Ngoài những sản phẩm chăm sóc tóc bên ngoài, thì để có mái tóc khỏe đẹp, óng mượt thì bước ủ tóc trong quá trình làm sạch khá cần thiết. Nhưng liệu bạn đã biết nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây để giải đáp ngay cho mình, và nắm bắt cách ủ tóc hiệu quả nhất nhé!
Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu thì tốt?
Đối với thắc mắc ủ tóc trước hay sau khi gội đầu, câu trả lời là nên gội đầu trước rồi mới đến bước ủ tóc. Bởi quá trình gội đầu sẽ mang lại hiệu quả làm sạch tóc, cũng như phần da đầu còn những sản phẩm ủ tóc chỉ có khả năng xả, làm mềm và hỗ trợ phục hồi, nuôi dưỡng tóc trước các tác động xấu từ bên ngoài môi trường.
Để có hiệu quả làm mềm mượt và hồi phục mái tóc tốt, việc làm sạch rất cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn từ da đầu. Từ đó, giúp các dưỡng chất có trong kem ủ, dầu xả thấm vào tóc tốt hơn. Đồng thời cũng sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu, khô thoáng cho da đầu mà không hề bết dính.
Việc thực hiện đúng thứ tự gội đầu trước, ủ tóc sau sẽ mang lại cho bạn mái tóc mượt mà, khỏe mạnh trước khói bụi, ánh nắng mặt trời và khí nóng từ máy sấy tóc….Tuy nhiên, để có hiệu quả dưỡng ủ tóc tại nhà tốt nhất thì bạn cần nắm rõ các bước thực hiện đúng, cùng với tần suất sử dụng phù hợp.
Các bước ủ tóc tại nhà đúng cách
Việc ủ tóc tại nhà có thể sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau để thực hiện, nhưng để có được hiệu quả tốt thì thứ tự và cách ủ tóc cần đảm bảo đúng theo các bước sau:
Chuẩn bị
Đây là bước cần thiết giúp bạn dễ dàng chọn ra sản phẩm ủ tóc phù hợp. Tùy vào tình trạng tóc cụ thể, loại da đầu mà bạn có thể chọn các loại kem ủ tóc trên thị trường, hoặc các công thức ủ tóc tự nhiên cho mình. Quá trình này sẽ giúp bạn có mái tóc khỏe đẹp, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến da đầu.
Gội đầu làm sạch
Một mái tóc trước khi tiến hành ủ cần được làm sạch để đảm bảo hiệu quả hấp thu dưỡng chất, hãy tưởng tượng nếu đầu còn bẩn, bết dính và sử dụng kem ủ thì sẽ tạo cảm giác khó chịu thế nào. Trong một số trường hợp lầm tưởng này còn khiến tóc trở nên tệ hơn, dễ nhờn rít, đổ dầu và xuất hiện gàu.
Chính vì vậy, bạn cần làm sạch da đầu bằng dầu gội phù hợp với tóc trước khi dùng kem ủ. Lưu ý nên để tóc ráo rồi bôi kem ủ tóc để tránh sản phẩm bám trên tóc không tốt trong thời gian ủ.
Bôi kem ủ tóc
Để kem dưỡng tóc có thể thẩm thấu nhanh và tốt nhất bạn nên chia tóc ra các phần nhỏ, sử dụng lượng sản phẩm vừa đủ bôi từ gốc đến ngọn. Trong đó, nên kỹ phần ngọn tóc để hồi phục và nuôi dưỡng tốt. Với những bạn có da đầu dầu, thường đổ mồ hôi thì không nên dùng kem ủ tóc lên da đầu vì sẽ gây gàu ngứa, bết dính.
Thực hiện ủ tóc
Sau khi đã bôi ủ tóc, bạn cần dùng khăn bông sạch hoặc nón ủ tóc chuyên dụng để tăng khả năng thẩm thấu dưỡng chất. Đồng thời, giúp thành phần dinh dưỡng từ sản phẩm được hấp thu tốt hơn.
