Trang phục dân tộc Việt Nam là một trong những chủ đề thú vị trong thời trang bởi không chỉ mang lại những vẻ đẹp sáng tạo mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng và Việt Nam nói chung. Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có cho mình một lối sống và cách ăn mặc riêng, mặc dù hiện nay đã có sự "bão hòa nhẹ" nhưng vẫn có sự riêng biệt mà chỉ cần nhìn vào ta cũng có thể nhận biết được. Hãy cùng BBcosplay điểm danh những trang phục dân tộc Việt đẹp nhất dưới đây nhé!
Nét độc đáo trong trang phục 54 dân tộc
Nhiều người lầm tưởng rằng trang phục dân tộc của Việt Nam chỉ có áo dài. Thực tế đây là "quốc phục" đại diện cho người Việt, nét đẹp và bản sắc trong mắt bạn bè quốc tế. Còn nói trong khuôn khổ nhỏ hơn thì 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những trang phục được coi là truyền thống riêng của họ. Mặc dù có nhiều nơi sẽ giống nhau, một số nơi theo thời gian bị bão hòa thì nó cũng góp một phần tạo nên nét độc đáo riêng của người Việt Nam.
Trang phục dân tộc thường thấy nhất vẫn làm những họa tiết thổ cẩm, được làm thủ công. Mỗi bộ đồ sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, in đậm dấu ấn truyền thống và văn hóa của dân tộc đó. Hầu như khi đến một vùng đất nào đó nơi có người dân tộc sinh sống mọi người sẽ rất thích mặc đồ truyền thống, chụp hình lưu giữ những kỷ niệm đẹp. Đó cũng là một phần giúp quảng bá hình ảnh của Việt Nam thú vị và độc đáo hơn trong mắt các nước bạn.
Một điều để bạn có thể cảm nhận được sự đặc biệt trong mỗi bộ trang phục truyền thống dân tộc chính là hòa nhịp cùng văn hóa, những lễ hội và các ngày đặc biệt của họ. Sự hòa nhịp trong màu sắc, cùng nhau vui vẻ và tham gia các hoạt động mới chính là linh hồn của những bộ đồ đó.
Các loại trang phục dân tộc Việt Nam
Mỗi một trang phục là một nét đẹp riêng mà người ta gửi gắm vào đó những ý nghĩa riêng biệt. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng của các trang phục dân tộc Việt Nam được biết đến nhiều nhất hiện nay nhé!
Dân tộc Kinh
Đây chắc hẳn là bộ trang phục mà mọi người sẽ nghĩ ngay đến đầu tiên khi nghe đến từ "dân tộc". Áo dài, một trong những biểu tượng không chỉ của người Kinh mà còn là của cả Việt Nam. Chiếc áo dài đa đi sâu vào trong đời sống của người Việt, tạo nên nét đẹp của người con gái duyên dáng, yêu kiều và thướt tha. Vẻ đẹp này được cả thế giới ca ngợi và cũng đi vào rất nhiều lời thơ, câu ca. Dù đi đâu, làm gì, chiếc áo dài kín đáo vẫn rất phù hợp để bạn thể hiện vẻ đẹp của mình. Là người con gái Việt nhất định trong tủ đồ của bạn phải có một chiếc áo dài thật xinh xắn nhé!
Dân tộc Tày
Trang phục dân tộc Tày khá đơn giản thường là màu trầm của sắc chàm nhìn vô cùng giản dị. Chất liệu thường sử dụng là vải bông hoặc lụa, họ không thêu thùa hay ghép vải cầu kỳ nhưng nhìn rất duyên dáng. Phụ nữ thì thường họ sẽ mặc áo năm thân có thắt lưng, bên trong là quần dài qua mắt cá chân, trên đầu đeo thêm khăn chít mỏ quạ. Đi kèm với đó là các phụ kiện như vòng cổ, lắc tay lắc chân làm bằng bạc để tạo điểm nhấn.
Với người Nam Tày thì trang phục sẽ là áo tứ thân có xẻ ngực, cổ tròn và xẻ tà ở hai bên hông, màu sắc cũng sẽ tương tự với đồ nữ nhưng có tạo thêm điểm nhấn ở vùng cài khuy là các dải thổ cẩm có màu sắc. Có một sự khác biệt nho nhỏ là với người trẻ sẽ may túi ở bên ngực trái, còn trung niên sẽ may ở hai tà áo. Dáng quần là quần què, ống dài đến mắt cá chân, ống rộng nên thường sẽ phối kèm với dây vải buộc.
