Vải bố - Trong tất cả các loại vải được ứng dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm xuất hiện thường ngày bên cạnh chúng ta, vải bố là loại vải thân thuộc và sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng BBCosplay tìm hiểu thật chi tiết về đặc điểm vải bố là gì, phân loại cũng như bỏ túi thêm 1 số cách bảo quản và địa chỉ mua vải bố uy tín trên thị trường nhé.
Vải bố là gì?
Vải bố còn có rất nhiều tên gọi phổ biến khác như vải canvas hay vải thô cotton. Vải bố sở hữu chất liệu dày, cao cấp, độ bền vô cùng cao. Chất liệu vải bố được hình thành bởi những sợi gai dầu nên có kết cấu chắc chắn và bề mặt khá thô.
Người ta thường sử dụng vải bố trong hầu hết những sản phẩm xuất hiện trong đời sống hàng ngày như quần áo, balo, giày dép, túi xách, vỏ gối với nhiều kiểu dáng và màu sắc thiết kế khác nhau.
2 gam màu chính của loại vải bố này là nâu nhạt và nâu đậm nhưng tùy thuộc vào mục đích sử dụng của khách hàng, nhiều đơn vị sản xuất đã bổ sung thêm vào bảng màu vải bố nhung với những gam màu sặc sỡ hơn.
Nguồn gốc xuất xứ của vải bố
Những mảnh vải bố được làm từ sợi gai dầu lần đầu tiên được sản xuất và trao đổi giữa những người Saracens, Moors với những người làm ăn buôn bán châu Âu khi đi qua Tây Ban Nha và Ý vào thế kỷ thứ 8.
Đến thế kỷ 14, 15, người Venise và Barcelona đã kết hợp những sợi bông để dệt cùng cây gai dầu để tạo thành kiểu dệt vải bố như bây giờ.
Những tấm vải bố được dùng để bọc cánh cối xay gió hoặc làm buồm cho những chiếc thuyền của thương buôn phải lênh đênh nhiều ngày trên biển vì có độ bền chắc tuyệt vời.
Đặc điểm của vải bố
Do được hình thành từ những sợi cây gai dầu nên vải bố sở hữu một số đặc điểm vô cùng nổi bật như:
- Bề mặt vải bố khá thô ráp, cứng hơn một số loại vải như cotton, satin,... nhưng độ dày và sự bền bỉ trong quá trình sử dụng của vải bố luôn đứng top đầu.
- Vải bố sở hữu khả năng chống ẩm mốc, chống thấm đặc biệt tốt.
- Do được làm hoàn toàn từ những loại cây có nguồn gốc thiên nhiên nên vải bố có độ an toàn với sức khỏe và môi trường đặc biệt cao.
- Sử dụng vải bố, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề bề mặt vải bị nhăn hay khó gấp gọn như những kiểu vải có bề mặt trơn láng như lụa, satin…
- Quá trình vệ sinh vải bố cũng dễ dàng nên được ứng dụng phổ biến trong hầu hết những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của con người.
Ưu nhược điểm của vải bố
Vải bố là loại vải sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như khối lượng nhẹ, khả năng chống thấm tốt, giá thành rẻ. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ như dễ bị rách bởi những vật nhọn hoặc thời gian giặt lâu khô.
Ưu điểm của vải bố
- Khối lượng của vải bố nhẹ hơn hẳn so với những loại vải hiện đang được sử dụng trên thị trường nên trong quá trình bảo quản và vệ sinh tiết kiệm được rất nhiều công sức.
- Khả năng chống thấm tốt do có kết cấu vải dày dặn, khó ướt khi trời mưa.
- Khả năng giữ màu của vải tốt ngay cả khi phải chống chọi với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài.
- Vải bố có độ bền cao, an toàn tuyệt đối với sức khỏe người sử dụng và môi trường.
Nhược điểm của vải bố
Bên cạnh những ưu điểm, vải bố cũng có một vài điểm hạn chế với kết cấu độ dày cao nhưng dễ bị các vật có trọng tải lớn hoặc bề mặt sắc nhọn làm rách. Đồng thời đặc điểm này cũng khiến khả năng hong khô của loại vải này mất thời gian hơn hẳn.
Phân loại các loại vải bố phổ biến
Dựa vào thành phần, đặc điểm cấu tạo, định lượng vải, người ta chia vải bố thành những loại khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng. Hiện nay, trên thị trường đang cung cấp chủ yếu 4 loại vải bố bao gồm vải bố thái, vải bố linen (lanh), vải bố cotton (sợi dệt từ cotton) và vải bố kaki.