Thông thường, thời gian ủ tóc sẽ từ 20-30 phút tùy vào sức khỏe tóc của mỗi người. Nên tránh để quá lâu sẽ gây tình trạng nhờn rít, bết dính, rụng tóc, xuất hiện gàu trên đầu.
Xả lại với nước sạch
Cuối cùng, sau khi kết thúc thời gian ủ tóc bạn chỉ cần xả lại với nước thật sạch rồi lau khô hoặc sấy tóc là hoàn thành. Cần lưu ý xả sạch nhiều lần để không gây cảm giác bết dính, khó chịu.
Cách làm kem ủ tóc tại nhà đơn giản và tự nhiên
Ngoài thứ tự ủ tóc trước hay sau khi gội đầu, thì việc lựa chọn sản phẩm ủ tóc cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến 50% hiệu quả nuôi dưỡng, hồi phục cho tóc. Ngoài những mặt hàng kem ủ tóc trên thị trường, thì bạn có thể tự làm kem ủ tóc tại nhà cho mình dễ dàng từ các nguyên liệu tự nhiên. Cụ thể:
Sử dụng bơ làm sản phẩm ủ tóc
Bơ là loại quả quen thuộc với các thành phần như vitamin A, B6, C, K, axit béo…Mang lại hiệu quả dưỡng tóc, tăng độ ẩm, hạn chế tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 trái bơ chín, 1 thìa mật ong nguyên chất và 2 muỗng cafe nước chanh tươi.
- Bơ bỏ vỏ và xay nhuyễn, trộn cùng mật ong, nước chanh để có hỗn hợp đồng nhất.
- Làm sạch da đầu với dầu gội, rồi để khô bớt thì thoa hỗn hợp này lên tóc, để trên tóc 30 phút thì xả lại với nước thật sạch.
Dầu dừa ủ tóc suôn mượt
Trong dầu dừa có chứa hàm lượng vitamin E rất dồi dào và cùng chất chống oxy hóa. Từ đó tăng khả năng hỗ trợ dưỡng tóc, mang lại sự mềm mượt và khỏe đẹp cho mái tóc. Bên cạnh đó, trong dầu dừa còn có thành phần giúp kích thích mọc tóc hiệu quả.
Cách thực hiện công thức ủ tóc bằng dầu dừa:
- Chuẩn bị 3 muỗng cafe dầu dừa và đun ấm.
- Sau khi gội đầu sạch thì thoa dầu dừa lên tóc nhẹ nhàng, kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút rồi ủ trong 1 tiếng với khăn sạch.
- Cuối cùng, xả lại đầu với nước sạch và lau khô nhẹ nhàng.
Nha đam ủ tóc mềm mượt
Nha đam có chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin, axit amin, enzim và hàm lượng vitamin B, axit salicylic,… giúp kháng khuẩn, tăng đề kháng cho sức khỏe da đầu tốt nhất. Từ đó, mang lại sức khỏe tốt hơn cho mái tóc, hạn chế gãy rụng, xơ rối.
Cách thực hiện:
- Nha đam bỏ vỏ và lấy phần thịt xay nhuyễn.
- Làm sạch da đầu rồi lau khô tóc, bôi nha đam lên tóc kết hợp massage nhẹ nhàng trong 3 phút.
- Sau đó để ủ tóc khoảng 30 phút thì xả sạch lại với nước.
Bia ủ tóc khỏe đẹp
Bia không chỉ là loại thức uống quen thuộc, mà còn chứa hàm lượng protein dồi dào có khả năng giúp tóc hồi phục tóc nhanh chóng. Bên cạnh đó, hàm lượng silica trong bia còn có khả năng giúp tóc dày và khỏe hơn. Vì vậy, việc dùng bia gội đầu sẽ mang lại hiệu quả tốt cho mái tóc, cũng như da đầu của bạn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200ml sữa tươi không đường và 50ml bia rồi trộn đều.
- Gội đầu sạch rồi thoa hỗn hợp này lên tóc và da đầu, kết hợp massage nhẹ nhàng trong 30 phút.
- Cuối cùng làm sạch tóc lại với nước nhiều lần và lau khô nhẹ nhàng.