Dân tộc Thái
Dân tộc Thái rải rác ở nhiều vùng miền khác nhau nên mỗi một nhóm người họ lại có những điểm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, nhìn chung trang phục họ mặc vẫn là áo cóm, váy đen và khăn piêu. Người Thái có truyền thống thắt eo từ nhỏ nên họ có thân hình rất uyển chuyển và đường cong đẹp mắt. Vì thế mà trang phục của họ may cũng khéo léo khoe nét đẹp của người con gái Thái.
Áo cóm có hai kiểu là cổ áo tròn (Thái trắng) và cổ áo tim (người thái đen), một loại ngắn dành cho người có tuổi và áo cộc cho các thiếu nữ. Con gái chưa chồng thì có hàng cúc số lẻ và ngược lại. Cúc áo được làm bằng bạc có hình con bướm. Còn với chân váy thì sẽ có màu đen mặt trong gấu sẽ có màu sắc rực rỡ để mỗi bước đi chân váy thấp thoáng màu sắc nhìn rất cuốn hút. Giữa eo váy và áo sẽ có chiếc thắt lưng có màu xanh hoặc hồng để tạo điểm nhấn.
Dân tộc H'Mông
Trang phục của người H'Mông chủ yếu được may bằng vải dệt thủ công, để vào đỏ cả công sức và những ao ước của người làm. Có bốn màu sắc chủ đạo là xanh, đỏ, trắng, vàng, cách tạo họa tiết cũng vô cùng bắt mang mang đến hơi hướng núi rừng, tạo cảm giác trầm ấm và rất tỏa sáng. Phụ nữ H'Mông sẽ mặc báo tứ thân, xẻ ngực không cái núi, gấu áo thường không khâu hoặc sẽ cho vào váy. Váy mặc sẽ là váy dài kín, có nhiều nếp gấn để tạo độ xòe vừa phải. Họ sẽ có thêm chiếc thắt lưng vải được thêu dệt hoa văn và mang theo một tấm vải đẹp như chiếc tạp dề. Bên cạnh đó họ còn quấn tóc quanh đầu, có đội khăn, trang sức đi kèm là khuyên tai, vòng cổ, nhẫn...
Với nam giới họ sẽ mặc áo tứ thân hoặc ngũ thân có thắt lưng và ông tay dài rộng. Quần là kiểu quần què ống rộng, một số người đầu có chít khăn, đội mũ đính bạc hoặc có hoa văn bắt mắt.
Dân tộc Mường
Nét đặc trưng của trang phục dân tộc Mường là sự trang nhã, hài hòa mang đậm dấu ấn của người Việt cổ. Với phụ nữ họ thường có một chiếc khăn trắng thắt trên đầu, khoác ngoài vừa chấm eo lưng hoặc áo chùng xòe dần xuống phía dưới. Áo sẽ mặc kèm vùng với váy với hai phần chính là cạp váy và chân váy. Trong đó cạp váy sẽ có màu sắc rực rỡ được làm rất công phu, họa tiết có nhiều kiểu rất giống hoa văn cổ Việt. Còn chân váy thì có màu đen hoặc xanh, hơi bọ nhẹ để tạo cảm giác uyển chuyển khi đi lại.
Dân tộc Chăm
Người chăm có một lối văn hóa cực kỳ đa dạng nên trang phục của họ cũng rất màu sắc và gây được ấn tượng. Truyền thống xa xưa thì cả phụ nữ và đàn ông chăm đầu mặc váy nhưng lâu dần cũng có nhiều sự thay đổi. Với phụ nữ Chăm thì họ thường mặc váy với áo cộc, loại áo có thân rộng, ống hẹp, có hai túi lớn phía trước khá giống với áo bà ba. Ngoài ra họ còn mặc những chiếc áo dài cô truyền đến chấm gót chân và bên trong là quần dài và trùm đầu với những chiếc khăn có họa tiết.
Đàn ông Chăm sẽ mặc áo màu trắng, dài qua mông và có cổ cao khoảng 3 - 4cm. Trước ngực có cài nút, ống tay dài và khá rộng. Phía dưới là mặc xà rông chỉ dùng hai mép vải nối khố lại. Ngoài ra họ còn đội thêm mũ mỗi khi có dịp ra ngoài.
Dân tộc Khmer
Người Khmer có trang phục khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và có tính nhận diện cao. Với các cô gái sẽ giúp tôn lên sự yêu liều, dịu dàng. Còn các chàng trai đó là sự mạnh mẽ, nam tính và tài hoa. Phụ nữ Khmer thường mặc nhiều loại váy khác nhau được gọi là Sămpết chôn Kpal. Một kiểu váy được làm bằng vải rộng, quấn quanh người và luồng hai chân thành một kiểu quần phồng ngắn đến bắp chân. Váy áo được trang trí họa tiết rất tinh xảo, có thêm các hạt cườm và kim sa lấp lánh. Đi kèm với đó là các trang sức bằng đồng, vàng, bạc để càng thêm giá trị.
