Việc tìm hiểu những cách đắp mặt nạ đúng chuẩn sẽ giúp chị em cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho da, góp phần ngăn ngừa tình trạng bong tróc da. Thế nhưng, không ít người vẫn thắc mắc về những cách đắp mặt nạ theo từng loại khác nhau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho chị em thông tin đầy đủ và cụ thể nhất.
Cách đắp mặt nạ giấy
Mặt nạ giấy là sản phẩm kết hợp giữa giấy và tinh chất giữa da, có khả năng duy trì độ ẩm cho da, góp phần giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Sau đây là cách đắp mặt nạ đúng cách, mời chị em cùng tham khảo:
Chọn mặt nạ phù hợp với da
Theo chuyên gia, tùy vào từng loại da mà chúng ta có cách lựa chọn mặt nạ giấy như sau:
- Da nhạy cảm, da mụn: Da nhạy cảm và da mụn phù hợp với những loại có tinh chất trà xanh, hoa cúc, góp phần làm dịu những nốt mụn viêm sưng trên da.
- Da khô: Những loại mặt nạ có tính cấp ẩm, làm mịn da, phù hợp với làn da khô là mặt nạ nha đam, mặt nạ dưa leo,…
- Da tối màu: Những người có làn da tối màu nên lựa chọn mặt nạ có chứa tinh chất hoa hồng, sữa chua, vitamin C,… để giúp làn da trắng sáng và mịn màng hơn.
Các bước đắp mặt nạ giấy
Khi đắp mặt nạ giấy, chị em nên lưu ý những bước sau đây nhằm đạt hiệu quả như mong đợi:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy lấy mặt nạ ra khỏi túi.
- Bước 2: Đắp mặt nạ lên da và căn chỉnh sao cho mặt nạ bao phủ toàn bộ gương mặt trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Sau khoảng 20 phút, bạn hãy gỡ mặt nạ xuống từ từ.
- Bước 4: Massage da nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu nhanh hơn.
Cách đắp mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ có tác dụng cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho da vào ban đêm, góp phần tăng cường quá trình tái tạo da ngay cả khi chị em đang ngủ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy tẩy trang bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để loại bỏ hoàn toàn tế bào chết.
- Bước 2: Thoa Toner để cân bằng độ pH cho da.
- Bước 3: Thoa mặt nạ ngủ.
- Bước 4: Rửa mặt thật kỹ lưỡng vào sáng hôm sau.
Tuy nhiên, chị em tuyệt đối không được để mặt nạ ngủ dính vào mắt, mũi, miệng để ngăn ngừa những rủi ro nghiêm trọng.
Cách đắp mặt nạ dạng kem
Có 2 loại mặt nạ là dạng lột, dạng rửa và có khả năng cấp ẩm, ngăn ngừa quá trình lão hóa một cách vượt trội.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy lấy một lượng kem vừa đủ và thoa đều lên da.
- Bước 2: Đối với mặt nạ kem dạng lột thì lột mặt nạ nhẹ nhàng sau khi đắp khoảng 20 phút. Còn mặt nạ rửa thì bạn chỉ cần rửa mặt thật kỹ với nước sạch.
Cách đắp mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho da, kiểm soát lượng bã nhờn, giúp da trắng sáng và chắc khỏe nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy làm sạch da một cách kỹ lưỡng bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy thoa Toner.
- Bước 3: Thoa mặt nạ đất sét trong khoảng 10 phút rồi vệ sinh da bằng nước sạch.
Ngoài ra, chị em cũng nên lưu ý chỉ đắp mặt nạ đất sét tối đa 10 phút vì da có thể bị châm chích, nóng rát khi đắp quá lâu.
Cách đắp mặt nạ bùn
Mặt nạ bùn có tác dụng hút dầu trên da, se khít lỗ chân lông và bảo vệ da trước các tác nhân độc hại.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy pha bột mặt nạ bùn với nước lọc để tạo thành hỗn hợp mặt nạ.
- Bước 2: Làm sạch da bằng nước tẩy trang, sữa rửa mặt.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy đắp một lớp mặt nạ thật dày và thoa đều lên toàn bộ da mặt trong khoảng 10 phút.
- Bước 4: Vệ sinh da bằng nước ấm.
Cách đắp mặt nạ dạng gel
Nhiều chuyên gia khẳng định mặt nạ dạng gel rất phù hợp với những người có làn da nhạy cảm vì tính an toàn, lành tính cao.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thoa mặt nạ dạng gel lên toàn bộ da mặt.
- Bước 2: Vệ sinh da mặt thật sạch sẽ sau khoảng 10 phút đắp mặt nạ.
Đặc biệt, chị em cũng tuyệt đối không được để mặt nạ dạng gel dính vào mắt, mũi, miệng.
Cách đắp mặt nạ thiên nhiên
Thông thường, chị em sẽ kết hợp ít nhất 2 nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp mặt nạ tự nhiên. Những loại mặt nạ này rất an toàn, lành tính và phù hợp với mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm nhất.
Một số nguyên liệu thường được sử dụng để làm mặt nạ thiên nhiên là: bột trà xanh, lá tía tô, cà chua, sữa chua, dưa leo, tinh bột nghệ, bột yến mạch, mật ong, sữa tươi, khoai tây,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy trộn các nguyên liệu thiên nhiên với nhau.
- Bước 2: Thoa đều mặt nạ thiên nhiên lên da trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Vệ sinh da bằng nước ấm thật kỹ lưỡng.
Giải đáp câu hỏi liên quan đến cách đắp mặt nạ
Bên cạnh việc tìm hiểu những cách đắp mặt nạ đúng cách, chị em cũng nên tham khảo những lời giải đáp của chuyên gia sau đây:
Nên đắp mặt nạ trong bao lâu?
Chị em nên đắp mặt nạ mấy lần 1 tuần? Theo chuyên gia thì khoảng 2-3 lần/tuần để da có thời gian phục hồi. Ngoài ra, việc duy trì thói quen đắp mặt nạ thường xuyên còn giúp phái đẹp cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng bong tróc da.
Tuy nhiên, phái đẹp nên kiểm tra độ kích ứng của mặt nạ ở vùng da cổ tay trước khi thoa trực tiếp lên da để ngăn ngừa tình trạng nổi mụn và kích ứng da nghiêm trọng.
Mặt đang bị mụn có nên đắp mặt nạ không?
Khi mặt đang bị mụn, phái đẹp có thể đắp mặt nạ để làm dịu những nốt mụn viêm sưng và cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, chị em không nên lựa chọn những loại mặt nạ chứa nhiều hương liệu mà nên đắp những loại mặt nạ an toàn, lành tính, chiết xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên.
Có nên rửa mặt sau khi đắp mặt nạ?
Đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không? Chúng ta nên rửa mặt thật kỹ lưỡng sau khi đắp mặt nạ để loại bỏ hoàn toàn lớp cặn dưỡng chất trên da, góp phần đẩy lùi tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, chị em cũng có thể rửa mặt bằng nước ấm để se khít lỗ chân lông sau khi đắp mặt nạ.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin đầy đủ cho chị em về những cách đắp mặt nạ đúng cách nhất. Ngoài ra, chị em cũng nên kiên trì trong việc đắp mặt nạ để đạt hiệu quả như mong đợi.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 1077 lượt xem