Truyền thống đội tóc giả trắng của luật sư và thẩm phán
Truyền thống đội tóc giả trắng của các thẩm phán và luật sư có nguồn gốc từ Anh quốc vào thế kỷ 17. Hình ảnh những vị thẩm phán và luật sư đội bộ tóc giả có thể xem là một hệ quả của phong cách thời trang thế kỷ 17. Vị vua Charles đệ nhị đã cho nhập khẩu những bộ tóc giả từ Pháp, vào nước Anh trong năm 1660. Với lí do là bởi vì những bộ tóc này đang là phong cách “thời thượng” dành cho những quý ông giàu có và quyền lực thời điểm này. Bộ tóc này khẳng định người đội nó có một vị thế xã hội cao hơn thường dân.
Chính vua Anh đã chỉ thị giới thẩm phán và luật sư nước Anh đội những bộ tóc này. Điều này như một cách để khẳng định vị thế uy quyền của mình nơi tòa án. Đến thế kỷ 18, dù bộ tóc giả không còn là mốt thời trang đại chúng nữa, giới tư pháp tại Anh và châu Âu vẫn xem nó như một phần quan trọng trong văn hóa và trang phục tòa án của mình.
Có một số lý do chính cho việc này:
Đại diện cho sự thống nhất: Tóc giả giúp thẩm phán trở nên đồng nhất, không thiên vị, và tạo ra một biểu tượng của sự công bằng.
Ẩn danh: Tóc giả giúp bảo vệ danh tính cá nhân của thẩm phán, cho phép họ xét xử mà không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống riêng tư.
Phân biệt với các ngành nghề khác: Trong ngành luật, vẻ ngoài quan trọng và tạo ra sự tôn trọng, tin tưởng, và hình ảnh chuyên nghiệp.
Tính biểu tượng: Tóc giả cũng là biểu tượng của bản chất ưu tú và truyền thống lâu đời của nghề nghiệp luật sư.
Ngoài ra, tóc giả còn được xem là biểu tượng của luật pháp và quyền lực, và thậm chí còn được liên kết với ý niệm về sự minh bạch và công lý. Đây là một phần của trang phục truyền thống trong tư pháp mà vẫn được duy trì cho đến ngày nay ở một số quốc gia.
Những bộ tóc giả đóng vai trò đảm bảo sự “vô danh tính” của các vị thẩm phán. Bộ tóc giả này được gọi là tóc giả tư pháp. Nó được xem là biểu tượng của luật pháp và quyền lực ở một mức độ nhất định.
Bộ tóc giả trắng của luật sư, thẩm phán có điều gì đặc biệt
Điều đặc biệt là bộ tóc giả này của họ sẽ không được làm sạch, không được giặt. Bởi họ quan niệm rằng tóc giả càng bẩn, càng đậm màu thì càng thể hiện sự độc lập và kinh nghiệm của thẩm phán, luật sư. Có thể thấy tóc giả mang ý nghĩa rằng người sử dụng nó sẽ gạt bỏ đi mọi kỳ thị về sắc tộc, tôn giáo, màu da, đặt mình vào một tiêu chuẩn chung đại diện cho luật pháp và sẽ xét xử vụ án một cách công bằng, không định kiến.
Bên cạnh tính biểu tượng, trong thời đại mà công nghệ kỹ thuật chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Bộ tóc giả cũng giúp che giấu danh tính của các thẩm phán, luật sư giúp họ khó bị nhận diện hơn bên ngoài phiên tòa.
Chẳng hạn như tại Úc những năm 1980, một loạt vụ tấn công các thẩm phán của Tòa án Gia đình ở nước này đã liên tiếp xảy ra. Tòa án Gia đình được chính quyền Úc cho ra đời vào năm 197, và không quy định bắt buộc thẩm phán phải mặc áo choàng hay tóc giả nhằm tạo một không khí tòa án ít trang nghiêm hơn. Tuy nhiên sau những vụ tấn công này, Úc đã phải yêu cầu thẩm phán Tòa án Gia đình đội lại tóc giả và mặc áo choàng.
Đến thế kỷ 20, thế kỷ 21 thì bộ tóc giả trắng được sử dụng ra sao
Tóc giả đã hầu như không còn được sử dụng tại tòa án, trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Hiện nay chỉ còn có nước Anh, và một số quốc gia hay lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh là còn sử dụng tóc giả nhằm mục đích lễ nghi. Từ đầu thế kỷ 21, các thẩm phán tòa án tối cao và Tòa án Nữ hoàng tại Anh và các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung vẫn lưu giữ truyền thống đội bộ tóc giả dài đến vai mỗi khi tham dự các sự kiện mang tính lễ nghi.
Đối với các phiên tòa thường ngày, những thẩm phán thường sử dụng bộ tóc giả ngắn hơn cho thoải mái. Những luật sư tại các quốc gia này, thậm chí còn sử dụng một phiên bản bộ tóc trắng của luật sư được “rút gọn” hơn nữa so với những bộ tóc giả truyền thống từ thế kỷ 17. Tóc giả dành cho luật sư được cắt ngắn, để lộ một phần trán và tóc phía trước.
bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 1233 lượt xem