Nhóm Máu Là Gì? Người Việt Nam Có Bao Nhiêu Nhóm Máu?
Nhóm Máu Là Gì? Người Việt Nam Có Bao Nhiêu Nhóm Máu?

Máu là gì?

Máu là một dịch lỏng màu đỏ chảy trong hệ thống tuần hoàn. Thể tích máu ở người trưởng thành là 5-6 lít ở nam giới và 4,5-5,5 lít ở nữ giới, chiếm trọng lượng 6-8% cơ thể. Máu gồm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một dịch có màu vàng chanh là huyết tương.

Nhóm máu là gì?

Nhóm máu Là một phân loại dựa trên sự hiện diện hoặc vắng mặt của những kháng nguyên riêng biệt trên bề mặt các tế bào hồng cầu.

Nhóm máu là gì
Nhóm máu là gì

Máu được sinh ra từ đâu?

Nguồn gốc của các tế bào máu là các tế bào gốc sinh máu vạn năng có trong tủy xương, đó là những tế bào có khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời. Một phần những tế bào được giữ lại trong tủy xương để duy trì nguồn cung cấp tế bào gốc, phần lớn hơn sẽ biệt hóa để tạo ra các dòng khác nhau của các tế bào máu gọi là các tế bào gốc biệt hóa. Các tế bào gốc sẽ biệt hóa qua nhiều giai đoạn để trở thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trưởng thành.

Cấu tạo các thành phần trong máu:

Hồng cầu

Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, đường kính trung bình khoảng 7,5µm, chiều dày 1µm ở trung tâm và 2µm ở ngoại vi. Cấu trúc lõm này giúp hồng cầu di chuyển linh hoạt trong các mạch máu. Thành phần quan trọng nhất trong hồng cầu là Hemoglobin. Quá trình sản sinh hồng cầu chịu sự điều hòa của Erythropoietin, một hormone được sinh ra từ thận.

Số lượng hồng cầu bình thường trong máu ngoại vi là: 5,05±0,38 T/l (x1012 tế bào/ lít) ở nam giới và 4,66±0,36 T/l(x1012 tế bào/ lít) ở nữ giới.

Bạch cầu

Là những tế bào có chức năng chống lại các tác nhân lạ (như vi khuẩn, vi rút,...) đi vào cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể. Người ta phân loại bạch cầu thành: bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu hạt lại được chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base. Bạch cầu không hạt thì gồm 2 loại là bạch cầu mono và bạch cầu lympho.

Tiểu cầu

Là những mảnh tế bào không có nhân, hình đĩa, đường kính khoảng 2-4µm, có màng bao bọc. Tiểu cầu là một cấu trúc rất hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu. Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi dao động từ 150-300 G/l, trong đó: nam : 263,0± 61 G/l, nữ: 274,0± 63,0 G/l.

Huyết tương

Là phần dung dịch màu vàng, thành phần gồm nước, đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men,...

Công dụng của Máu

Chức năng của máu.

Máu có nhiều chức năng quan trọng mang tính sống còn đối với cơ thể.

  • Máu vận chuyển các phân tử : các phân tử glucose, acid amin, acid béo, các chất điện giải và nước được hấp thu từ ống tiêu hóa sẽ được máu vận chuyển cung cấp cho các mô khác. Máu lấy oxy từ phổi mang đến các mô, đồng thời lấy carbon monocid, sản phẩm của hô hấp tế bào đưa đến phổi để thải ra ngoài. Máu vận chuyển hormone và các chất dẫn truyền từ nên sản xuất đến cơ quan đích.

  • Máu vận chuyển nhiệt: quá trình chuyển hóa trong cơ thể sản xuất ra một lượng nhiệt lớn, máu vận chuyển nhiệt từ các bộ phận sâu trong cơ thể đến da và đường hô hấp để khách tán nhiệt ra ngoài.

  • Máu giúp duy trì sự ổn định của pH và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào: dịch ngoại bào trong cơ thể luôn được duy trì ổn địch trong khoảng từ 7.35 đến 7,45 nhờ trong máu có các hệ thống đệm. Các hệ thống đệm này chuyển các acid, base mạnh thành các acid, base yếu hơn. Máu cũng vận chuyển các chất có tính acid và base mạnh đến các cơ quan bài tiết.

  • Các protein của huyết tương do không qua được thành mao mạch, tạo ra một áp suất thẩm thấu gọi là áp suất keo. Áp suất keo ảnh hưởng lớn đến áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào do đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của nước giữa máu và dịch kẽ.

  • Máu có chức năng bảo vệ cơ thể do một số tế bào máu có khả năng thực bào, giúp tiêu hóa và khử độc các chất lạ, chất lạ và vi khuẩn. Một số tế bào máu có khả năng sinh kháng thể để trung hòa chất độc từ tác nhân lạ, trong khi một số tế bào khác và protein huyết tương có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu giúp bảo vệ cơ thể.

Phân loại Máu

Có bao nhiêu nhóm máu? 

Hai hệ thống nhóm máu phổ biến và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh.

Có bao nhiêu nhóm máu cách phân loại nhóm máu
Có bao nhiêu nhóm máu cách phân loại nhóm máu 

Hệ thống nhóm máu ABO

Được tìm ra lần đầu tiên vào năm 1901 bởi Karl Landsteiner, ông phát hiện ra sự có mặt của các kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu và các kháng thể tương ứng anti A và anti B trong huyết tương. Dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B người ta phân ra 4 nhóm máu chính:

Nhóm O : không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu

Nhóm B: có kháng nguyên B trên hồng cầu

Nhóm AB: có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên hồng cầu.

Ở người Việt Nam, nhóm máu O chiếm ưu thế với khoảng 45% dân số, tiếp theo là nhóm máu B chiếm 28,3%, nhóm máu A chiếm 21,2% và nhóm máu AB chiếm 5,5%.

Hệ thống nhóm máu Rh

Được tìm ra vào năm 1940 bởi Lansteiner và các cộng sự. Hầu hết các kháng nguyên Rh (được ký hiệu bằng các chữ C,D,E,c,d,e) là kháng nguyên yếu, trừ kháng nguyên D.

Người có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là người có Rh dương tính (Rh+), người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh âm tính (Rh-).

Kháng thể anti D bình thường không có trong huyết tương của cả người Rh+ và Rh-. Khi truyền máu Rh+  cho người Rh- thì người Rh- sẽ sản xuất ra kháng thể anti D, sự tạo thành kháng thể này xảy ra chậm và thường chỉ đạt nồng độ tối đa sau 2-4 tháng.

Nếu những người Rh- này lần sau lại tiếp tục nhận máu Rh+ thì các kháng thể anti D có sẵn trong cơ thể họ sẽ làm ngưng kết hồng cầu, xảy ra hiện tượng truyền máu. Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Ở người Việt Nam, tỉ lệ Rh+ là 99,92% do đó những tai biến do không hòa hợp của nhóm máu Rh là rất hiếm gặp.

bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 408 lượt xem

Có thể bạn muốn xem