Sử dụng dầu oliu ủ tóc
Trong dầu ô liu có chứa hàm axit béo, vitamin A, D, E, F, K, carotene; chất chống oxy hóa dồi dào,… Từ đó, mang lại hiệu quả dưỡng ẩm, hồi phục tóc nhanh chóng, tránh tóc bị xơ rối và gãy rụng sau một thời gian.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 4 muỗng cafe dầu ô liu nguyên chất và đun ấm lên.
- Làm sạch da đầu rồi thoa dầu ô liu lên và massage nhẹ nhàng trong 2 phút.
- Sau đó ủ tóc trong 15 phút rồi xả sạch lại với nước nhiều lần đến khi hết hoàn toàn dầu ô liu trên tóc.
Trứng gà ủ tóc
Trứng gà có chứa hàm lượng protein dồi dào, cùng vitamin A, B, C,.. Mang lại hiệu quả phát triển tóc, dưỡng ẩm da đầu và giúp tóc chắc khỏe hơn, hạn chế xơ rối và gãy rụng. Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí, thời gian và còn mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau một thời gian.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 lòng đỏ trứng gà và 2 muỗng cafe dầu ô liu, trộn đều hai thành phần này để có hỗn hợp đồng nhất.
- Làm sạch tóc và thoa hỗn hợp này lên tóc, massage nhẹ nhàng trong 3 phút rồi ủ thêm 30 phút.
- Cuối cùng làm sạch da đầu với nước và dầu gội để khử mùi tanh từ trứng gà.
Chuối ủ tóc tại nhà đơn giản
Trong chuối chín có chứa hàm lượng silica dồi dào, mang lại hiệu quả giúp tóc dày và khỏe hơn. Bên cạnh đó, chất kháng khuẩn trong chuối cũng giúp tăng đề kháng cho da đầu, hạn chế da đầu bong tróc, khô và xuất hiện gàu. Khi kết hợp chuối chín và tinh dầu dừa sẽ mang lại hiệu quả giúp tóc mềm mượt, chắc khỏe hơn.
Cách thực hiện:
- Chuối chín chuẩn bị 1 quả và 1 muỗng cafe dầu dừa trộn đều với nhau.
- Chuối bóc vỏ rồi xay nhuyễn trộn cùng dầu dừa để có hỗn hợp đồng nhất.
- Làm sạch da đầu và thoa hỗn hợp này lên tóc, kết hợp massage khoảng 3 phút thì ủ thêm 30 phút.
- Xả sạch tóc lại với nước sạch rồi lau khô.
Vitamin E ủ tóc mềm khỏe
Vitamin E nổi tiếng là tinh chất rất tốt cho làn da, bên cạnh đó thì đây là thành phần không thể thiếu để có mái tóc khỏe đẹp. Khi dùng loại vitamin này bạn sẽ cảm thấy da đầu trở nên dễ chịu hơn, hỗ trợ lưu thông khí huyết. Đồng thời, giúp mái tóc mềm mượt, hạn chế xơ rối, gãy rụng sau một thời gian kiên trì sử dụng.
Cách thực hiện:
- Mua viên vitamin E nguyên chất tại tiệm thuốc hoặc các địa chỉ bán mỹ phẩm.
- Dùng khoảng 3-4 viên sao cho lấy đủ 2 muỗng cafe vitamin E rồi đun ấm.
- Sau đó thoa vitamin E lên da đầu, kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 2 phút, rồi ủ tiếp 1 tiếng.
- Cuối cùng, xả lại tóc bằng nước và dầu gội thông thường để hạn chế bết dính.
Một số “mẹo” chăm sóc tóc hiệu quả
Sau khi đã giải đáp thắc mắc ủ tóc trước hay sau khi gội đầu, và áp dụng quá trình làm sạch tóc đúng. Bạn cần nắm rõ một số “mẹo” chăm sóc tóc phù hợp để tăng độ khỏe, đẹp cho mái tóc.
Lựa chọn sản phẩm thích hợp
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu gội, cũng như dưỡng tóc khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn. Tùy theo thành phần, công dụng khác nhau mà chị em có thể dựa vào tình trạng tóc của mình để chọn ra sản phẩm phù hợp.
