con trên khắp thế giới, bao gồm Neue Wilden tại Đức, Transavanguardia tại Ý, Figuration Libre tại Pháp, bên cạnh rất nhiều các nhánh nhỏ khác tại Mỹ.
NEUE WILDEN
Neue Wilden xuất hiện tại Đức vào năm 1978 với một số gương mặt nổi bật như Markus Lüpertz, Georg Baselitz, Jörg Immendorff, Anselm Kiefer, và A. R. Penck. Sử dụng những gam màu sặc sỡ và nét cọ dứt khoát, người họa sĩ khiêu khích mục đích, trí tưởng tượng, và chất lượng, đi ngược lại với phong cách của họa sĩ Minimalism và Conceptualism – hai trào lưu thống trị hội họa đương thời.
TRANSAVANGUARDIA
Tại Ý thời kỳ đương đại, Francesco Clemente, Sandro Chia, Enzo Cucchi, Nicola de Maria, và Mimmo Paladino đã hình thành phong cách Transvanguardia, hay còn được biết đến với tên gọi “Trên cả tiên phong”. Nhà phê bình nghệ thuật kiêm quản lý bảo tàng, Achille Bonito Oliva đặt cái tên này dựa trên sự phản đối của nhóm họa sĩ với phong cách hội họa đương đại; cũng giống như bộ phận họa sĩ tại Đức, họ phản đối sự tối giản hóa trong hội họa. Thay vào đó, họ yêu thích những hình ảnh mang tính hình tượng có năng lực truyền tải cảm xúc hoặc các mô típ kỳ bí, thần thoại.
FIGURATION LIBRE
Phong cách Figuration Libre được xây dựng vào khoảng thập kỷ 80 bởi nhóm nghệ sĩ thị giác bao gồm Robert Combas, Remi Blanchard, François Boisrond, và Hervé Di Rosa. Tên gọi Figuration Libre được dịch sang Tiếng Việt là “Phong cách Tự do”, thuật ngữ này được đặt bởi nghệ sĩ thuộc nhóm Fluxus là Ben Vautier. Ngôn từ của ông giúp cho nhịp sống đô thị trở nên sinh động hơn, hoạt hình hóa linh hồn của cuộc sống. “Tự do khỏi điều gì?” ông đặt câu hỏi vào năm 1982, “Tự do làm thứ gì đó xấu xí/ Tự do gây rối loạn/ Tự do yêu thích những bức tranh tường phía dưới tàu điện ngầm ở New York hơn là các tác phẩm của Guggenheim … Tự do để vẽ bất kỳ thứ gì họ muốn.”
NEO-EXPRESSIONISM TẠI HOA KỲ
Các họa sĩ góp mặt trong trào lưu Neo-Expressionist tại Mỹ phải kể đến là Julian Schnabel, David Salle, Robert Longo, và Jean-Michel Basquiat. Mặc dù các họa sĩ Neo-Expressionists không thể cấu thành một nhóm chung, họ đều có xu hướng truyền tải những cảm xúc chân thật, ban sơ trong tác phẩm của mình, từ các tác phẩm “xếp đĩa” quy mô lớn của Schnabel tới các bức vẽ nguệch ngoạc của Basquiat.
Triển lãm Một luồng gió mới
Năm 1981, loạt tác phẩm Neo-Expressionism được trưng bày tại triển lãm “Một luồng gió mới” tại Học viện Hoàng gia Luân Đôn.
Buổi triển lãm tập trung vào các xu hướng mới và hội họa tượng trưng (“Mặc dù có rất nhiều tác phẩm phi tượng trưng xuất sắc, ban tổ chức vẫn quyết định loại bỏ những tác phẩm bị coi là nghiêm trọng), mang đến một chỗ đứng hoàn hảo dành cho các họa sĩ Neo-Expressionism. Bên cạnh những phản ứng tích cực vì đã có công mang hội họa Neo-Expressionism tới công chúng, ba nhà quản lý bảo tàng bao gồm Norman Rosenthal, Nicholas Serota, và Christos M. Joachimides cũng nhận về những lời chỉ trích vì chưa có được sự chuẩn hóa trong khâu lựa chọn tác phẩm.
38 họa sĩ (bao gồm các họa sĩ Neo-Expressionism như Markus Lüpertz, Georg Baselitz, Sandro Chia, và Julian Schnabel, cùng với một số cái tên lớn khác trong giới hội họa như Francis Bacon, Willem de Kooning, Andy Warhol, và Frank Stella đã góp mặt trong buổi triển lãm. Tuy nhiên, không một họa sĩ nữ nào có cơ hội góp mặt trong buổi triển lãm này, và điều này đã phần nào phản ánh một vấn đề của buổi triển lãm nói riêng và của Neo-Expressionism nói chung.
Di sản của Neo-Expressionism
Ngày nay, rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đã nhận ra các thiếu sót của buổi triển lãm – và trong đó không loại trừ Norman Rosenthal – nhà quản lý bảo tàng kiêm nhà sử học hội họa. Trên thực tế, ông đã đi thăm lại buổi triển lãm A New Spirit Then, A New Spirit Now, được tổ chức tại Phòng trưng bày Almine Rech ở Luân Đôn. Mặc dù ông đã quyết định lựa chọn tác phẩm của hai nữ họa sĩ —Maria Lassnig and Susan Rothenberg—cả hai người họ đều không đi theo trào lưu Neo-Expressionism – điều này cho thấy sự thiếu hụt các nữ họa sĩ của trào lưu
Tuy vậy, ta cũng không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của Neo-Expressionism cho hội họa đương đại. Nó đã thổi một làn gió mới vào hội họa tượng trưng mà còn góp phần lớn định hình hội họa đương đại. “Thị trường hội họa ngày nay được định hình từ trào lưu Neo-Expressionism”, họa sĩ, nhà văn Roger White kết luận.
Julian Schnabel, tuy vậy, lại không mấy quan mấy tới bức tranh lớn mà chỉ tập trung vào nghệ thuật. “Có quá nhiều sự quan tâm tới thị trường,” ông nói. “Chúng ta có thể chỉ nói tới những bức họa không?”
bởi Quốc Cường vào | 432 lượt xem