Dân tộc Ê đê
Trang phục của người Ê đê thể hiện rõ được sự tinh tế, tỉ mẩn và tính cách của con người nơi đây. Phụ nữ thì thường mặc váy tấm và áo chui. Áo có thiết kế xẻ từ vai trái sang vai phải, mặc bằng cách chui từ dưới lên. Áo sẽ bó sát vào thân và buông xuống tới phần thắt lưng. Tay áo tương đối ngắn và hẹp, cổ áo cao. Màu sắc chủ yếu là màu chàm và tạo điểm nhấn bằng các đường viền họa tiết. Váy sẽ là các tấm vải được quấn quanh eo thành nhiều vòng và cố định bằng sợi dây, váy có thể dài tới gót chân để tạo sự kín đáo.
Còn với đàn ông Ê Đê, họ đóng khố và mặc vải tấm. Áo thường được thiết kế dài và rộng hơn áo nữ, cổ áo được xẻ tròn, tay áo dài và rộng. Cũng được trang trí bằng các đường thêu hoa văn màu sắc từ vàng, đỏ đến trắng, tín khác nhau.
Dân tộc Nùng
Người Nùng ăn mặc rất giản dị, họ thườn g mặc đồ được làm từ vải chàm do mình làm nên. Đặc trưng là trang phục của họ có sự phân biệt theo lứa tuổi và giới tính. Nhưng nhìn chung thì bao gồm áo, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, túi vải thêu các đồ trang sức bằng bạc. Với nữ giới thì họ sẽ mặc áo trắng ngắn bên trong, áo dài gần đầu gối bên ngoài giống với kiểu áo tứ chân, có bốn cúc cài chéo nách phải. Áo cổ đứng, trên thì diềm đen còn dưới là diềm xanh, có hai đường chỉ khâu nối, ống tay xắn lên, hai bên tà áo cũng có các dải vải màu được chắp nên.
Còn với nam dưới thì họ mặc áo tứ thân tay bó, có ba túi, cổ đứng và vạt áo sẽ thêm hoa văn hình răng cưa. Quần kiểu quần ta, ống đứng và rộng bụng, các cạp quần tạo thành nhiều nếp gấp khác nhau.
Dân tộc Cơ tu
Người Cơ tu với người nam họ thường sẽ đóng khố, cởi trần và vấn khăn ở trên đầu. Khố cũng có nhiều loại, mặc thường ngày sẽ khá đơn sắc nhưng khi tham gia các lễ hội hay có dịp đặc biệt thì khố có nhiều loại hoa văn khác nhau trên nền chàm. Mùa rét họ sẽ khoác thêm áo choàng dài cũng có hoa văn khá bắt mắt.
Phụ nữ Cơ tu họ thường mặc áo chui đầu khoét cổ, thân ngắn và tay cộc. Loại áo này chỉ là hai miếng vải khổ hẹp gập đôi, khâu sườn, khi mặc cổ sẽ xòe ra. Áo cũng được trang trí họa tiết được làm theo nguyên tắc riêng. Mặc kèm với váy ngắn theo kiểu ghép hai mảnh vải khổ hẹp thành hình vống. Đi kèm với đó là các trang sức như vòng cổ, vòng tay, đồng hồ...
Dân tộc Châu Ro
Nhắc đến trang phục truyền thống thì không thể thiếu đi bản sắc của Châu Ro. Xưa kia người Châu Ro với đàn ông thì đóng khố cởi trần còn đàn bà thì mặc quấn váy tấm. Mùa đông sẽ mặc thêm ngoài một tấm chăn khá bắt mắt. Trang phục của họ đặc trưng với màu đen, nâu và đỏ, hoa văn thường được may kiểu sọc ngang. Phụ nữ mặc áo cộc có tua phía dưới và đàn ông sẽ mặc áo với hai mảnh ghép lại, cổ khoét tròn và mặc quần ngắn.
Dân tộc Pà Thẻn
Người Pà Thẻn ưa thích sự kín đáo, thường rất ít để lộ da thích. màu sắc nổi trội là đỏ, trắng, đen, vàng và xanh để tạo nên sự riêng biệt trong từng trang phục. Phụ nữ Pà Thẻn mặc trang phục với màu đỏ tươi và vàng làm chủ đạo, bao gồm khăn, áo, thắt lưng, váy, yếm. Họ sẽ quấn tóc quanh đầu và có một chiếc mũ lớn khá đặc biệt. Yếm sẽ được dùng trước ngực để tạo nên sự duyên dáng, thường có hình vuông và thêu hoa văn màu đẻ, vàng xen lẫn những đường kẻ trắng.