Nếu bạn đang có mái tóc nhiều hư tổn, dễ xơ rối thì những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên lành tính sẽ là lựa chọn tốt nhất. Còn nếu thường xuyên bị ngứa, gàu nhiều thì nên ưu tiên những sản phẩm có khả năng làm sạch tốt, hỗ trợ điều trị gàu nhẹ nhàng.
Định kỳ tẩy tế bào chết cho da đầu
Tương tự giống như vùng da trên cơ thể thì da đầu sau một thời gian cũng sẽ xuất hiện tế bào chết. Nếu sau thời gian dài tích tụ không được loại bỏ thì sẽ gây nên tình trạng da đầu có gàu, dễ bết dính và tóc cũng gãy rụng nhiều hơn. Chính vì vậy bạn nên tẩy da chết cho da đầu định kỳ 1 tuần 2 lần để có da đầu cùng mái tóc khỏe mạnh nhất.
Dùng “mặt nạ” cho tóc
Dưới nhiều tác động từ môi trường như khói bụi, ánh nắng mặt trời, quá trình làm tóc sử dụng chất tẩy, hóa chất,… mái tóc dễ hư tổn và xuất hiện tình trạng gãy rụng, dễ xơ rối. Chính vì vậy việc dưỡng và hồi phục tóc là điều rất cần thiết. Trong đó, sử dụng các loại kem ủ, mặt nạ dành riêng tóc sẽ cung cấp các dưỡng chất hiệu quả và mang lại mái tóc khỏe đẹp cho bạn sau một thời gian.
Gội đầu khoa học, đúng cách
Ngoài những yếu tố trên thì cách gội đầu đúng, khoa học cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của mái tóc. Để hạn chế tóc gãy rụng bạn nên áp dụng gội đầu đúng cách, không nên gội đầu mỗi ngày mà chỉ nên thực hiện 2-3 tuần/ lần.
Những điều cần lưu ý khi ủ tóc tại nhà
Qua những thông tin giải đáp ủ tóc trước hay sau khi gội đầu, thì có thể thấy quá trình ủ tóc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mái tóc. Đồng thời để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cũng cần lưu ý khi chăm sóc tóc tại nhà như sau:
Không lạm dụng quá trình ủ tóc quá nhiều lần
Không ít người trong quá trình sử dụng kem ủ tóc có xu hướng lạm dụng nhiều lần bởi lầm tưởng mang lại kết quả tốt cho mái tóc. Nhưng thực tế dùng sản phẩm ủ tóc quá nhiều lần và thường xuyên sẽ khiến tóc bết dính, dễ bám bẩn, rụng nhiều hơn. Trong một số trường hợp da đầu còn bị viêm nhiễm, xuất hiện mụn da đầu.
Hạn chế ủ tóc khi còn quá ướt
Sau bước gội đầu nếu bạn để tóc ướt và dùng kem ủ thì tóc dễ rơi vào tình trạng yếu, dễ rụng hơn. Chính vì vậy, sau khi gội sạch cần làm khô tóc và giữ độ ẩm khoảng 70% rồi cho kem ủ lên. Đây là lúc thành phần trong kem dưỡng dễ thẩm thấm vào tóc nhất.
Lưu ý xả sạch kem ủ
Trong quá trình dùng kem ủ tóc bạn không nên bôi sản phẩm sát vùng da đầu, sau thời gian ủ thì cần xả nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn kem dưỡng. Có như vậy mới mang lại hiệu quả tránh gây gàu, bết dính chân tóc và khiến tóc gãy rụng.
Hạn chế dùng máy sấy
Nên dùng khăn lau tóc nhẹ nhàng cho ráo nước rồi để tóc khô tự nhiên. Bạn nên hạn chế dùng máy sấy ở nhiệt độ cao để tránh mái tóc bị ảnh hưởng và trở nên xơ rối, gãy rụng nhiều hơn.
Với bài viết trên chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu. Từ đó, nắm rõ được các bước làm sạch và chăm sóc mái tóc phù hợp, mang lại vẻ đẹp mềm mượt, sức khỏe tốt cho tóc về lâu dài.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 1002 lượt xem