Sơ Khảo Về Các Chi Tiết Trên Bộ Mái Của Kiến Trúc Phương Đông
Sơ Khảo Về Các Chi Tiết Trên Bộ Mái Của Kiến Trúc Phương Đông

SƠ KHẢO VỀ CÁC CHI TIẾT TRÊN BỘ MÁI CỦA KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG

Bài viết này nhằm giới thiệu với mọi người một số khái niệm chính trên bộ mái của kiến trúc phương Đông, tạo nền tảng cho những thảo luận kế tiếp.

Các thành phần:

1. Tích (脊): là đường bờ mái, các mặt của mái giao nhau tạo thành đường thẳng (hoặc cong) gọi là “tích”.  Có ba loại tích:

Chính tích (正脊): Bờ nóc mái, đường mái trên cùng cao nhất. Ở các công trình dạng lầu tròn, lầu tứ giác, trùng thiềm không có chính tích.

Thùy tích (垂脊): bờ dải, diềm mái, là các bờ mái đi dọc theo mặt mái.

Thương tích hay thang tích (戧脊): bờ mái nối tiếp với thùy tích, ở phía dưới thùy tích

2. Đính (頂): có lúc chỉ đỉnh chóp của kiến trúc, có khi lại là cách nói tắt của “Ốc Đính”, chỉ một toà nhà, toà điện hoàn chỉnh.

Bảo Đính: Đỉnh chóp mái, xuất hiện ở những tòa nhà có dạng Toàn Tiêm (sẽ nói đến trong  bài viết sau ). Bảo Đính thời Đường thường có dạng “mũi khoan”, còn thời Tống về sau tựa như một núm tròn.

3. Sơn Tường (山牆): hay gọi tắt là “sơn”, là tường bên, chỉ 2 mặt bên của chái nhà.

4. Thiềm (簷): mặt phẳng mái.

5. Ngõa (瓦): ngói, ngói lợp mái.

6. Sơn Hoa: phần diện tích tam giác 2 bên mặt mái, nằm dưới thùy tích và trên thiềm ốc.

 

Các chi tiết trên mái công trình kiến trúc phương Đông.
Các chi tiết trên mái công trình kiến trúc phương Đông.

bởi Quốc Cường vào | 428 lượt xem

Có thể bạn muốn xem