Áo họ may thường không có cổ, mặc hia thân trước vắt chéo vào nhau và thân sau dài hơn thân trước. Ống tay dài rộng cũng được thêu các hoạt tiết bắt mắt. Các cô gái trẻ còn mặc thêm một chiếc sơ mi trắng bên trong tạo nên sự kín đáo và cân đối. Còn váy là váy xòe dài, được thêu vô cùng tỉ mỉ nhìn bắt mắt vô cùng. Các họa tiết mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, các màu vàng, xanh rất nổi bật trên nền váy đỏ.
Dân tộc Hà Nhi
Người Hà Nhì cũng sống rải rác tại nhiều khu vực khác nhau. Nếu như Hà Nhì đen thì họ ưa sự nhã nhặn, đơn giản nhưng người Hà Nhi hoa thì họ thích cầu kỳ và nhiều màu sắc sặc sỡ. Một bộ trang phục của người phụ nữ sẽ gồm áo, mũ, dây lưng, yếm. Áo có 2 lớp ngắn ở bên trong và dài bên ngoài, tay áo chú trọng vào việc tạo nên nhiều họa tiết nhiều màu sắc. Nhờ vào đó mà người khác có thể phân biệt được đâu là người có chồng và người chưa. Phần áo có màu sắc chủ đạo là màu đỏ phối cùng các đường chỉ vàng, xanh, cam khác nhau. Họ mặc cùng với một chiếc quần dài có màu đen, thêm một tà trước khá rộng cũng có các đường chỉ thêu đỏ tạo điểm nhấn.
Độc đáo hơn là phần mũ được làm bằng vải thêu nhiều hoa văn họa tiết, trang trí thêm các đồng xu bạc, những quả bông nhiều màu sắc. Hầu như khi nhìn vào trang phục của nữ giới Hà Nhì thì ánh nhìn luôn "va" vào chiếc mũ. Còn với nam giới, họ mặc khá đơn giản với áo, quần, khăn quấn đầu và hai màu sắc quen thuộc là đen và chàm.
Dân tộc Dao Đỏ
Người Dao Đỏ thường sử dụng các gam màu trầm như đỏ đen và kết hợp cùng với nhiều họa tiết khéo léo cùng tài năng thêu thùa của mình. Phụ nữ Dao Đỏ sẽ mặc áo tứ thân màu chàm dài đến nửa bắp chân, không khoét nách, tay đấu thẳng vào thân khá dài rộng. Họ mặc cùng áo yếm bên trong để che kín ngực và bụng, thường có nhiều màu sắc như đỏ, xanh, trắng. Đi kèm với đó là dây lưng bằng vải thêu hoa trang trí bắt mắt. Áo mặc với quần kiểu quần què dài tới mắt cá chân, gấu quần được thêu rất đẹp mắt.
Đồ Dao Đỏ phải có khăn đội đầu, một loại được vấn bên trong và loiaj phủ bên ngoài, có màu chàm hoặc có họa tiết trang trí nhiều màu. Ngoài ra còn có các loại trang sức như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn và những hạt cườm nhiều màu.
Dân tộc Bà Na
Một trong những bộ trang phục mang hơi thở của đại ngàn, vô cùng giản dị nhưng không kém phần duyên dáng. Thường đàn ông Bà Na sẽ mặc áo chui đầu, cổ xẻ, hở ngực, tay ngắn và đóng khố kiểu chữ T. Còn phụ nữ sẽ mặc áo chui đầu, không xẻ cổ và kết hợp cùng với váy. Váy ở đâu chỉ là tấm vải đen được quấn quanh thân dưới. Họa tiết trong trang phục thường mang ý nghĩa đặc biệt, phản ánh về quan niệm vũ trụ, trời - đất, âm - dương với màu sắc thổ cẩm khá quen thuộc. Màu vải thường lựa chọn màu mực của các loại cây rừng nên sẽ có màu nâu trầm khá đặc trưng.
Trên là một số kiểu trang phục dân tộc Việt Nam đặc trưng và được nhiều người biết đến nhất mà Cardina muốn gửi đến bạn. Trong một thế giới hội nhập hãy luôn giữ gìn bản sắc dân tộc của mình bạn nhé. Và đừng quên theo dõi Cardina để thỏa thích mua sắm và biết thêm nhiều mẹo làm đẹp thú vị khác.
bởi Quốc Cường vào | 352 lượt xem