Những Người Trẻ Ngắt Kết Nối Luôn Muốn Một Mình
Những Người Trẻ Ngắt Kết Nối Luôn Muốn Một Mình

Những người trẻ ngắt kết nối luôn muốn một mình.

Ở một mình thì có gì là hạnh phúc, ở một mình thì làm sao mà vui được?

“Ngắt kết nối”, một phương thức giao tiếp xã hội mới dường như đang dần phổ biến hơn ở giới trẻ: một mình ăn cơm, một mình dạo phố, một mình đi xem phim… không biết rủ ai, và đôi khi là chẳng có ai để rủ, cũng không được rủ, vậy thì mình sẽ làm mọi thứ một mình, không mất quá nhiều thời gian và sức lực, và cũng tự do hơn.

Có người nói như vậy thì cô đơn quá, nhưng thực ra, trong nhiều trường hợp, “một mình” mới là khoảng thời gian quý báu nhất.

Tôi có một người bạn, cô ấy thích tụ tập và làm việc nhóm, hiếm khi thích ở một mình.

Ngày xưa, khi còn đi học, cô ấy lập nhóm với một bạn để cùng nhau học thi lên thạc sĩ. Hai cô gái, cùng nhau đi ăn, đợi nhau, hết nửa tiếng; định là ăn xong thì nghỉ ngơi nửa tiếng, nói qua nói lại vài câu, nửa tiếng lại trôi qua; đối phương học hành áp lực, cô bạn ngồi khuyên nhủ an ủi, hết nửa tiếng; kiểm tra nhau được vài câu, muộn rồi, đến lúc phải về rồi…

Cuối cùng, dù mất rất nhiều thời gian học với nhau, nhưng cả hai vẫn đều không đỗ thạc sĩ.

Đến lúc đi làm, cô bạn rủ hai đồng nghiệp khác đi tập gym cùng mình để giảm béo, kết quả, không người này đến tháng thì người kia tăng ca. Đồng nghiệp nói cô ấy tự đi, nhưng cô ấy không thích, nhất định phải đi cùng mọi người, kết quả mỗi tháng chỉ đến được đúng một lần.

Cô ấy từng nói với tôi rằng cô ấy sợ làm mọi thứ một mình, cảm thấy một mình học sẽ không đủ động lực, khi không có ai đó làm gì đó cùng mình, cô ấy cảm thấy rất hoang mang.

Thực ra, đôi khi sự thất bại mà chúng ta phải nhận lấy là do chúng ta không thể chấp nhận được việc ở một mình.

Chúng ta đáp lại tiếng gọi của người khác một cách vô thức, không quan tâm bản thân có muốn làm điều đó hay không, khi gặp điều gì đó rất muốn làm nhưng lại không rủ được ai làm cùng, chúng ta lập tức nản chí.

Những người trẻ “ngắt kết nối”, luôn muốn một mình - Ảnh 1.

Trong tâm lý học, đây được gọi là tâm lý đám đông. Tuy không phải là một loại bệnh nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, cá tính của chúng ta sẽ bị nhấn chìm, dũng khí và tinh thần đổi mới sẽ bị bóp nghẹt.

Hãy làm theo những gì mà trái tim bạn mách bảo, nếu muốn ăn lẩu, bạn không cần phải đợi cho đến khi đầy đủ cả nhóm; nếu muốn đọc sách, bạn không nhất định cứ phải tham gia câu lạc bộ sách; muốn đi du lịch, cũng không nhất thiết phải kéo theo cả một nhóm bạn ba năm người, thích lên núi thì lên núi, muốn xuống biển, hãy xuống biển.

Nhà triết học người Đức, Arthur Schopenhauer từng nói rằng chỉ khi một người ở một mình, anh ta mới có thể là chính mình một cách trọn vẹn. Ai không yêu sự “cô đơn” nghĩa là không yêu tự do, vì con người ta chỉ tự do khi ở một mình.

Tương tác xã hội chất lượng thấp không tốt bằng những lúc một mình chất lượng cao.

Đối với nhiều người, bạn bè trên Facebook càng nhiều, chứng tỏ rằng vòng kết nối của họ đủ lớn.

Mỗi một bài đăng trên trang cá nhân, hàng ngàn like cùng hàng dài những lượt bình luận khiến ta bất giác cảm thấy “an tâm”: Tôi có rất nhiều bạn, và mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thêm bạn bè, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, tôi có thể trực tiếp đặt câu hỏi trên trang cá nhân và mọi thứ sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên, thật khó để phân biệt tính xác thực của những tin nhắn đơn giản mang tính “xã giao” ấy, tất cả những cuộc hẹn gặp, chỉ là nói cho có, tất cả những icon thả tim, thương thương nồng thắm cũng chẳng quy đổi ra được những cuộc trò chuyện riêng tư thân mật nào…

Những người trẻ “ngắt kết nối”, luôn muốn một mình - Ảnh 2.

Năm 2015, Lưu Đào, diễn viên Trung Quốc, bị mất chiếc két sắt trị giá 4 triệu NDT trong một khách sạn ở Đan Mạch, Lưu Đào đã nhờ rất nhiều người giúp đỡ nhưng rất lâu đều không có hồi âm, báo cảnh sát cũng không có tiến triển gì. Sau khi Uông Hàm, MC nổi tiếng tại Trung Quốc biết chuyện, anh đã liên lạc với những người bạn của mình trong đại sứ quán Đan Mạch, và sau chưa đầy 20 giờ, tên trộm đã bị bắt.

Trang cá nhân của Uông Hàm không có nhiều bạn bè, nhưng họ đều là những người bạn chất lượng. Nói trắng ra, giữa người với người, giao tiếp xã hội là một hình thức trao đổi giá trị tương đương, nếu anh không có giá trị tương xứng, vậy tôi vì sao phải hết lòng giúp đỡ anh?

CEO Huawei, Nhậm Chính Phi đã từng nói với những người trẻ rằng: Người trẻ nên tiết kiệm kỹ năng thay vì tiền bạc, tiết kiệm quan hệ thay vì tiền bạc. Bạn không thể làm mọi việc nếu không có sự kết nối, nhưng có những mối quan hệ chất lượng rồi mà không có khả năng thì cũng vô ích.

Quá nhiều người nghĩ rằng có nhiều bạn bè thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn, nhưng thực tế không phải vậy. Chỉ khi có bản lĩnh, có thực lực, các mối quan hệ mới thực sự có chất lượng. Vì vậy, thay vì lãng phí thời gian và năng lượng để kết bạn với quá nhiều "bè", tốt hơn hết là bạn nên học cách ở một mình, tự làm phong phú cuộc sống và nâng cao trình độ của bản thân.

Ở một mình thì có gì là hạnh phúc, ở một mình thì làm sao mà vui được? Sự hài lòng của tất cả những người hạnh phúc khi ở một mình đến từ đâu?

Thực ra, điều tuyệt vời nhất khi ở một mình là sự bình yên tới từ bên trong, tĩnh tâm lại rất có lợi cho việc suy nghĩ.

Trong khoảng thời gian một mình, bạn có thể cởi mở hội thoại với chính bản thân, sống thật với hiện tại mà không cần phòng bị hay mặt nạ. Và rồi, bạn sẽ nhận ra rằng, ở một mình là một cơ hội tuyệt vời để cải thiện, để tiến bộ, để trở thành một phiên bản tích cực hơn!

bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 485 lượt xem

Có thể bạn muốn xem