LỤC THÂN, NGŨ THÂN, VÀ TỨ THÂN
Bài này xin nói qua về khái niệm thân áo và số thân áo trên y phục Việt xưa.
Chưa có định nghĩa rõ ràng về thế nào là 1 “thân”. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu về cách may y phục, người viết thấy rằng có hai cách để tính số thân áo và cả hai đều đi đến con số giống nhau.
Cách 1
Tính số mảnh vải làm nên 1 chiếc áo. Theo cách này thì 1 mảnh vải = 1 thân.
Thụ lĩnh triều Nguyễn có pattern cắt tương tự, nhưng không có mảnh thứ 6. Lý do: thụ lĩnh triều Nguyễn dùng khuy cài, không cần buộc gút bên trong, khiến cho mảnh thứ 6 trở nên dư thừa. Vì vậy, thụ lĩnh triều Nguyễn chỉ được may bởi 5 mảnh vải rời, có thể được gọi là ngũ thân.
Áo đối khâm không cần cài khuy hay buộc gút, chỉ để hai vạt trước buông thỏng song song. Vì vậy không hề có mảnh số 5 và 6. Đối khâm chỉ được may bởi 4 mảnh vải và có thể được gọi là tứ thân.
Cách 2
Tính số mảnh vải làm nên phần thân của chiếc áo, thân trước và thân sau được tính riêng (dù khi may là cùng 1 mảnh).
Thụ lĩnh triều Nguyễn, không có mảnh số 6 nên vẫn có 5 thân (gọi là ngũ thân). Về sau, mảnh số 4 trên thụ lĩnh được thu nhỏ lại, trở thành cái vạt con trong áo dài ngày nay.
Đối khâm không có mảnh 5 và 6 nên vẫn có 4 thân (gọi là tứ thân).
Vì vậy, dù tính theo cách 1 hay 2, chúng ta vẫn có những đáp án như nhau.
Giao lĩnh truyền thống = 6 thân
Thụ lĩnh triều Nguyễn = 5 thân
Đối khâm = 4 thân
bởi Quốc Cường vào | 983 lượt xem