Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Áo Sơ Mi

Ai cũng mặc sơ mi, nó hiện hữu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Sơ mi chắc chắn là sản phẩm thời trang mang tính phổ biến bậc nhất và sẽ không bao giờ mất đi vì tính dễ ứng dụng, đa dạng về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng. Mọi lứa tuổi, giới tính đều mặc nó nhưng ít ai biết đến nguồn gốc cũng như quá trình phát triển của chiếc áo bất biến này.
 
Đây có lẽ và trang phục được hình thành phát triển và tồn tại lâu đời nhất của nhân loại. Hôm nay BBcosplay chỉ có thể tóm lược quá trình hình thành và phát triển của nó đơn giản như sau:
 

Nguồn gốc và tên gọi
 

Áo sơ-mi  tiếng Pháp “ chemise ” , tiếng Anh “ shirts” là loại hàng may mặc bao bọc lấy thân mình và hai cánh tay của cơ thể. Phiên bản dành cho nữ được gọi là sơ mi nữ (tiếng Pháp: chemisier). Sơ mi được đặc trưng bởi loại vải dệt nên nó. Vải bông (cotton) là vật liệu được dùng nhiều nhất, ngoài ra còn có vải lanh, lụa và vật liệu thuần tổng hợp hay có pha lẫn sợi bông.
 
Ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX khi Pháp bảo hộ triều đình nhà Nguyễn và Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp. Với rất nhiều thứ mới lạ được mang sang và với vốn từ ngữ hạn chế của người Việt không đủ để giải nghĩa tên những từ gốc này nên chúng ta phải vay mượn. Việc vay mượn từ ngữ lâu dài đã trở thành ngôn ngữ chính và từ chemise bắt nguồn tiếng Pháp (đọc là: sơ-mi-zờ) và được mượn sang tiếng việt là sơ mi.
 
Nguon-goc-ao-so-mi 7_zpsabwdkjin.jpg
 
Bắt nguồn từ trước thời kì Trung cổ, sơ mi đã tồn tại như một phần của trang phục hàng ngày, tuy nhiên trong thời kì này người ta chỉ mặc sơ mi như một thứ nội y dành cho nam giới. Ban đầu, áo sơ mi không có cổ và cũng chẳng có khuy áo. Phía thân trên của áo thường được thiết kế theo kiểu khoét cổ và có các đường dây để buộc lại. Người ta mặc áo sơ mi bằng cách chui qua đầu như việc mặc áo phông ngày nay.

Đến thời kì Trung cổ, chiếc áo sơ mi đã có thêm một chiếc cổ áo có thể tháo rời (thường là dạng bèo nhún).

Quá trình phát triển

Nguon-goc-ao-so-mi 5_zpsljuqjp3i.jpg
 
Ở thế kỷ 16, sơ mi cho nam thường có họa tiết thêu trang trí và đôi khi có thêm diềm xếp nếp hay đăng ten ở cổ áo và cổ tay áo; xuyên suốt thế kỷ 18, sơ mi có diềm xếp nếp dài ở cổ áo hoặc đăng ten trên cổ áo được xem là mốt thời thượng. Việc trang trí cổ áo cầu kỳ cũng là để tượng trưng cho địa vị xã hội của người mặc.
 
Đến giữa thế kỷ 19, áo sơ mi đã bắt đầu được thiết kế ôm theo hình dáng cơ thể, có sự đa dạng về màu sắc để phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, áo sơ mi trắng vẫn được coi như một biểu trưng của sự thịnh vượng, vương giả. 
 
Nguon-goc-ao-so-mi 1_zpsernc2ozg.jpg
 
Sau thế chiến thứ nhất, chiếc áo sơ mi đã bước vào cuộc cách tân táo bạo: loại bỏ chiếc cổ bèo, hàng cúc áo ra đời và dần thịnh hành, đánh dấu bước tiến về mặt thẩm mĩ, thời trang của áo sơ mi. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của áo sơ mi cộc tay trẻ trung và tươi mới. Đến những năm 1960, chiếc túi áo ngực bắt đầu xuất hiện và trở nên ngày càng phổ biến đến tận ngày nay.
 
Áo sơ mi ngày nay không còn dành riêng cho nam giới. Với sự vận động không ngừng nghỉ của các xu hướng và phong cách thời trang, phụ nữ giờ đây có thể thoải mái lựa chọn những chiếc áo sơ mi nữ phù hợp với phong cách, gu thẩm mỹ của riêng mình.
 
Nguon-goc-áo sơ mi 6_zpswmvdwvzh.jpg
 
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc dần hình thành những quy chuẩn về mặt trang phục làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức giúp cho chiếc áo sơ mi khẳng định vị trí tiên phong của mình trong bản đồ thời trang thế giới. Đại bộ phận các doanh nghiệp luôn lựa chọn áo sơ mi làm đồng phục doanh nghiệp.
 
Với những ưu thế vượt trội không kén người mặc, những chiếc sơ mi nam, sơ mi nữ sẽ luôn luôn song hành cùng guồng quay thời trang hiện đại, mang đến cho người mặc vẻ đẹp hiện đại, sang trọng mà lịch sự.
 
Nguon-goc-ao-so-mi 3_zpsfnqnb0e9.jpg
 
Nguon-goc-ao-so-mi 4_zps8ju9tdth.jpg

bởi Quốc Cường vào | 917 lượt xem

Có thể bạn muốn xem