Vải bố thái
Vải bố thái là loại vải được dệt trực tiếp bởi những sợi gai dầu nên sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như độ bền tốt, khả năng chịu được nhiệt độ cao và chống thấm, chống ẩm mốc hiệu quả.
Tuy nhiên, vải bố canvas thái này cùng còn tồn tại một số hạn chế nhất định về giá trị thẩm mỹ, vải thô, khá cứng nên chỉ thích hợp dùng để làm các tấm bạt.
Vải linen bố (Sợi dệt từ vải lanh)
Sợi dệt từ vải lanh hay còn được gọi là vải linen bố cũng là một nguyên liệu quan trọng để phân loại vải bố. Tuy nhiên, kỹ thuật dệt loại vải bố canvas này khá phức tạp, nguyên liệu và thời gian sản xuất cũng tốn kém nên thường không được sử dụng phổ biến.
Mức giá thành của sản phẩm này cũng hao hơn hẳn so với những loại vải bố khác như vải bố thái, vải bố kaki hay vải bố cotton.
Vải bố cotton (sợi dệt từ cotton)
Vải bố khi kết hợp từ những sợi dệt cotton mang lại một hiệu ứng tuyệt vời, trở thành loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong thành phần vải, đôi khi các nhà sản xuất thường kết hợp với sợi bông để mang lại độ mềm mại và giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Vải bố dệt từ cotton có độ bền cao, bề mặt vải đẹp và có giá thành rẻ hơn nhiều so với kiểu vải dệt từ vải lanh nên hầu hết những mặt hàng thời trang yêu cầu cả 2 yếu tố bền, đẹp đều được làm từ loại vải này.
Vải bố kaki
Vải bố kaki là loại vải được sản xuất với định lượng 14oz, được làm từ 100% sợi polyester nên rất bền, được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như làm vải bố may rèm, vải bố quần ống chữa cháy hay những mẫu bọc ghế sofa.
Vải bố tổng hợp (sợi tổng hợp từ nylon và PE)
Vải bố tổng hợp được dệt từ những sợi tổng hợp PE và nylon có độ phân hủy thấp và cũng sở hữu độ bền nhất định nên cũng có tính ứng dụng cao.
Cách bảo quản vải bố
Tuy được đánh giá là loại vải có độ bền thuộc hàng top trong tất cả các loại vải đang được sử dụng trên thị trường nhưng để giữ cho các sản phẩm luôn bền đẹp như mới, bạn cần bỏ túi thêm 1 số nguyên tắc cụ thể như sau:
- Không nên giặt vải bố thường xuyên bởi những hóa chất có trong chất tẩy rửa sẽ làm bề mặt vải bị phai màu, gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm. Trong quá trình giặt, lưu ý không nên dùng nước nóng và đổ trực tiếp bột giặt lên bề mặt vải, hãy ngâm xà phòng loãng với nước sạch khoảng 30 phút trước khi giặt để giữ bề mặt vải được đẹp nhất nhé.
- Vải bố không nên giặt bằng máy giặt bởi chức năng vắt sạch của máy sẽ làm vải dễ bị mất form, bay màu,... rất mất thẩm mỹ.
- Nhiệt độ cao cũng là kẻ thù số 1 của vải bố nếu bạn không muốn vải nhanh bị giòn, cứng và bay màu thì đừng nên sấy vải sau khi giặt nhé. Chỉ cần phơi vải ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp là được nhé.
- Khi không sử dụng tới những tấm vải bố, nhiều người thường có thói quen gấp gọn để tiết kiệm diện tích lưu trữ. Tuy nhiên, những vết gấp lâu ngày sẽ rất khó là thẳng, dẫn tới làm mất form sản phẩm nên rất cần hạn chế thao tác gấp vải bố trong thời gian dài.
- Túi xách bằng vải bố hoặc balo vải bố không nên chứa quá nhiều đồ bởi trọng lượng lớn trong thời gian dài sẽ làm túi nhanh hỏng hơn.
Cách nhận biết vải bố
Để nhận biết vải bố, bạn có thể dựa theo 1 trong 2 cách vô cùng đơn giản dưới đây:
- Quan sát vải bố bằng mắt sẽ thấy bề mặt vải thô cứng, không có độ mềm mại như những loại vải khác vì được làm từ sợi gai dầu chưa qua sơ chế.
