Tìm Hiểu Về Mái Ngói Âu Lạc Thời An Dương Vương

MÁI NGÓI ÂU LẠC THỜI AN DƯƠNG VƯƠNG

Trong quá trình nghiên cứu di chỉ khảo cổ thành Cổ Loa, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy tòa thành thời An Dương Vương là một công trình hoàn bị với các mái lợp ngói kiên cố thay vì lợp rạ tạm bợ. Đồng thời các hiện vật cho thấy hình thức kiến trúc Âu Lạc đã chịu ảnh hưởng từ kiến trúc Trung Hoa.

Hoạ tiết còn sót lại qua mảnh ngói

mái ngói âu lạc
Ngói Cổ Loa tìm thấy ở di chỉ đền Thượng

Các hiện vật này bao gồm các mảnh ngói vỡ và đầu ngói ống có niên đại rơi vào quãng 382-154 TCN (trước và sau thời kỳ nước Nam Việt của họ Triệu). Đáng chú ý, rất nhiều các mảnh ngói này được tìm thấy 2 bên rìa tường thành, gợi ý rằng chúng từng được lợp trên các vọng lâu của tường thành, nhưng sau đó các vọng lâu này đã bị sập đổ và các mảnh ngói rơi xuống 2 bên chân tường.

Như vậy, kiến trúc Âu Lạc lúc này đã ko chỉ dừng ở mái lợp rạ mà đã có mái ngói. Hơn nữa, mái ngói khá phổ biến, xuất hiện cả trên các công trình phòng thủ.

Đặc biệt, ngói ống Cổ Loa có màu sắc, chất liệu, hoa văn trang trí giống ngói có niên đại Tần – Hán. Điều này chứng tỏ văn hóa vật chất Âu Lạc đã chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mô hình kiến trúc có mái ngói thời Hán thuộc
Mô hình kiến trúc có mái ngói thời Hán thuộc
Mô hình kiến trúc có mái ngói thời Hán thuộc
Mô hình kiến trúc có mái ngói thời Hán thuộc

 

bởi Quốc Cường vào | 749 lượt xem

Có thể bạn muốn xem