- Đốt vải thấy vải cháy vón cục, không có tro và mùi giống với nhựa thì đây chính là vải bố.
Ứng dụng của vải bố
Có thể thấy rằng, mức độ linh hoạt của vải bố là vô cùng tốt khi có khả năng đáp ứng được rất nhiều yêu cầu trong thiết kế các sản phẩm trong đời sống.
Một số ứng dụng phổ biến của vải bố phải kể đến như trong lĩnh vực thời trang, đồ gia dụng, đồ nội thất và làm tranh treo tường trang trí rất đẹp.
Vải bố trong sản xuất đồ nội thất
Trong lĩnh vực nội thất, người ta thường sử dụng một số mẫu vải bố nhung hay vải bố bo gân cao cấp,... để sản xuất các sản phẩm như vải bố bọc ghế sofa, bọc giường xếp hoặc may rèm.
Ưu điểm về sự bền bỉ của vải bố trong trường hợp này được phát huy tối đa, giúp người sử dụng không còn lo lắng thường xuyên phải thay đổi những mẫu ga giường, đệm, rèm… bởi chất liệu vải nhanh xuống cấp.
Bên cạnh đó, khi sử dụng vải bố may rèm, bạn cũng sẽ hoàn toàn yên tâm bởi độ dày của sản phẩm sẽ ngăn cản những tia UV xuyên thấu qua vải, xâm nhập vào không gian nhà, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của gia đình.
Vải bố trong thời trang
Trong lĩnh vực thời trang, vải bố cũng được sử dụng rất phổ biến do phát huy được độ thoáng mát, thoải mái khi sản xuất các trang phục như vải bố may đầm hay giày vải bố vô cùng ấn tượng.
Những item thời trang được làm từ vải bố có trọng lượng nhẹ, màu sắc trẻ trung, cá tính, giúp cơ thể được thông thoáng, mỗi bước di chuyển đều trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát.
Những tone màu trầm của vải bố canvas như nâu đậm hoặc nâu nhạt đôi khi còn biến tấu những chiếc túi xách, balo được làm từ chất liệu này theo phong cách bụi bặm, phá cách.
Vải bố trong thiết kế tranh trang trí
Trong lĩnh vực thiết kế tranh trang trí, vải bố là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo bởi loại vải này có độ dày dặn, độ liên kết giữa các sợi dệt tốt cũng như khả năng lên màu hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay đã cung cấp rất đa dạng những mẫu tranh trang trí được làm từ vải bố thô thông qua hình thức in hình công nghiệp hoặc vẽ tay trực tiếp.
Dù được sản xuất theo hình thức nào thì vải bố cũng phát huy rất tốt những ưu điểm của mình đang có để tạo nên những nét hồn sinh động cho bức tranh.
Mua vải bố ở đâu tphcm
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, tại tp HCM hiện nay đã có rất nhiều cơ sở cung cấp vải bố với số lượng lớn, bán giá sỉ đa dạng màu sắc và phân loại. Bỏ túi ngay top 3 đơn vị phân phối vải bố canvas uy tín nhất thị trường HCM mà chúng tôi tổng hợp được dưới đây nhé!
Công ty TNHH MTV Sơn Tuyên Phát
- Địa chỉ: 157/1A, Tô Ký, Ấp Tam Đông 1, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP HCM.
- Giá vải bố: dao động từ 16.000 đến 45.000 VNĐ/1 mét tùy thuộc vào phân loại vải.
Công ty Trí Việt
- Địa chỉ: 25/10 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP HCM.
- Giá vải bố: từ 32.000 đến 45.000 VNĐ/1 mét tùy thuộc vào độ dày của vải.
Công ty TNHH Dệt Sài Gòn RITA
- Địa chỉ: Số 30/7 đường số 1, KP Ông Nhiêu, phường Long Trường, Quận 9, TP HCM
- Giá vải bố: khoảng 40.000 VNĐ/1 mét phụ thuộc vào màu sắc của vải.
Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng những thông tin vô cùng chi tiết về vải bố trên sẽ giúp mọi người tìm được cho mình một phân loại vải phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để bỏ túi thêm thật nhiều thông tin hữu ích khác có liên quan đến các loại vải hiện nay nhé.
bởi Kim Anh vào | 1831 lượt xem